Giáo dụcLớp 8

Lập dàn ý Nghị luận về trang phục và văn hóa lớp 8 hay nhất (17 Mẫu)

Lập dàn ý Nghị luận về trang phục và văn hóa lớp 8 với 17 mẫu hay nhất do thầy cô trường THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn sẽ giúp các em học sinh biết cách triển khai các ý một cách đầy đủ và không bị thiếu ý. Hãy tham khảo thật kỹ để hoàn thành tốt bài tập làm văn của mình các em nhé.

Đề bài: Lập dàn ý Nghị luận về trang phục và văn hóa

Các em nên tham khảo bài viết: Viết đoạn văn về trang phục và văn hóa lớp 8

Lập dàn ý Nghị luận về trang phục và văn hóa lớp 8
Lập dàn ý Nghị luận về trang phục và văn hóa lớp 8

Sơ đồ tư duy Nghị luận về trang phục và văn hóa

Sơ đồ tư duy Nghị luận về trang phục và văn hóa
Sơ đồ tư duy Nghị luận về trang phục và văn hóa

Dàn ý Nghị luận về trang phục và văn hóa lớp 8 – Mẫu 1

a. Mở bài:

– Giới thiệu về vấn đề

b. Thân bài

* Giải thích:

– Trang phục: Là cách ăn mặc bên ngoài gồm quần áo, giày, dép, túi,…có chức năng bảo vệ, che chắn cho cơ thế, làm đẹp cho con người.

– Văn hoá là gì: Là cách sống, cách ứng xử, phạm trù đạo đức hợp với chuẩn mực xã hội.

* Mối quan hệ của trang phục và văn hoá

– Liên quan mật thiết đến nhau.

– Trang phục đại diện cho văn hoá quốc gia:

  • Trang phục là một nét đẹp văn hóa được kế thừa từ truyền thống tới hiện đại
  • Trang phục giúp nhận diện văn hoá quốc gia, dân tộc.
  • Dẫn chứng: Áo dài

– Trang phục giúp nhận diện tính cách con người:

  • Trang phục đơn giản: người giản dị, không cầu kì
  • Trang phục được chăm chút: là người cầu kì, quan tâm tới vẻ ngoài
  • Trang phục trang nhã: người có văn hoá, trình độ cao.

– Trang phục còn thể hiện thẩm mỹ của mỗi người

* Dung hòa giữa trang phục và văn hoá

– Trang phục phải phù hợp với lứa tuổi, mục đích, hoàn cảnh.

– Lựa chọn trang phục phù hợp với ngoại hình, công việc, điều kiện của bản thân.

– Lên án những hành vi ăn mặc phản cảm.

c. Kết bài:

– Khẳng định lại vấn đề

Dàn ý Nghị luận về trang phục và văn hóa lớp 8 – Mẫu 2

a. Mở bài:

– Dẫn dắt: Sử dụng câu tục ngữ dân gian: “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”

– Nêu vấn đề nghị luận: Cách ăn mặc có mối quan hệ khá mật thiết với văn hoá, thể hiện đời sống, văn minh của con người. Tuy nhiên, cần có cái nhìn đúng đắn và rõ ràng hơn về trang phục và văn hoá để lựa chọn hợp lý và tinh tế hơn cho bản thân mình.

b. Thân bài

– Trang phục là những thứ chúng ta khoác lên mình hằng ngày, có tác dụng bảo vệ cơ thể và tăng tính thẩm mỹ cho người mặc.

– Văn hoá là những hành vi, cách ứng xử, thái độ, tư tưởng, cách nhìn nhận, quan điểm,… trong đời sống.

– Trang phục và văn hóa có mối quan hệ mật thiết với nhau:

  • Thông qua trang phục ta cũng có thể nhận diện được đó là văn hoá đại diện cho quốc gia hay dân tộc nào đó.
  • Trang phục trong văn hóa xưa và nay của người Việt.
  • Trang phục phản ánh thị hiếu thẩm mỹ và phần nào phản ánh tính cách con người.

– Làm thế nào để dung hòa giữa trang phục và văn hóa?

  • Cần lựa chọn trang phục phù hợp với chuẩn mực, lứa tuổi, hoàn cảnh, mục đích.
  • Cần tùy hoàn cảnh mà chọn cho mình một phục trang đúng đắn, ý nhị, đẹp mà không phản cảm, không làm lố bản thân.
  • Một bộ trang phục đẹp là bộ trang phục không cần quá hở hang như vẫn thể hiện được nét duyên dáng, thanh lịch và gợi cảm của chủ nhân mang nó.

c. Kết bài:

Hãy chọn cho chính mình những trang phục “đẹp” theo đúng nghĩa của nó, xây dựng văn hóa phục trang trong đời sống mỗi ngày.

Dàn ý Nghị luận về trang phục và văn hóa lớp 8 – Mẫu 3

a. Mở bài:

Giới thiệu khái quát về vấn đề cần nghị luận: Trang phục và văn hoá

b. Thân bài

* Giải thích vấn đề cần nghị luận

– Trang phục là gì?

– Văn hoá là gì?

