Tổng hợp

LCC là ai? LCC là gì?

LCC là ai?

Theo tìm kiếm trên Goole thì rất có thể LCC là Lưu Kim Cương (1933-1968) là một sĩ quan cao cấp của Quân lực VNCH. Ông được huấn luyện tại trường Võ bị Không quân tại Pháp và đạt đến vị trí Đại tá Tư lệnh, Chỉ huy trưởng Yếu khu Quân sự Tân Sơn Nhứt. Trong trận Mậu Thân đợt 2, ông tử trận và được truy thăng cấp bậc Chuẩn tướng.

LCC là gì?

LCC là từ viết tắt của “Local charges” trong tiếng Anh, có nghĩa là phí phát sinh tại cảng địa phương nhằm trả cho việc bốc xếp hàng hóa lên tàu và những chi phí liên quan đến việc giao hàng tại cảng biển, sân bay, nhà ga. Phí này cả shipper và consignee phải hoàn thiện theo Thỏa thuận mua bán hàng hóa giữa hai doanh nghiệp.

LCC là gì?
LCC là gì?

Các loại phí LCC áp dụng với hàng xuất nhập khẩu

– Phí THC (Terminal Handling Charge)/ Được thu trên đầu Cont – Phí này là phí phải trả cho các hoạt hoạt động tại cảng như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu… Thực chất là cảng thu hãng tàu  sau đó thu lại từ chủ hàng (người gửi và người nhận hàng) khoản phí gọi là THC.

– Phí Handling (Handling fee) đây là phi do các bên  Forwarder đặt ra để thu Shipper / Consignee. bản chất của loại phí này chính là việc họ thu đê duy trì phát triển hệ thống đâị lý, các việc hỗ trợ khách hàng khai báo manifest, phát hành B/L, hoặc những nghiệp vụ phát sinh liên quan.

– Phí D/O (Delivery Order fee)  _ phí  lệnh giao hàng áp dụng với hàng nhập.  Phí này được phát hành khi consignee tới hãng tàu thanh toán cước theo A/N sẽ được phash nhà lệnh giao hàng, Thì hãng tàu sẽ phát hành Tờ giấy tên là D/0 và họ thu phí đó . Sau đó nhiều FWD sẽ thu tiếp của Chủ hàng  phí tương tự . Khi cầm được D/O  thì mang ra cảng xuất trình để  làm phiếu EIR (hàng container FCL) / mang vào kho nếu là hàng lẻ để được lấy hàng về.

– Phí AMS (Advanced Manifest System fee) Áp dụng khi xuất hàng tới các nước như  Mỹ, Canada và một số nước khác yêu cầu khai báo chi tiết hàng hóa trước khi hàng hóa này được xếp lên tàuPhí ANB tương tự như phí AMS nhưng áp dụng với các tuyến Châu Á

– Phí B/L (Bill of Lading fee), phí AWB (Airway Bill fee), Phí chứng từ (Documentation fee): Phí này được các hãng tàu, hãng bay thu sau khi họ phát hành bill cho chủ hàng Phí CFS (Container Freight Station fee): Với hàng lẻ sẽ có phí này bạn có thể hiểu là khi làm hàng lẻ họ sẽ phải dỡ hàng xếp hàng từ container vào kho hoặc ngược lại nên sẽ charge chủ hàng phi này.

– Phí chỉnh sửa B/L: (Amendment fee): Chỉ áp dụng đối với hàng xuất.Phát hành khi cần sửa lại bill. Sẽ áp dụng 2 mức nếu sửa bill trước khi khai Manifest và tàu tới cảng đích giao động tầm 50$ còn khi đã cập cảng đích hoặc sau thời điểm hãng tàu khai manifest tại cảng đích thì tuỳ thuộc vào hãng tàu / Forwarder bên cảng nhập.sẽ vào khoảng 100$

– Phí BAF (Bunker Adjustment Factor):( Tuyến Châu Âu)  hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu tương tự là : FAF (Fuel Adjustment Factor)… ta có thêm phí  EBS cho tuyến châu Á

– Phí PSS (Peak Season Surcharge): Phụ phí mùa cao điểm áp dụng cho thị trường Mỹ và châu Âu từ tháng tám đến tháng mười, khi có sự tăng mạnh về nhu cầu vận chuyển hàng hóa thành phẩm để chuẩn bị hàng cho mùa Giáng sinh và Ngày lễ tạ ơn .

– Phí CIC (Container Imbalance Charge) hay gọi là phí phụ trội hàng nhập. được hiểu là phí chuyể vỏ cont rỗng từ chõ thừa về chỗ thiếu, phí này được hãng tàu thu để bù đắp các chi phí phát sinh khi trở cont không có hàng về bãi cont.

– Phí GRI (General Rate Increase): phụ phí của cước vận chuyển (chỉ xãy ra vào mùa hàng cao điểm).

– Phí chạy điện (áp dụng cho hàng lạnh, chạy container lạnh tại cảng).Cont lạnh cần có điện để duy trì nhiệt độ nên phải căm điện và sẽ bị charged phí này.

– Phí vệ sinh container (Cleaning container fee):  Là phí làm sạch cont sau khi đã khai thác hàng tại cảng nhập.

