Tổng hợp

Lịch kiếp là gì? Lịch kiếp trong phim tiên hiệp Trung Quốc

Lịch kiếp là gì?

Lịch kiếp hay còn gọi là Kinh kiếp, Cửu kiếp, hiểu theo nghĩa đơn giản chính là thần tiên ở kiếp trước tạm thời đầu thai làm người phàm trần trong kiếp này. Những người lịch kiếp vốn có thân phận khác với những người bình thường. Do đó họ thường có phúc khí lớn, nhất định sẽ gặp hái được nhiều thành công trong cuộc đời.

Lịch kiếp là gì?
Lịch kiếp là gì?

Lịch kiếp trong phim tiên hiệp Trung Quốc

Mỗi lần lịch kiếp là một cơ hội học hỏi để trưởng thành hơn

Một motif không thể thiếu trong những bộ tiên hiệp là nhân vật sẽ đầu thai từ kiếp này sang kiếp khác. Mỗi một lần đầu thai là cơ hội để họ học hỏi, rèn luyện và trưởng thành hơn về mặt tâm hồn. Các vị thần tiên ở thiên giới cũng phải trải qua những lần đầu thai lịch kiếp ở hạ giới để được phi thăng lên những cấp bậc cao hơn.

Bạch Thiển trong Tam sinh tam thế thập lý đào hoa, sau khi nhảy xuống Tru tiên đài cũng coi như vừa trải qua một kiếp sống với thân phận người phàm Tố Tố, sau đó cô được phi thăng lên thành thượng thần.

Cẩm Mịch trong Hương mật tựa khói sương cũng phải trải qua một lần hạ phàm lịch kiếp, nếm đủ bốn nỗi khổ lớn của đời người là sinh, lão, bệnh, tử trước khi chính thức được công nhận vào hàng thượng tiên.

Pháp thuật cao cường cũng không chống lại được những quy luật tự nhiên

Một trong những điểm hấp dẫn của phim tiên hiệp là những pháp thuật màu nhiệm của các nhân vật. Trải qua quá trình tu luyện gian khổ, họ sẽ đạt đến cảnh giới cưỡi mây về gió, vẩy tay một cái là có được điều mình muốn. Những người phàm như chúng ta chẳng phải vẫn mơ ước sở hữu những năng lực màu nhiệm như vậy sao.

Thế nhưng dù lợi hại đến đâu, các vị thần tiên cũng không được phép lạm dụng phép thuật của mình. Chẳng hạn khi ở hạ giới, họ bị hạn chế việc thi triển pháp thuật một cách tùy tiện. Thần tiên cũng không được phép can thiệp vào vận mệnh, sinh tử của con người. Là thần tiên cũng phải tuân theo những quy luật tự nhiên, luật nhân quả. Việc có pháp thuật trong tay không đảm bảo họ sẽ trường sinh bất tử mà một vị thượng thần cũng có thể chết đi, khi nguyên thần tiêu tán họ sẽ không còn cơ hội tái sinh nữa.

Bản thân mỗi người phải tự nắm giữ vận mệnh của mình

Chúng ta thường than trách ông trời khi gặp những chuyện không như ý và cho rằng số phận do Thượng đế sắp đặt, mình không thể thay đổi được gì. Thế nhưng, trên thực tế mỗi người vẫn có quyền làm chủ và thay đổi vận mệnh của mình.

Trong Tam sinh tam thế thập lý đào hoa, Bạch Phượng Cửu say đắm Đông Hoa đế quân nhưng hai người vốn định sẵn là không có duyên phận vì không có tên trên đá tam sinh. Mối nghiệp duyên này tiếp tục được khai thác trong Tam sinh tam thế chẩm thượng thư, trong phần phim này, cả hai đã thay đổi thiên mệnh, tạo ra không ít biến số để có thể đến được với nhau.

Trong Lưu ly mỹ nhân sát, tiền kiếp của Chử Toàn Cơ vốn là Chiến thần, một nhân dạng do Bách Lân tạo ra nên nàng không có tên trong sách thiên mệnh. Vì vậy, sau khi trải qua 10 lần lịch kiếp và đánh bại Bách Lân, Thiên đế đã phán rằng số phận nàng từ nay về sau do chính nàng định đoạt.