* Khẳng định mối quan hệ mật thiết giữa trang phục và văn hoá

– Trang phục có văn hoá không phải là trang phục đẹp hay cầu kì mà là trang phục phù hợp với hoàn cảnh, lứa tuổi và đối tượng

– Trang phục cũng góp phần thể hiện văn hoá của đất nước, con người (ví dụ: trang phục áo dài thể hiện cho văn hoá Việt Nam)

– Trang phục xóa bỏ mặc cảm, sự phân chia giàu nghèo trong văn hoá mỗi người (ví dụ: áo đồng phục học sinh là giống nhau)

– Việc lựa chọn trang phục thể hiện văn hóa, thẩm mĩ của mỗi người

– Mặc trang phục có văn hoá là tôn trọng người nhìn, tôn trọng chính bản thân mình.

* Giải quyết vấn đề

– Chúng ta nên lựa chọn trang phục phù hợp với lứa tuổi của mình và trong từng trường hợp.

– Tránh ăn mặc phản cảm, vô văn hoá, thiếu thẩm mỹ, không phù hợp với độ tuổi và hoàn cảnh.

c. Kết bài:

Nêu suy nghĩ của em về vấn đề trang phục và văn hoá, liên hệ bản thân

Dàn ý Nghị luận về trang phục và văn hóa lớp 8 – Mẫu 4

a. Mở bài:

Người xưa có câu:

“Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”.

Trang phục là một người bạn đồng hành gắn bó với chúng ta. Chúng không chỉ để che chở sưởi ấm mà còn thể hiện nhu cầu thẩm mĩ của mỗi cá nhân.

Do đó việc lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh, thời tiết. là quan trọng hơn hết.

b. Thân bài

Ý nghĩa việc lựa chọn trang phục

– Có thể nhận biết được nghề nghiệp, thị hiếu thẩm mĩ của mỗi người.

– Góp phần thể hiện nhân cách con người.

– Giúp ta tự tin và thành công hơn trong các cuộc giao tiếp.

Nhận định về trang phục đẹp

– Việc lựa chọn trang phục hết sức quan trọng.

– Trang phục đẹp là trang phục không cầu kì, tuy đơn giản nhưng màu sắc hài hoà, phù hợp với đối tượng, khung cảnh và tuỳ trường hợp giao tiếp.

– Trang phục thể hiện tính cách:

+ Trang phục đơn giản? Người giản dị, không cầu kì.

+ Trang phục hợp thời trang, có sự chăm chút? Người thích làm đẹp, quan tâm đến hình thức bên ngoài.

Quan điểm về đồng phục học sinh

– Tôn thêm nét đẹp tuổi học trò, đảm bảo tính nghiêm túc, tránh được kiểu ăn mặc kệch cỡm, lố lăng không phù hợp với lứa tuổi ở trường học.

– Xoá bỏ sự ngăn cách và mặc cảm về giàu nghèo giữa các học sinh trong cùng trường, cùng lớp.

– Học sinh xây dựng ý thức giữ gìn truyền thống, lòng tự hào về truyền thống nhà trường

Về đồng phục áo dài của nữ sinh

– Thể hiện nét duyên dáng của nữ sinh

– Không gì đẹp mắt cho bằng khi mỗi sáng từng nhóm nữ sinh tung tăng với chiếc áo dài thước tha đến trường

– Đem lại nét đẹp cho nữ sinh nhưng cũng tạo nên một số khó khăn trong các sinh hoạt tập thể.

Khẳng định về trang phục đẹp

– Trang phục đẹp không phải là trang phục đắt tiền, mà là phù hợp với lứa tuổi, tính cách của mỗi người.

– Tránh ăn mặc hở hang, chưng diện không phù hợp.

– Chọn trang phục hài hòa, lịch sự, thể hiện tính cách riêng của mỗi người.

– Trang phục trẻ trung, dễ thương có thể giúp bạn chống stress, giải tỏa căng thẳng mỗi khi cảm thấy mệt mỏi.

Nói tóm lại, việc lựa chọn trang phục cho phù hợp lứa tuổi là điều mà mỗi học sinh chúng ta cần quan tâm đúng mức để làm nên cái đẹp cho cuộc sống.

c. Kết bài:

Nói tóm lại việc lựa chọn trang phục phù hợp, đẹp là điều mà chúng ta cần quan tâm để tô thêm nét đẹp văn hóa

Dàn ý Nghị luận về trang phục và văn hóa lớp 8 – Mẫu 5

a. Mở bài:

– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

b. Thân bài

* Khái niệm:

– “Trang phục” là tất cả những phụ kiện được con người mang, mặc, đeo trên người để phục vụ cho nhu cầu bảo vệ cơ thể, gia tăng sự tiện lợi và nhu cầu thẩm mỹ.

– “Văn hóa” là kết tinh giá trị tinh thần, vật chất do con người tạo ra trong đời sống, được hình thành và chọn lọc trong suốt chiều dài lịch sử.

– Trang phục được xếp vào hàng văn hóa vật thể, có mối liên quan, gắn bó mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau với nền văn hóa của con người.

* Mối liên hệ giữa trang phục và văn hóa:

– Sự phát triển của trang phục cũng là tấm gương phản chiếu sự phát triển của văn hóa, sự phát triển trong tư duy thẩm mỹ.

– Những thói quen, khuynh hướng thẩm mỹ của con người trong từng giai đoạn đã phản ánh vào nhu cầu ăn mặc tạo ra các loại trang phục khác nhau.