– Phí DEM/DET: lưu container tại bãi của cảng (DEMURRAGE); Phí lưu container tại kho riêng của khách (DETENTION); Phí lưu bãi của cảng (STORAGE)

+ Phí DEM/DET ( DETENTION / DEMURRAGE / STORAGE) với hàng xuất

Chủ hàng được kéo cont về kho đóng hàng thường được miễn phí 05 ngày, có nghĩa là bạn sẽ được miễn phí 05 ngày DEM và 05 ngày DET và phải  trả container về bãi trước giờ closing time quy định để xuất theo lịch tầu dự kiến. Nếu quá ngày miễn phí chủ hàng không kéo cont tới sẽ bị charged phí lưu kho, Tất nhiên nếu không kịp xếp hàng lên tàu thì sẽ phải nằm ở bãi và chờ đến chuyến sau thì bạn sẽ phải trả phí lưu container tại bãi (DEM) và phí lưu bãi tại cảng (STORAGE) và thêm các phí khác như: phí đảo / chuyển container.

Trong trường hợp bạn đóng hàng tại bãi của Cảng thì DET sẽ không bị tính và DEM cũng sẽ được tính như trường hợp trên.

+ DETENTION / DEMURRAGE / STORAGE với hàng nhập

Khi hàng về bãi cont tại cảng nhập chủ hàng được quyền mang hàng về kho khai thác ( lúc này sẽ kéo container của hãng tàu về kho ) nên hãng tàu sẽ cho miễn phí thời gian sử dụng nhất định tại kho  thường từ 5 -7 ngày . Kể từ ngày phát sinh  sau khi hết thời hạn được miễn phí lưu kho thì chủ hàng sẽ phải charge tiền phí thành 2 trường hợp sau:

Nếu hang vẫn ở cảng – và bãi cảng thì bị tính phí: (Dem/Storge). Trường hợp hàng mang về kho thì sẽ bị tính phí  (DEM/DET).

Các loại phí LCC áp dụng với hàng xuất nhập khẩu
Các loại phí LCC áp dụng với hàng xuất nhập khẩu

Phân tích thêm về phí LCC 

– LCC  thường gặp gồm các phí sau: Phí cân công – xoi chiếu, áp dụng với hàng Sea Và Air – Riêng hàng sea ( nếu có yêu cầu HQ) – Bốc xếp hàng lên tàu (THC) – Phát Hành Vận Đơn  – Ngoài Ra có thêm phí lưu kho, lưu bãi  – Trường hợp người mua trả khi tàu trễ ( Phát sinh thì người mua trả )- Người bán Giao trễ thì người bán trả .

Ngoài ra LCC  với các tuyến A còn phát sinh thêm phí: EBS và phía CIC ( dính vào hàng nhập Từ trung quốc, thường đẩy hết cho người nhập)

Như vậy Hàng xuất FCA  thì người bán không phải trả Các Loại Phí LCC nêu trên. Chỉ lưu ý với phí lưu kho bãi trường hợp phát sinh do bên nào thì bên ấy sẽ chịu.

–  Với Term FOB, FCA on Plane người bán chỉ được xem là hoàn thiện nghĩa vụ giao hàng lên tàu khi: Bốc hàng lên tàu và nhận được biên bản xác nhận của hãng tàu, hãng bay để đổi lây Bill Gốc – Đưa cho người mua

Hàng Sea  sẽ được nhân từ hàng tàu tờ Phơi bàn giao container – Chủ hàng dùng Phơi này để đổi lấy bill gốc ( MBL) –  ( Sẽ phải đóng phí phát hành bill gốc – chủ hàng đóng )

Với hàng Air sẽ là phiếu cân – chủ hàng đóng phí cân  – để đổi lấy Bill Gốc AWB  từ hãng bay gửi cho người mua biết mình đã hoàn thiện nghĩa vụ

Trường hợp chỉ lấy bill gốc chỉ mất Phí phát hành Bill – giao bằng điện ( sẽ đóng phí Telex Release) hãng tàu sẽ thu lại Bill Gốc –  (phát  hành Bill Surrender _  hoặc SeaWay bill) –  Cần lưu ý Bill Sea Way hãng tàu chỉ phát hành khi bên thuê tàu trả hết phí hoặc  cam kết công nợ trả sau )

–  Bill – Surrender có tác dụng  Khống chế thanh toán nhưng vẫn linh động giúp người mua lấy được hàng khi chứng từ chưa được gửi tới sẽ đỡ các chi phí lưu kho bãi, Bill gốc  dùng trong thanh toán D/A, D/P, L/C, hoặc yêu cầu của khách hàng.

Với hàng Air nếu sử dụng Quy tắc FCA kéo dài lên tới máy bay thì toàn bộ  LCC do người bán trả.  Nếu chỉ tới Sân Bay thì Người Mua phải trả LCC tương tự FCA đường Biển.

– (DAT – CPT -CIP )- Incoterm  2010 – hoặc chi tiết hơn nếu giao hàng tại Biên Giới  có Thể Dùng điều kiện  DAF Delivered At Frontier (named place) – incoterm 2000.

********************

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button