Trong Hương mật tựa khói sương, Cẩm Mịch được mẹ cho uống vẫn đan từ nhỏ để tránh xa ái tình đau khổ. Nhưng rồi khi trưởng thành, nàng vẫn đi theo tiếng gọi của tình yêu, nếm đủ mùi khổ ải trước khi hạnh phúc bên tấm chân tình của đời mình.

Tình yêu chân thành thì không có sự toan tính

Điều làm nên sức hút mãnh liệt của những bộ phim tiên hiệp là những mối tình khắc cốt ghi tâm, mười đời mười kiếp chỉ yêu một người, kiếp nào họ cũng tìm thấy nhau và rồi lại rơi vào nghiệp duyên trắc trở của mình.

Trong Lưu ly mỹ nhân sát, Vũ Tư Phượng và Chử Toàn Cơ đã trải qua những mối tình bi thương kéo dài suốt 10 kiếp để có thể hạnh phúc bên nhau. Dù trong những tiền kiếp trước, kiếp nào Toàn Cơ cũng phũ phàng, phụ tấm chân tình của Tư Phượng nhưng hắn vẫn một lòng với nàng. Húc Phượng và Cẩm Mịch của Hương mật tựa khói sương từng hiểu lầm sâu sắc đến nỗi nàng một dao đoạt mạng chàng, nhưng rồi sợi dây định mệnh vẫn ràng buộc họ đến những kiếp sau. Một tình yêu chân thành thì không có sự toan tính, dẫu người ấy có từng phũ phàng, gây đau khổ cho mình thế nào.

Làm một người phàm vẫn là điều hạnh phúc nhất

Phim tiên hiệp thường vẽ nên thế giới của thần tiên, người phàm và ma quỷ, nơi mà thần tiên đại diện cho chính nghĩa, còn yêu ma thường được coi là tà ác. Thế nhưng những thế giới ấy cũng đầy sự hỗn loạn và phức tạp. Ở thiên giới cũng đầy những kẻ gian ác, mưu toan lọc lừa, mưu hèn kế bẩn hãm hại nhau, ngay cả Thiên đế và Thiên hậu cũng không phải là những người công minh, chính trực. Cõi yêu ma thường mang tiếng là tà đạo nhưng lại có những con người khảng khái, trượng nghĩa, hết lòng vì bạn bè, đặc biệt họ đề cao sự chung thủy trong tình yêu, không có chuyện năm thê bảy thiếp. Chính vì thế, sau khi niết bàn trọng sinh, Húc Phượng đã rời bỏ thiên giới để gia nhập ma giới và trở thành Ma tôn.

Thế nhưng dù có trường sinh bất lão ở cõi tiên hay cõi ma thì cõi phàm vẫn là một cuộc đời đáng sống nhất. Dẫu phải trải qua sinh lão bệnh tử, các nhân vật vẫn muốn được hạ phàm và hài lòng với kiếp sống ở nhân gian. Trong Hương mật tựa khói sương, ở kiếp sống thứ ba của mình, cả Húc Phượng và Cẩm Mịch đều từ bỏ hào quang địa vị, trở thành một cặp vợ chồng bình thường ở phàm giới, sống ẩn dật và có một gia đình hạnh phúc. Thế nên, dẫu cuộc sống ở nhân gian ngắn ngủi và trải qua nhiều khổ đau, thì đây vẫn là một cuộc đời đáng trải nghiệm, ngay cả với thần tiên hay yêu ma.

Lịch kiếp trong phim tiên hiệp Trung Quốc
Lịch kiếp trong phim tiên hiệp Trung Quốc

Nữ sinh 15 tuổi ra mắt cuốn tiểu thuyết lịch kiếp

Nguyệt Thượng Thanh Phong tên thật là Minh Châu, sinh năm 2007, hiện đang học THPT tại Hà Nội. “Hai kiếp phàm trần một kiếp tiên – Một kiếp phàm nhân một kiếp thượng thần” là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Thanh Phong, được nữ sinh viết từ năm 12 tuổi và phải mất 3 năm mới hoàn thành.