– Trang phục của mỗi mỗi dân tộc phản ánh rõ nền văn hóa cũng như những nét đặc sắc trong truyền thống của từng quốc gia, trở thành một biểu tượng của dân tộc:

  • Việt Nam có áo dài với nón lá, Hàn Quốc có Hanbok, Nhật có Kimono, Trung Quốc có sườn xám,…
  • Việt Nam: Người M’nông với các bộ áo váy thổ cẩm, người Tày với quần áo vải bông nhuộm chàm, người Mông với các loại váy áo rực rỡ sắc màu phối xà cạp,…

– Trang phục là một trong những khía cạnh tinh tế nhất của văn hóa:

  • Thể hiện được nhiều mặt của xã hội cũng như bộc lộ những nét cá tính của từng cá nhân.

=> Nhìn vào cách ăn mặc người ta có thể đưa ra những lời đoán định về tính cách, thói quen, nhu cầu, thậm chí là cả tiềm lực của một con người.

  • Trang phục là một trong những phương tiện để thể hiện trình độ văn hóa, khuynh hướng thẩm mỹ cũng như bộc lộ địa vị của một con người trong xã hội.

Trong chế độ phong kiến, quần áo thêu hình rồng chỉ có bậc cửu ngũ chí tôn mới được mặc, trâm cài hình phượng chỉ có bậc mẫu nghi mới được sử dụng,…

Người lao động chân tay thì thường mặc vải thô, cứng, dễ giặt, khó thấy vết bẩn, người làm trong môi trường công sở thì chuộng áo sơ mi, chân váy bút chì,…

* Nhìn nhận về cách lựa chọn trang phục:

– Mỗi chúng ta cần có nhận thức đúng đắn, tự học hỏi cho mình cách sử dụng trang phục sao cho hợp lý, phù hợp về mục đích, nhu cầu sử dụng.

– Trang phục không chỉ dùng để làm đẹp mà còn bộc lộ cá tính, phong cách, thẩm mĩ của bản thân.

c. Kết bài:

Nêu cảm nhận chung.

Dàn ý Nghị luận về trang phục và văn hóa lớp 8 – Mẫu 6

a. Mở bài:

Trang phục không chỉ là thứ để che chắn cơ thể mà nó còn thể hiện nét đẹp văn hoá.

Chính vì vậy mà mặc trang phục như thế nào cho hợp là một điều rất quan trọng nhưng thực trạng trang phục của một bộ phận học sinh hiện nay lại đang làm mất dần phong cách và vẻ đẹp của con người Việt Nam truyền thống.

b. Thân bài

Mốt trang phục là những trang phục theo kiểu cách, hình thức mới nhất, hiện đại, tiên tiên nhất. Mốt thể hiện trình độ phát triển và đổi mới của trang phục. Trang phục theo mốt thời đại, một phần chứng tỏ con người có hiểu biết, lịch sự, văn hoá.

Chạy theo mốt của xã hội nói chung, trong nhà trường nói riêng lại là vấn đề cần phải xem xét, bàn bạc kỹ.

Nhiều bạn cho rằng chạy theo mốt mới thể hiện là người hiện đại, văn minh, có văn hoá.

Việc mặc những bộ trang phục theo ý thích không sai nhưng còn phụ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế gia đình.

Chạy theo mốt có nhiều tác hại: Vừa mất nhiều thời gian, tốn kém tiền bạc, lơ là việc học tập, tu dưỡng, dễ chán nản vì không có điều kiện thoả mãn, dễ mắc thuyết điểm, coi thường bạn bè, người khác vì không theo kịp mốt thời đại:

* Dẫn chứng: Những chiếc áo phông hình con thỏ hay chuột Mickey ngộ nghĩnh, dễ thương được thay dần bằng những đầu lâu, xương người, hay những lời lẽ, ngôn từ Tiếng Anh thô lỗ. Có bạn kịch liệt phản đối, phê bình, lên án, có bạn lại săn tìm những chiếc áo đó như là “mốt” để khoe bạn bè… Những chiếc quần jean năng động thay dần bằng những chiếc quần rách lung tung, và cũng được ưa chuộng vì “mốt”.

Học sinh có văn hoá không chỉ là người học sinh chăm ngoan, học giỏi… mà trong trang phục cần phải giản dị, gọn gàng, đẹp đẽ, phù hợp với lứa tuổi, hình dáng cơ thể, phù hợp với điều kiện và truyền thống dân tộc.

Bạn cần suy nghĩ, lựa chọn trang phục sao cho đạt những yêu cầu trên nhưng quyết không đua đòi, chạy theo mốt trang phục thời thượng.

* Dẫn chứng: Các bậc phụ huynh, thầy cô cũng không nên quá khắt khe với việc trang phục của học sinh. Những suy nghĩ con gái phải nhẹ nhàng, dịu dàng, nữ tính với váy và màu hồng là những suy nghĩ quá cố hủ và lạc hậu. Nhịp sống sôi động của lớp trẻ thời nay cho phép học sinh nữ được mặc những trang phục phù hợp, thậm chí là hơi… con trai. Các bậc phụ huynh và thầy cô nên chấp nhận những nếp sống, suy nghĩ cũng như phong cách của con cái.

Không vì thế mà muốn “diện” trang phục như thế nào cũng được. Bởi vì kéo theo đó còn là mặt trái – tác hại của những phong cách ăn mặc của học sinh hiện nay.

Liên hệ bản thân và rút ra bài học:

  • Cần mặc trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh.
  • Không đua đòi, chạy theo mốt.

c. Kết bài:

Khẳng định mối quan hệ giữa trang phục và văn hoá.

