Giáo dục

Khởi ngữ là gì? Cách nhận biết khởi ngữ

Cùng THPT Ngô Thì Nhậm tìm hiểu khởi ngữ là gì, cách nhận biết khởi ngữ chính xác nhất, đặt câu có khởi ngữ,…

Các thành phần chính trong câu mà chắc bạn nào cũng đã biết gồm có chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ. Tuy nhiên, trong câu đôi khi tồn tại một thành phần vô cùng quan trọng, mà ít người biết đến là đó khởi ngữ. Hãy cùng THPT Ngô Thì Nhậm tìm hiểu khởi ngữ là gì? Cách sử dụng, đặt câu với khởi ngữ, ôn luyện bài tập về khởi ngữ mới nhất hiên

Khởi ngữ là gì?

Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài, chủ đề được nói đến trong câu.

  • Khởi ngữ không tham gia vào các thành phần nòng cốt trong câu.
  • Trước khởi ngữ có thể sử dụng các quan hệ từ như về, đối, với, còn
  • Sau khởi ngữ có thể thêm trợ từ thì.
  • Khởi ngữ không có quan hệ chủ – vị với vị ngữ trong câu.

Khởi ngữ là gì

Tác dụng của khởi ngữ là gì?

Khởi ngữ thường có 2 tác dụng đó là: ý nghĩa nhấn mạnh và ý nghĩa nêu chủ đề của sự tình. Nếu như nó có thể xác định đảm trách chức năng cú pháp nào đó trong câu đi sau thì chủ yếu nó mang ý nghĩa nhấn mạnh, thứ yếu là mang ý nghĩa chủ đề sự tình. Còn trong trường hợp ngược lại nếu không xác định đảm trách một chức năng cụ thể thì khởi ngữ chủ yếu nêu chủ đề của sự tình và ý nghĩa nhấn mạnh chỉ là phụ.

Đặt câu có khởi ngữ và cho ví dụ về khởi ngữ

Dưới đây là hướng dẫn đặt câu khởi ngữ và đặt câu có thành phần khởi ngữ: đặt 2 câu có khởi ngữ ,đặt 5 câu khởi ngữ hãy tham khảo nhé !

  • Ông ấy rượu không uống thuốc không hút
  • Về các môn tự nhiên, Nam là người học rất giỏi.
  • Đối với chúng tôi, điều này thật bất ngờ.
  • Quyển sách này, tôi đọc rồi.
  • Chiếc bút này, tôi dùng lâu rồi
  • Bộ phim này, tôi xem nó rồi.

Cách nhận biết khởi ngữ trong câu

Nếu như cần làm những dạng bài tập liên quan đến việc xác định khởi ngữ trong câu thì bạn có thể dựa trên một số dấu hiệu nhận biết sau đây:

Về vị trí, khởi ngữ thường đứng đầu câu hoặc đứng trước chủ ngữ trong câu.

Về quan hệ từ thường kết hợp, khởi ngữ thường kết hợp với những từ như “còn, đối với, và”

Khởi ngữ có thể đứng tách biệt với các thành phần trong câu hoặc liên kết với những thành phần đó. Khi khởi ngữ có liên kết chặt chẽ với thành phần trong câu, nó có thể lặp lại y nguyên hoặc sử dụng từ thay thế.

Ví dụ:

  • Còn tôi, anh ấy không thèm bận tâm.
  • Về phần mình, tôi không oán trách cô ấy.

Với những dạng bài tập chuyển câu thành câu có khởi ngữ, chúng ta chỉ cần thêm các quan hệ từ như “đối, với, còn,..”, trước cụm chủ vị có thể thêm từ “thì” hoặc thêm dấu phẩy để ngăn cách khởi ngữ và các thành phần khác trong câu.

Ví dụ:

Chuyển câu sau thành câu có thành phần khởi ngữ:

Chúng tôi không tham gia trận bóng đá  chiều nay.

=> Về trận bóng đá chiều nay, chúng tôi không tham gia (“về trận bóng đá chiều nay” là khởi ngữ).

Công dụng của khởi ngữ trong tiếng Việt

Những câu có chứa thành phần khởi ngữ đều có một ý nghĩa đặc biệt, ẩn chứa dụng ý của người nói, người viết. Công dụng của khởi ngữ trong câu như sau:

Thứ nhất, khởi ngữ giúp làm nổi bật được ý chính trong câu, giúp người nghe, người đọc tập trung vào nội dung chính trong câu.

Thứ hai, khởi ngữ nêu bật được chủ đề của sự vật, sự việc chuẩn bị được nhắc tới, là một cách hay để mở đầu một câu chuyện, thu hút người nghe.

Ví dụ: Về chuyện Bạch Tuyết và Bảy chú lùn, cái kết rất có hậu.

Về việc chăm sóc cây cảnh, bạn cần đặc biệt lưu ý đến loại đất, cách tưới nước, tỉa cảnh sao cho phù hợp.

