Tổng hợp

Khu mấn là gì? Quả khu mấn là gì?

Khu mấn là gì?

Theo tiếng Nghệ An:

  • Khu có nghĩa là mông.
  • Mấn có nghĩa là váy.

Khu mấn là phần mông mặc váy đen vải thô của các bà, các chị vùng Nghệ Tĩnh những năm 60,70. Ở thời kỳ đó, các bà thường ngồi lê buôn chuyện khi ngồi nghỉ ngơi sau những giờ làm việc vất vả. Không cần ghế, các bà có thể đặt mông xuất bất kỳ đâu để ngồi, thường là vệ cỏ, bờ ruộng nên lớp vải ở mông quện một lớp đất dày cộp, nhìn vừa bẩn vừa ghê.

Từ khu mấn còn được sử dụng với nghĩa bóng, để nói ý nghĩa giá trị việc làm và thái độ với đối tượng mà người nói không thích.

Khu mấn là từ “đặc sản” của Nghệ An. Nếu đến Nghệ An mà ai đó nói mời bạn ăn Quả khu mấn thì cũng đừng tưởng thật nhé, người ta đang trêu bạn đó. Quả khu mấn không phải là một loại quả mà là tiếng lóng với ý nghĩa như trên.

Khu mấn là gì?
Khu mấn là gì?

Quả khu mấn là quả gì?

Quả khu mấn (hay còn gọi quả khu mứn) nếu được giải thích là một loại trái cây có hình hài rực rỡ và mang mùi vị dễ ăn thì là họ đang trêu bạn đấy nhé. Theo phương ngữ của người Nghệ An – Hà Tĩnh, loại quả này được hiểu với nghĩa bóng như sau:

  • Từ “khu” có ý nghĩa là mông.
  • Từ “mấn” có ý nghĩa là váy.

Khu mấn là nói đến phần mông mặc váy vải thô đen của các chị em lao động. Từ ngữ này là “đặc sản” của người Nghệ An, Hà Tĩnh. Họ thường dùng để trêu ghẹo hoặc chê bai người khác với nghĩa vừa đen lại còn xấu.

Bên cạnh đó, từ “khu mấn” nhiều khi cũng mang ý nghĩa chỉ “nghèo”, “không có cái gì đó”.

Ví dụ:

A: Nghe người ta nói là nhà cậu giàu lắm hả?

B: Có cái khu mấn (có nghĩa là không giàu)

A: Cậu nhìn xem bức tranh này có đẹp không?

B: Như cái khu mấn (Ý nghĩa bức tranh không đẹp)

=> Tùy từng trường hợp và ngữ cảnh mà từ “khu mấn” sẽ có những nghĩa khác nhau, tuy nhiên tựu chung lại thì từ này thường được dùng để chỉ các ý nghĩa sau:

  • Ý nghĩa không tốt, không thích, không có cảm tình, không có giá trị.
  • Nghèo, không có thứ gì đó, không.

Câu chuyện thú vị đằng sau quả khu mấn

Sau đây là câu chuyện làm nên danh tiếng cho loại quả khu mấn “đặc sản” khu vực miền trung này:

Chuyện kể vào những năm 60, 70 của thế kỷ XX, ở vùng Nghệ Tĩnh (nay là Nghệ An, Hà Tĩnh), sau những giờ làm việc vất vả, các bà, chị, cô thường hay ngồi lại với nhau để nói chuyện làng trên xóm dưới rôm rả, vui vẻ. Họ không để ý đến việc mình đang ngồi ở vệ cỏ, bãi đất, cát khiến cho phần mông bị dính bẩn.

Ngồi càng lâu thì phần lớp vải ở mông váy càng bị dính đất, cát dày cộp, trông rất bẩn. Tuy nhiên, đây cũng là một hành động quen thuộc của những bác nông dân thời bấy giờ. Vì khi đi làm nông về, họ cũng dính bẩn, mệt mỏi nên sẽ bạ đâu ngồi đấy.

Chính vì thế, từ “khu mấn” mang nghĩa là mông váy vừa đen, xấu lại còn bẩn. Nghĩa bóng của từ ngữ này được dùng để nói đến giá trị việc làm và thái độ với đối tượng mà người nói không thích.

Nghĩa của từ Khu Mấn của người miền Trung
Nghĩa của từ Khu Mấn của người miền Trung

Các phương ngữ Nghệ An thường gặp

Nghệ An còn rất nhiều từ địa phương lạ mà hay có thể bạn chưa biết như. Trong bài viết này chúng tôi sẽ bật mí một số từ ngữ mà có thể bạn sẽ gặp khi giao tiếp với người miền Trung nha.

1. Cái cươi = Cái sân

2. Cái chủi = Cái chổi

3. Chưởi = Chửi

4. Đọi = bát

5. Vung/Vàng = Nắp nồi

6. Ngẩn = Ngốc

7. Trửa = Giữa, trên…

8. Đàng = Đường

9. Trấp vả = đùi

10. Bổ = ngã

11. Nác = nước

12. Trù = Trầu.

13. Tao, tớ = tau

14. Mày = mi

15. Choa = Chúng tao

16. Bọn bây = Các bạn

17. Hấn = hắn, nó

16. Nớ = đó, cái kia

17. Cấy = cái.

18. Gưởi = gửi.

19. Hun = hôn.

20. Mần = làm

********************

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button