Rút ra bài học cho bản thân.

Dàn ý Nghị luận về trang phục và văn hóa lớp 8 – Mẫu 7

a. Mở bài:

– Trang phục là một thứ thiết yếu luôn đồng hành trong cuộc sống mỗi chúng ta; chúng không chỉ để che chở, sưởi ấm mà còn thể hiện nhu cầu thẩm mĩ cá nhân. Ngày nay, vấn đề về trang phục luôn được quan tâm và chú ý ở mọi quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam cũng có không ít những vấn đề khó giải quyết xoay quanh việc lựa chọn trang phục sao cho lành mạnh, phù hợp với hoàn cảnh, lứa tuổi và truyền thống.

b. Thân bài

– Trang phục là gì?

  • Trang phục là tất cả những thứ mà người ta khoác lên cơ thể. Trang phục bao gồm các loại quần áo và một số vật dụng khác đi kèm như mũ, giày, dép, tất, khăn quàng…

– Thực trạng hiện nay:

  • Một số học sinh đua đòi theo những lối ăn mặc không lành mạnh với lứa tuổi, văn hoá dân tộc và hoàn cảnh gia đình.

– Nguyên nhân: hiểu sai vấn đề: ăn mặc như thế là văn minh, sành điệu, có văn hoá.

– Tác hại:

  • Gây tốn nhiều tiền của.
  • Mất thời gian, lơ là, chểnh mảng trong việc học tập.
  • Tâm sinh lí chán nản, buồn bực nếu không có điều kiện chạy theo mốt trang phục.
  • Người chạy theo mốt dễ coi thường người khác, chê người ta là lạc hậu, quê mùa và vô tình trở nên hợm hĩnh.

– Định hướng suy nghĩ và hành động đúng đắn:

  • + Người học sinh cần phải hiểu rằng trang phục phải phù hợp với thời đại, xã hội và truyền thống văn hoá dân tộc.
  • + Hiểu được trang phục đẹp không phải là trang phục đắt tiền, mà là phù hợp với lứa tuổi, tính cách của mỗi người.
  • + Tránh ăn mặc hở hang, chưng diện không phù hợp.

c. Kết bài:

– Là những người học sinh, chúng ta cần phải ăn mặc phù hợp với lứa tuổi, văn hoá dân tộc và hoàn cảnh gia đình. Tức là mặc sao cho kín đáo, tế nhị mà vẫn hợp thời trang, vẫn đẹp, không bị cho là lỗi thời và đừng sai lầm khi nghĩ rằng cứ quần áo ngắn, hở hang… là đẹp, là mốt và thời trang.

Dàn ý Nghị luận về trang phục và văn hóa lớp 8 – Mẫu 8

a. Mở bài:

Dẫn dắt vào đề bằng câu tục ngữ “Cơm là gạo, áo là tiền”.

Cơm là thứ để chúng ta sinh tồn, trang phục là thứ để bảo vệ, che thân thể của chúng ta

b. Thân bài

* Giải thích về trang phục

Trang phục là những đồ để mặc, để đội, để đi. Không những thế trang phục còn có chức năng thẩm mĩ, làm đẹp cho con người

Văn hóa là những giá trị vật thể do con người sáng tạo ra dựa trên nền của thế giới tự nhiên

Trang phục và văn hóa có mối liên hệ mật thiết với nhau. Bản sắc văn hóa nó thể hiện nét riêng và là nét đặc trưng mà chỉ cần nhắc đến người ta sẽ nghĩ ngay đến một địa điểm cụ thể nào đó tồn tại bản sắc văn hóa đó.

Từ các triều đại phong kiến ngày xưa ta có thể thấy rằng vua chúa, hoàng hậu, nô tì,… đều dựa vào trang phục để phân biệt cấp bậc, thứ hạng chức sắc của người đó

* Ý nghĩa của trang phục đẹp

Trang phục đẹp còn nói lên tính cách của người đó.

* Phản đề

Lên án giới trẻ hiện nay có những bạn chỉ đang trong độ tuổi đến trường nhưng ăn mặc lòe loẹt, hở hang, nhuộm tóc,…

Lối ăn mặc gây phản diện, mất thẩm mỹ, cũng như làm mất đi nét đẹp văn hóa đồng phục trong nhà trường.

c. Kết bài:

Nhấn mạnh lại chúng ta cần lựa chọn những bộ trang phục sao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh

Dàn ý Nghị luận về trang phục và văn hóa lớp 8 – Mẫu 9

a. Mở bài:

– Đất nước ngày càng phát triển nên cuộc sống ngày càng đủ đầy. Điều kiện sống như vậy là nền tảng cho thanh thiếu niên học tập, rền luyện nhưng bên cạnh đó cũng tạo mặt tiêu cực khi học sinh không làm chủ bản thân, ăn chơi đua đòi không hợp với lứa tuổi và thuần phong mĩ tục của dân tộc.

b. Thân bài

– Thói ăn chơi đua đòi là cách sống của một số người bắt chước nhau, đua đòi về cách sống thích xài sang, chạy theo mốt.