Tiểu thuyết xoay quanh câu chuyện về tình yêu, số phận, những biến cố của 12 vị Thượng thần cả khi ở trên thiên giới và lúc lịch kiếp xuống phàm trần. Cũng ở đó, tác giả đan xen những câu chuyện về thế sự, nhân sinh.

Đảm nhận vai trò dẫn chuyện tại buổi ra mắt cuốn sách mới đây, nhà phê bình Nguyễn Thanh Tâm bày tỏ, việc một tác giả ra mắt cuốn tiểu thuyết đầu tiên của mình ở tuổi 15 là một hiện tượng của văn học.

Tác giả Thanh Phong chia sẻ rằng, để hoàn thành cuốn tiểu thuyết này, cô đã phải đọc rất nhiều. Vừa đọc, cô vừa tư duy về những điều mình sẽ viết để đắp bồi nguồn cảm hứng cho những sáng tạo của mình. Cô đặc biệt thích những thể loại phim cổ trang, chuyện dã sử và truyện lịch sử.

Tuy nhiên, khác với bạn đọc thông thường vốn chỉ đọc với nhu cầu được chia sẻ và giải tỏa thì Nguyệt Thượng Thanh Phong dường như đã suy ngẫm, tư duy nhiều hơn để cho những gì cô bé đọc được trở nên như một nguồn cảm hứng cho những sáng tạo.

Nhà phê bình văn học Lam Nguyên nhận xét: “Ngay mở đầu tác phẩm, Nguyệt Thượng Thanh Phong đã đem đến cho bạn đọc những bối cảnh vừa thần tiên, vừa phàm trần để bạn đọc chuẩn bị được những hình dung cơ bản mà không có sự vênh lệch nào.

Trong trùng trùng chi tiết trong đó có không ít chi tiết phức tạp được xây dựng lên một cách công phu thì tác giả luôn giữ cho mình một giọng văn tự nhiên, điềm đạm, khách quan, không phán xét.

Đây cũng là yếu tố giúp tác giả giữ được giọng điệu, phong cách riêng xuyên suốt tác phẩm, mang đến cho tác phẩm sự lôi cuốn, sinh động và bạn đọc không có cảm giác bị áp đặt theo cái nhìn của tác giả mà họ được tự do liên tưởng, tự do cảm nhận và nhìn nhận vấn đề.

Tác giả biết tạo ra những gay cấn, những bất ngờ và cả những khoảng lặng để người đọc chiêm nghiệm, suy ngẫm. Đặc biệt, tác phẩm không bị rơi vào bi kịch hóa nhưng vẫn gợi lên nhiều sự trắc ẩn sâu xa”.

Nhà phê bình văn học Lam Nguyên cũng cho biết, ngôn ngữ trong tác phẩm thuộc về ngôn ngữ của dòng cổ trang, tác giả là một cô bé mới lớn lên trong thời đại 4.0 giữa vô vàn lối nói “trend” của giới trẻ nhưng Thanh Phong đã cho thấy sự uyên bác về ngôn từ cổ của mình mà có những từ rất khó đối với ngay cả những người từng trải. Bởi vậy mà cuốn sách này cũng giống như một cuốn từ điển để bạn đọc tra cứu, hiểu biết thêm về ngôn ngữ.

Nữ sinh 15 tuổi ra mắt cuốn tiểu thuyết lịch kiếp
Nữ sinh 15 tuổi ra mắt cuốn tiểu thuyết lịch kiếp

“Có thể nói, tiểu thuyết ngôn tình huyền huyễn đã và đang nở rộ ở Trung Quốc, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng không nhỏ, ngay kể cả tác giả Nguyệt Thượng Thanh Phong. Tuy nhiên, cô bé đã có ý thức đưa thể loại này về gần gũi hơn với người Việt Nam, qua đó thể hiện ý chí muốn thể loại này cũng có bản sắc riêng của tác giả người Việt”, nhà phê bình văn học Lam Nguyên khẳng định.

********************

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button