Giáo dụcLớp 8

KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O

KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O được THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn là phản ứng oxi hóa khử khi cho KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl, sản phẩm sinh ra có khí thoát ra. Hy vọng với phương trình cân bằng hoàn chỉnh này sẽ giúp các bạn học sinh có kết quả đối chiếu chính xác nhất. Mời các bạn tham khảo.

1. Phương trình phản ứng KMnO4 tác dụng HCl đặc 

2KMnO4 + 16HCl 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
(rắn, màu đen) (lỏng, không màu) (rắn, trắng) (rắn) (khí) (lỏng, không màu)
158 36,5 74,5 126 71 18

2. Điều kiện phản ứng giữa KMnO4 và dung dịch HCl đậm đặc

Không có

3. Cách thực hiện phản ứng KMnO4 và HCl đậm đặc

Cho vào ống nghiệm khô một vài tinh thể KMnO4, nhỏ tiếp vào ống vài giọt dung dịch HCl đậm đặc. Đậy kín ống nghiệm bằng nút cao su.

Bạn đang xem: KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O

4. Hiện tượng quan sát được

Có khí màu vàng lục thoát ra trong ống nghiệm, chính là Cl2. Vì khí Cl2 thoát ra gây độc chính vì vậy khi làm xong thí nghiệm cần thêm lượng dư dung dịch kiềm để trung hòa lượng HCl dư và tác dụng hết với Cl2 trong bình trước khi đổ ra môi trường

5. Tính chất hóa học của kali pemanganat (KMnO4

Vì là chất oxi hóa mạnh nên KMnO4 có thể phản ứng với kim loại hoạt động mạnh, axit hay các hợp chất hữu cơ dễ dàng.

a.  Phản ứng phân hủy bởi nhiệt độ cao

2KMnO4 overset{t^{o} }{rightarrow} K2MnO4 + MnO2 + O2

Khi pha loãng tinh thể pemanganat dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp, oxi được giải phóng

4KMnO4 + 2H2O → 4KOH + 4MnO2 + 3O2

 Phản ứng với axit

KMnO4 có thể phản ứng với nhiều axit mạnh như H2SO4, HCl hay HNO3, các phương trình phản ứng minh họa gồm:

2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

3K2MnO4 + 4HNO3 → 2KMnO4 + MnO2 + 4KNO3 + 2H2O

3K2MnO4 + 2H2SO4 → 2KMnO4 + MnO2 + 2K2SO4 + 2H2O

Phản ứng với bazơ

Thuốc tím có thể tác dụng với nhiều dung dịch kiềm hoạt động mạnh như KOH, NaOH, phương trình phản ứng minh họa:

4NaOH + 4KMnO4 → 2H2O + O2 + 2K2MnO4 + 2Na2MnO4

Tính chất oxy hóa của KMnO4

Vì thuốc tím là chất oxy hóa mạnh nên có thể phản ứng với nhiều loại dung dịch và cho ra nhiều sản phẩm khác nhau.

  • Trong môi trường axit, mangan bị khử thành Mn2+

2KMnO4 + 5Na2SO3 + 3H2SO4 → 2MnSO4 + 5Na2SO4 + K2SO4 + 3H2O

  • Trong môi trường trung tính, tạo thành MnO2 có cặn màu nâu.

2KMnO4 + 3K2SO3 + H2O  → 3K2SO4 + 2MnO2 + 2KOH

  • Trong môi trường kiềm, bị khử thành MnO42-

2KMnO4 + Na2SO3 + 2KOH  → 2K2MnO4 + Na2SO4 + H2O

6. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1. Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxi bằng cách nhiệt phân KClO3 hat KMnO4 hoặc KNO3. Vì lí do nào sau đây?

A. Dễ kiếm, rẻ tiền

B. Giàu oxi và dễ phân hủy ra oxi

C. Phù hợp với thiết bị hiện đại

D. Không độc hại

Đáp án B

Câu 2. Trong phòng thí nghiệm cần điều chế 4,48 lít O2 (Đktc). Dùng chất nào sau đây có khối lượng nhỏ nhất.

A. KMnO

B. KClO3

C. KNO3

D. Không khí

Đáp án B

Câu 3. Cho 14,6 gam HCl tác dụng hết với KMnO4, thu được V lít khí Cl2 (đktc). Giá trị của V là

A. 8,96

B. 2,8

C. 5,60

D. 11,20

Đáp án B

Phương trình phản ứng hóa học

2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

⇒ nHCl = 14,6/36,5 = 0,4 (mol)

⇒ nCl2 = 0,4.5/16 = 0,125 mol

V = 0,125 . 22,4 = 2,8 (l)

Câu 4. Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế clo bằng cách

A. điện phân nóng chảy NaCl.

B. cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng.

C. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.

D. cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch NaCl.

Đáp án B

Câu 5. Chất dùng để làm khô khí Cl2 ẩm là

A. dung dịch H2SO4 đậm đặc.

B. Na2SO3 khan.

C. CaO.

D. dung dịch NaOH đặc.

Đáp án A

Câu 6. Đặc điểm chung của các đơn chất halogen (F2, Cl2, Br2, I2):

A. ở điều kiện thường đều là chất khí

B. tác dụng mãnh liệt với nước.

C. vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

D. tính chất hóa học cơ bản là tính oxi hóa.

Đáp án D

Các đơn chất halogen có tính chất hóa học cơ bản là tính oxi hóa.

Câu 7.  Cho clo vào nước, thu được nước clo Nước clo là hỗn hợp gồm các chất:

A. HCl, HClO

B. HClO, Cl2, H2O

C. H2O, HCl, HClO

D. H2O, HCl, HClO, Cl2

Đáp án D

Cl2 có phản ứng thuận nghịch với nước:

H2O + Cl2 → HCl + HClO (axit clohiđric và axit hipoclorơ)

Ngoài ra clo tan trong nước theo kiểu vật lí

=> trong nước clo có chứa Cl2, HCl, HClO, H2O.

Câu 8. Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl loãng là

A. NaNO3, CaCO3, Fe(OH)3

B. KHCO3, AgNO3, CuO

C. FeS, BaSO4, NaOH

D. AgNO3, (NH4)2CO3, CuS

Đáp án B

Phương trình phản ứng

HCl + KHCO3 → H2O + CO2 + KCl

AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

Câu 9. Nhiệt phân cùng một lượng số mol mỗi chất sau: KMnO4; KClO3; KNO3; H2O2. Chất nào thu được lượng khí oxi lớn nhất?

A. KMnO4

B. KClO3

C. KNO3

D. H2O2

Đáp án B

Giả sử lấy 1 mol mỗi chất

Phương trình hóa học nhiệt phân:

2KMnO4 overset{t^{o} }{rightarrow} K2MnO4 + MnO2 + O2

2 mol                                             1 mol

1 mol                               → 0,5 mol

2KClO3 overset{t^{o} }{rightarrow} 2KCl + 3O2

2 mol                       3 mol

1 mol                   → 1,5 mol

2KNO3 overset{t^{o} }{rightarrow} 2KNO2 + O2

2 mol                       1 mol

1 mol                    → 0,5 mol

2H2O2 overset{t^{o} }{rightarrow} 2H2O + O2

2 mol                       1 mol

1 mol                    → 0,5 mol

=> chất thu được lượng khí oxi lớn nhất là KClO3

Câu 10. Cho KMnO4 tác dụng với HCl đặc thu được khí A. Dẫn khí thu được vào dung dịch KOH ở nhiệt độ thường và đun nóng. Cho biết hiện tượng xảy ra

A. Mất màu dung dịch thuốc tím, có khí vàng lục thoát ra, sau đó dung dịch không màu

B. Mất màu dung dịch thuốc tím, sau đó dung dịch không màu

C. Mất màu dung dịch thuốc tím, có khí không màu thoát ra, sau đó dung dịch không màu

D. Mất màu dung dịch thuốc tím, có khí vàng lục thoát ra.

Đáp án A

KMnO4 tan trong HCl làm mất màu dung dịch thuốc tím đồng thời có khí màu vàng lục thoát ra, tiếp tục sục khí Clo vào KOH ta được dung dịch ko màu.

Phương trình hóa học

2KMnO4 + 16HCl→ 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

Cl2 + 2KOH → KCl + KClO + H2O

………………..

Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan: 

    Trên đây THPT Ngô Thì Nhậm đã giới thiệu phương trình phản ứng KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O tới các bạn, đây cũng chính là phương trình phản ứng điều chế khí Cl2 trong phòng thí nghiệm, các bạn học sinh lưu ý để học tập và vận dụng giải bài tập.

    Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, THPT Ngô Thì Nhậm xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp biên soạn và đăng tải.

    Ngoài ra, THPT Ngô Thì Nhậm đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook, mời bạn đọc tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 10 để có thể cập nhật thêm nhiều tài liệu mới nhất.

    Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

    Chuyên mục: Giáo dục

    Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button