– Thực trạng của hiện tượng này:

  • Trút bỏ những bộ đồng phục của trường để mặc vào những bộ quần áo đáng chê trách.
  • Có nhiều bạn hôm nay mốt quần bò rách gối, ngày mai lại mốt áo ngắn cũn cỡn, giày cao gót, ngày kia áo thun, áo thụng…
  •  Có những người còn là học sinh lớp 8, 9 đã đến lớp với tóc xanh, tóc đỏ, quần áo te tua. Họ cứ ngỡ mình là người tiên phong trong lĩnh vực thời trang.

=> Đua đòi chạy theo thời trang được thị trường tung ra giống như những con thiêu thân lao đầu vào lửa.

– Tác hại: Tiêu tốn tiền của, thời gian một cách vô ích.

– Tệ hại hơn họ còn biến mình thành kẻ khác người với tóc tai quần áo dị thường.

– Để có tiền mua họ vòi vĩnh bố mẹ, thậm chí vì những bộ híp hốp ấy họ sẵn sàng ăn trộm, ăn cắp => sa vào tệ nạn khác: ma túy, cờ bạc, …

=> Ảnh hưởng đến học tập, bố mẹ mang tiếng xấu.

– Lời khuyên và biện pháp

c. Kết bài:

– Suy nghĩ của bản thân về hiện tượng này.

Dàn ý Nghị luận về trang phục và văn hóa lớp 8 – Mẫu 10

a. Mở bài:

– Giới thiệu vấn đề nghị luận: trang phục và văn hóa

b. Thân bài

* Giải thích khái niệm “trang phục”, “văn hóa”

– Trang phục là phương diện, cách thức ăn mặc bên ngoài của mỗi một con người, bao gồm các yếu tố như quần áo, giày dép, phụ kiện, góp phần hình thành vẻ bề ngoài của mỗi một con người.

– Văn hóa là cách ứng xử, giao tiếp phù hợp với các chuẩn mực đạo đức của con người.

* Bàn luận về ý nghĩa và mối quan hệ giữa trang phục và văn hóa

– Trang phục là một nét đẹp văn hóa. Trang phục không chỉ thể hiện một quan niệm về thẩm mĩ, lối sống của một nhóm người, một cá nhân mà còn thể hiện những nét đẹp về văn hóa của cá nhân, cộng đồng. Chẳng hạn chiếc áo dài là Quốc phục của nước Việt Nam, nêu lên được vẻ đẹp truyền thống của con người và đất nước Việt Nam.

– Trang phục và vấn đề giữ gìn nét đẹp văn hóa của cộng đồng, xã hội

  • Thể hiện và giữ gìn nét đẹp về văn hóa và truyền thống của một đất nước.
  • Truyền tải những bức thông điệp nhất định về văn hóa của vùng miền, của quốc gia, dân tộc xuyên suốt tiến trình phát triển hoặc qua từng giai đoạn lịch sử cụ thể.

– Trang phục là một trong những yếu tố thể hiện những yếu tố cá nhân về văn hóa của người mặc:

  • Thể hiện tính cách
  • Bộc lộ một số nét cơ bản về nghề nghiệp, tính cách, thẩm mĩ,… của người dùng
  • Thể hiện được sự tinh tế trong việc lựa chọn trang phục của người sử dụng

* Lên án, phê phán những hành vi lựa chọn trang phục “”lệch chuẩn” văn hóa

– Một số cá nhân lựa chọn trang phục không phù hợp với hoàn cảnh.

– Một số cá nhân chạy theo các trào lưu đang thịnh hành, dẫn đến việc lựa chọn trang phục không phù hợp với bản thân.

* Cách lựa chọn trang phục phù hợp với văn hóa

– Lựa chọn trang phục phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng giao tiếp cùng những yếu tố khác như thời tiết, địa điểm.

– Lựa chọn trang phục phù hợp với vóc dáng, giới tính, thời tiết, bối cảnh giao tiếp tránh việc vì chạy theo trào lưu dẫn đến việc lựa chọn những trang phục không phù hợp.

– Không ăn mặc hở hang, phản cảm, ảnh hướng đến những chuẩn mực về văn hóa của cộng đồng.

c. Kết bài:

– Khẳng định lại vấn đề nghị luận: Trang phục và văn hóa

– Liên hệ bản thân

Dàn ý Nghị luận về trang phục và văn hóa lớp 8 – Mẫu 11

a. Mở bài:

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

Cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần của con người ngày càng được nâng cao hơn nữa. Ngày nay nhu cầu của con người không đơn giản là có cái ăn, cái mặc mà nhu cầu đó ngày càng được nâng cao hơn nữa đó là mặc sao cho đẹp cho ưa nhìn trong mắt người khác. Đẹp không chỉ thể hiện ở khuôn mặt, nụ cười, hàm răng, mái tóc, mà còn cả ở trong cách ăn mặc, trong trang phục thường ngày, và cả trong lối sống, cách ứng xử giao tiếp, văn hóa.

b. Thân bài

* Giải thích trang phục

Trang phục là những đồ vật bao gồm quần áo, giày, dép, phụ kiện,…

Trang phục là những vật bên ngoài có chức năng che chắn, bảo vệ cũng như làm đẹp cho con người.

* Giải thích văn hóa

Văn hóa là cách sống, cách ứng xử, là phạm trù đạo đức của con người hợp với các chuẩn mực, các quy tắc của xã hội.

* Ý nghĩa và mối liên hệ giữa trang phục và văn hóa

Trang phục và văn hóa có mối quan hệ mật thiết với nhau

Trang phục là một nét đẹp của văn hóa, sự kế thừa giữa truyền thống và hiện đại.

Qua trang phục có thể nhận biết đó là văn hóa của quốc gia nào, dân tộc nào. Ví dụ áo dài, nón lá là của Việt Nam,…

Trang phục thể hiện văn hóa của người mặc

Thông qua trang phục có thể nhận biết tính cách của người mặc

Trang phục thể hiện gu thẩm mỹ về thời trang của mỗi người.

Làm thế nào để dung hòa giữa trang phục và văn hóa.

Lựa chọn trang phục phù hợp với chuẩn mực, lứa tuổi, hoàn cảnh, mục đích.

Trang phục đẹp là trang phục phù hợp với hoàn cảnh, với túi tiền của bản thân.

Cần phải trau dồi kỹ năng thời trang và cả nhân cách, lối sống, tâm hồn của bản thân.

Lên án những hành vi cố tình lựa chọn sai trang phục để đánh bóng tên tuổi, gây sự chú ý, làm xấu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.

c. Kết bài:

Khẳng định lại mối quan hệ mật thiết giữa trang phục và văn hóa.

Dàn ý Nghị luận về trang phục và văn hóa lớp 8 – Mẫu 12

a. Mở bài:

– Giới thiệu chung về trang phục và văn hóa ngày nay

b. Thân bài

* Khái niệm về trang phục và văn hóa

*Thực trạng hiện nay:

– Một số bạn ăn chơi, đua đòi

– Cách ăn mặc thay đổi, ko giản dị, lành mạnh

– Lời nói thiếu văn hóa, tục tĩu

* Nguyên nhân:

– Bị rủ rê, bắt chước, đua đòi

– Thay đổi theo thời đại, chạy theo “mốt”

– Môi trường sống ko tốt

– Lầm tưởng như vậy là văn minh, sành điệu

* Tác hại:

– Làm mất thời gian của bản thân

– Ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập

– Gây lãng phí tiền của, làm xấu mặt ba mẹ

– Bị đánh giá thấp về đạo đức

– Làm hủy hoại phong tục tập quán, nét đẹp riêng về trang phục và văn hóa của dân tộc

* Biện pháp khắc phục:

– Thay đổi bản thân, kiểm soát lời nói

– Điều chỉnh lối ăn mặc phù hợp

– Nhà trường, gia đình cần có sự quan tâm con em nhiều hơn

c. Kết bài:

– Khẳng định lại vấn đề về trang pục và văn hóa

– Liên hệ bản thân

Dàn ý Nghị luận về trang phục và văn hóa lớp 8 – Mẫu 13

a. Mở bài:

– Nêu vấn đề nghị luận: mối quan hệ giữa trang phục và văn hóa.

Ví dụ: Một cá nhân được đánh giá qua vẻ bề ngoài “Cái răng, cái tóc là góc con người”. Nhưng hơn cả “cái răng, cái tóc” thì trang phục là yếu tố tiên quyết quyết định văn hóa của một người. Trang phục và văn hóa có mối quan hệ mật thiết.

b. Thân bài

* Luận điểm 1: Giải thích hai khái niệm “trang phục” và “văn hóa”

– Trang phục là cách ăn mặc bên ngoài của con người như quần áo, giày, dép, phụ kiện,… và các vật dụng đi kèm khác có chức năng bảo vệ con người khỏi những hiện tượng tự nhiên bao gồm nắng, mưa, tia bức xạ… và thể hiện nhu cầu thẩm mĩ của mỗi người.

– Văn hóa là cách ứng xử, tính cách, phạm trù đạo đức của mỗi người hợp với những quy tắc và chuẩn mực đạo đức nói chung của xã hội.

* Luận điểm 2: Ý nghĩa, mối liên hệ giữa trang phục và văn hóa.

Trang phục và văn hóa có mối quan hệ mật thiết với nhau:

– Trang phục cũng là một nét đẹp văn hóa, sự kế thừa, tiếp biến truyền thống và hiện đại.

  • Qua trang phục, có thể nhận diện được đó là nền văn hoá đại diện cho quốc gia, dân tộc nào. Ví dụ: Áo dài gợi đến đất nước, con người Việt Nam; kimono đại diện cho hình ảnh người phụ nữ Nhật…

– Trang phục là lĩnh vực tinh tế của văn hóa

– Trang phục thể hiện trình độ văn hóa của người mặc

– Trang phục có thể giúp nhận biết tính cách của người mặc

  • Trang phục đơn giản thường là người giản dị, không cầu kì.
  • Trang phục hợp thời trang, có sự chăm chút là người thích làm đẹp, quan tâm đến hình thức bên ngoài.

– Trang phục thể hiện thị hiếu thẩm mĩ của mỗi người

* Luận điểm 3: Làm thế nào để dung hòa giữa trang phục và văn hóa?

– Lựa chọn trang phục phù hợp với chuẩn mực, lứa tuổi, hoàn cảnh, mục đích.

– Trang phục đẹp là trang phục lịch sự, phù hợp với hoàn cảnh, với túi tiền của bản thân

– Không chỉ trau dồi khả năng thời trang mà cần trau dồi cả nhân cách tâm hồn.

– Lên án những hành vi cố tình lựa chọn sai trang phục để đánh bóng tên tuổi, gây sự chú ý, làm xấu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.

c. Kết bài:

– Khẳng định lại mối quan hệ mật thiết giữa trang phục và văn hóa.

Dàn ý Nghị luận về trang phục và văn hóa lớp 8 – Mẫu 14

a. Mở bài:

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: trang phục và văn hóa.

b. Thân bài

* Giải thích

Trang phục: là cách con người ăn mặc, bao gồm quần áo và các phụ kiện khác. Trang phục là vẻ bề ngoài của con người, phản ánh gu thẩm mĩ cũng như phong cách của người đó.

Văn hóa: là những nét văn hóa từ lâu đời của dân tộc được truyền từ đời này sang đời khác đã trở thành những phong tục tập quán, những đặc trưng vùng miền của cả đất nước ta.

=> Trang phục và văn hóa tưởng chừng không liên quan đến nhau nhưng thực chất lại có mối quan hệ vô cùng khăng khít. Trang phục của con người nên phù hợp với văn hóa của quê hương, đất nước, thuần phong mĩ tục, tránh kệch cỡm, lố lăng.

* Phân tích

Thông qua trang phục, ta cũng có thể nhận diện được đó là văn hoá đại diện cho quốc gia hay dân tộc nào đó. Với mỗi người, cần phải hiểu trang phục và văn hoá đi liền với nhau và có sự gắn bó nhất định.

Khi giao tiếp với người khác, vẻ bề ngoài rất quan trọng bởi điều thu hút ánh nhìn của ta trước hết chính là trang phục của người đối diện. Thông qua cách ăn mặc, ta có thể đánh giá được phần nào tính cách của người đó. Bởi vậy, cần biết cách lựa chọn trang phục phù hợp không chỉ theo sở thích mà còn phải gắn với chuẩn mực, nếp sống văn hóa xã hội.

Y phục đẹp không cần phải quá cầu kỳ với những bộ cánh màu mè, không phải đồ hiệu, sang chảnh mới là thể hiện trình độ văn hóa cao mà nó phải thật sự tạo thoải mái, tự tin cho người mang nó và phù hợp với điều kiện sống, hoàn cảnh giao tiếp.

* Chứng minh

Học sinh lấy dẫn chứng về những người ăn mặc trang phục phù hợp với văn hóa để minh họa cho bài làm văn của mình.

* Phản đề

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người có cách ăn mặc phản cảm, chưa phù hợp với hoàn cảnh, thậm chí là lố lăng, không gây thiện cảm với người khác, không phù hợp với văn hóa, bối cảnh… những người này cần xem xét lại bản thân mình.

c. Kết bài:

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: trang phục và văn hóa; đồng thời rút ra bài học cho bản thân.

Dàn ý Nghị luận về trang phục và văn hóa lớp 8 – Mẫu 15

a. Mở bài:

– Dẫn dắt vào đề: Cái răng cái tóc là gốc con người (trích dẫn ca dao tục ngữ)

– Nêu ví dụ: Trang phục thể hiện văn hóa (văn hóa) của mỗi cá nhân là 1 điều cần lưu tâm

b. Thân bài

* Trang phục là gì? văn hóa là gì?

– Trang phục là cách ăn mặc bao gồm quần áo, vật dụng đi kèm và trang sức. Là vẻ bề ngoài của con người

VD: Có người ăn mặc gọn gàng, có người lôi thôi, có người cầu kì, có người đơn giản

– văn hóa không đồng nghĩa với trình độ học vấn mà là khả năng ứng xử với cộng đồng hợp với những quy tắc và chuẩn mực đạo đức nói chung của xã hội

VD: Người có văn hóa luôn cư xử đúng mực, tôn trọng mình và tôn trọng mọi người dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, người vô văn hóa là người sẵn sàng chà đạp lên những chuẩn mực đạo đức không phù hợp với quy định của xã hội

* Mối quan hệ giữa trang phục và văn hóa

– Trang phục sẽ thể hiện trinh độ văn hóa hoặc cho thấy người đó có văn hóa không.

– Vì trang phục là tiếng nói thầm lặng thể hiện người đó là ai, có tính cách gì, trình độ thẩm mĩ như thế nào

* Chúng ta phải làm gì?

Ăn mặc phù hợp với môi trường, hoàn cảnh, lứa tuổi.

c. Kết bài:

Khái quát lại vấn đề nghị luận: trang phục và văn hóa; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Dàn ý Nghị luận về trang phục và văn hóa lớp 8 – Mẫu 16

a. Mở bài:

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: trang phục và văn hóa bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp.

b. Thân bài

* Giải thích

Trang phục là những bộ quần áo, váy vóc chúng ta mặc hằng ngày hoặc trong những dịp lễ, sự kiện.

Văn hóa là những nét đẹp truyền thống của con người, mang vẻ đặc trưng của từng vùng miền, lãnh thổ, quốc gia.

Trang phục và văn hóa có mối quan hệ mật thiết với nhau, phản ánh con người cũng như phản ánh nét đặc trưng của quê hương, đất nược.

* Phân tích

Việc lựa chọn trang phục hợp lí có vai trò vô cùng quan trọng, nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người mặc mà còn ảnh hưởng đến sự kiện mà người đó tham gia. Trang phục có ảnh hưởng to lớn đến văn hóa.

Trang phục còn phản ánh văn hóa riêng của từng người. Đi làm ăn mặc gọn gàng, đi gặp khách hàng ăn mặc lịch sự, ở nhà ăn mặc thoái mái, đến dự những sự kiện ăn mặc trang trọng,… tất cả những điều này phản ánh trình độ cũng như gu thẩm mĩ, văn hóa ăn mặc của mỗi người.

Từ trang phục, người khác sẽ có cái nhìn, cách đánh giá về ta và quyết định những hành vi của họ đối với ta hoặc đối với những mối quan hệ sắp tới của họ với ta.

* Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng để minh họa cho bài văn của mình.

Gợi ý: Để thu hẹp khoảng cách văn hóa giàu nghèo, nam nữ nên nhiều loại đồng phục đã ra đời. Khi chúng ta khoác lên mình bộ đồng phục thì không phân biệt địa vị, quốc gia, sang hèn, chúng ta trở nên công bằng như nhau, những khoảng cách vô hình cũng như được xóa bỏ.

* Phản đề

Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người chưa có nhận thức đúng đắn về cách ăn mặc, trang phục của bản thân. Lại có những người ăn mặc lố lăng, màu mè, phản cảm không phù hợp với hoàn cảnh, với văn hóa,… Những người này cần phải xem xét lại trang phục của bản thân sao cho hợp lí.

c. Kết bài:

Khái quát lại vấn đề nghị luận: trang phục và văn hóa; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Dàn ý Nghị luận về trang phục và văn hóa lớp 8 – Mẫu 17

a. Mở bài:

+) Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Là trang phục và văn hóa.

b. Thân bài

* Giải thích

Trang phục là những thứ mà chúng ta khoác lên mình hằng ngày nhằm mục đích quan trọng là bảo vệ cơ thể, bên cạnh đó cũng để làm tăng tính thẩm mỹ cao cho người mặc.

Trang phục thường bao gồm quần, áo, váy vóc, mũ nón, giày dép và những phụ kiện trang sức đi kèm.

Văn hóa là cách ứng xử, tính cách, phạm trù đạo đức của mỗi người phù hợp với những quy tắc và chuẩn mực đạo đức nói chung của xã hội.

Trang phục văn hóa là trang phục phù hợp với độ tuổi, công việc, hoàn cảnh và đời sống cộng đồng và quan trọng nhất phải lịch sự.

* Biểu hiện mối quan hệ giữa trang phục và văn hóa

Trang phục cũng là một nét đẹp văn hóa, sự kế thừa, tiếp thu và phát triển giữa truyền thống và hiện đại.

Trang phục thể hiện trình độ văn hóa của người mặc.

Trang phục giúp nhận biết tính cách, phong cách của người mặc.

Trang phục thể hiện khả năng thẩm mỹ và sự tinh tế của người mặc.

Ý nghĩa của trang phục văn hóa:

  • Làm cho người gặp cảm thấy ấn tượng ngay từ giây phút đầu tiên.
  • Tạo cho mọi người cái nhìn thiện cảm và tích cực về bản thân.
  • Tạo nên dấu ấn riêng của mỗi cá nhân.
  • Được những đánh giá và nhận xét tốt từ những người xung quanh.
  • Thể hiện được mức độ nhận thức, lối sống và trình độ văn hóa của bản thân.
  • Chứng minh được phong cách, có khả năng thẩm mỹ của người mặc.

* Bình luận

Hiện nay giới trẻ với nhiều phong cách nhưng vẫn ưa chuộng nhất là phong cách hở hang, hở những nơi nhạy cảm trên cơ thể.

Lựa chọn những bộ trang phục gây phản cảm để xuất hiện.

Cần biết cách dung hòa giữa trang phục và văn hóa:

Biết lựa chọn trang phục phù hợp.

Cần phải am hiểu thời trang và biết phối hợp phù hợp

Trang phục cần phải đảm bảo lịch sự, phù hợp với hoàn cảnh và lứa tuổi.

Lấy ví dụ chứng minh:bác nông dân đi làm lại mặc váy và đeo giày cao gót hay đi lễ chùa lại mặc đồ hở hang, váy ngắn hay các cô giáo đi dạy học lại mặc đồ sặc sỡ, lòe loẹt hay những cụ già lại mặc đồ của tuổi teen,… thì sẽ như thế nào?

* Bài học cá nhân về trang phục và văn hóa

Bản thân em cũng là một học sinh, khi đến trường em luôn lựa chọn đồng phục của nhà trường làm trang phục chính của mình. Bởi lẽ, nó phù hợp với độ tuổi học sinh, phù hợp với văn hóa và cả hoàn cảnh nữa, em cảm thấy đồng phục rất thoải mái, mát mẻ và gọn gàng để cho học sinh có thể di chuyển một cách linh hoạt.

Chúng ta nên biết cách lựa chọn trang phục sao cho đúng chuẩn mực và lịch sự nhất để bản thân trở nên tự tin và thoải mái khi học tập và làm việc.

c. Kết bài:

Khẳng định lại vấn đề nghị luận là trang phục văn hóa.

Rút ra bài học cho chính bản thân mình.

****

Trên đây là 17 mẫu Lập dàn ý Nghị luận về trang phục và văn hóa lớp 8 hay nhất do thầy cô trường Ngô Thì Nhậm biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ là nguồn tài liệu giúp các em rèn luyện kỹ năng viết văn của mình ngày một hoàn thiện hơn.

Đăng bởi các thầy cô trường THPT Ngô Thì Nhậm trong chuyên mục Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button