Mỗi thành phần câu và cách sắp xếp câu trong tiếng Việt đều có ý nghĩa riêng của nó, bởi vậy cần lưu ý đến những cách sắp xếp này sao cho câu tiếng Việt vừa trôi chảy, vừa có sự liên kết chặt chẽ và thể hiện được đúng những gì người nói, người viết muốn truyền đạt.

Phân biệt khởi ngữ và thành phần biệt lập

Khởi ngữ và thành phần biệt lập thường đứng tách biệt với thành phần chính trong câu, đôi khi cùng được ngăn cách với mệnh đề chính bởi dấu phẩy. Bởi vậy, nhiều bạn thường nhầm lẫn các thành phần biệt lập trong câu với khởi ngữ. Tuy nhiên, bạn cần phải phân biệt chúng như sau:

Thành phần biệt lập: là thành phần không liên quan đến thánh phần chính trong câu, không ảnh hưởng đến ý nghĩa trong câu, thường để diễn tả thái độ, đánh giá của người nói. Thành phần biệt lập bào gồm tình thái từ, cảm thán, gọi đáp, phụ chú

Ví dụ: Trời ơi, ôi chao, vâng ạ, chắc chắn, chắc hẳn, theo ý tôi, theo quan điểm của tôi,….

Cụ thể:

  • Theo tôi, bài này chúng ta nên giải theo phương pháp này

=> “Theo tôi” là thành phần biệt lập trong câu, dù bỏ thành phần này, câu vẫn có nghĩa.

  • Trời ơi! Anh ta điên rồi

=> “Trời ơi” là thành phần biệt lập trong câu để diễn tả cảm xúc.

Khởi ngữ đứng tách biệt với thành phần chính trong câu, đề cập đến nội dung, chủ đề được nhắc tới trong câu. Bỏ đi thành phần khởi ngữ, câu sẽ không đầy đủ ý nghĩa.

Ví dụ: Về chương trình TV này, tôi xem rồi.

=> Khởi ngữ “Về chương trình TV này”. Nếu bỏ thành phần khởi ngữ, câu chỉ còn “Tôi xem rồi” sẽ không diễn tả đầy đủ ý nghĩa.

Khởi ngữ cũng được phân biệt với thành phần trạng ngữ trong câu. Ví dụ trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn, …cũng thường đứng trước thành phần chính trong câu và ngăn cách với thành phần chính bởi dấu phẩy.

Ví dụ: Hôm nay, thời tiết thật đẹp.

=> “Hôm nay” là trạng ngữ chỉ thời gian.

Nếu câu được viết là: “Về thời tiết hôm nay, nó thật đẹp” thì “về thời tiết hôm nay” là khởi ngữ trong câu.

Chuyển đổi câu có hoặc không có khởi ngữ

Chúng ta có thể chuyển đổi câu không có khởi ngữ thành câu có khởi ngữ và ngược lại chuyển đổi câu có khởi ngữ thành câu không có khởi ngữ. Dưới đây bạn hãy tham khảo chuyển các câu sau thành câu có thành phần khởi ngữ mới nhất nhé còn để tìm hiều thành phần khởi ngữ là gì ? hãy tham khảo phần trước.

Cách chuyển đổi câu không có khởi ngữ thành câu có khởi ngữ:

1. Cần xác định đề tài được nói đến trong câu là gì.

2. Đưa lên đầu câu và thêm vào trước đó các quan hệ từ hoặc đưa ra phía sau từ thì.

3. Hoặc đặt dấu phẩy để ngăn cách khởi ngữ với cách thành phần chính trong câu.

Ví dụ: Tôi xem bộ phim này rồi ( là một câu bình thường chỉ có chủ ngữ và vị ngữ).

Về bộ phim này, thì tôi đã xem nó rồi (Đưa khởi ngữ ra sau từ thì )

Bộ phim này, tôi đã xem nó rồi ( dấu phẩy giúp phân biệt đâu là khởi ngữ, chủ ngữ trong câu).

Còn tôi, tôi xem bộ phim này rồi. ( Thêm quan hệ từ còn)

Cách chuyển đổi câu có khởi ngữ thành câu không có khởi ngữ:

Đưa khởi ngữ vào thành phần câu, bỏ các từ ngữ trước khởi ngữ( nếu có) và dấu phẩy đứng trước chủ ngữ ( nếu có).

Ví dụ: Rượu, ông ấy không uống. Thuốc, ông ấy không hút.

=> Ông ấy không uống rượu, không hút thuốc.

Giải bài tập khởi ngữ

Dưới đây là các dạng đặt câu có sử dụng khởi ngữ , xác định thành phần khởi ngữ và cách xác định khởi ngữ Hãy cùng tham khảo bên dưới nhé :

Bài tập 1: Tìm khởi ngữ cho các đoạn trích sau (Đây là bài tập dạng xác định khởi ngữ trong các câu sau : )

a, Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ thân hết sức.

b, Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.

c, Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi mét kia mới một mình hơn cháu.

d, Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lý tưởng chế.

e, Đối với cháu, thật là đột ngột […].

Câu trả lời:

Câu a: Khởi ngữ là từ Điều này ông khổ thân hết sức.

Câu b: Đối với chúng mình là khởi ngữ.

Câu c: Một mình.

Câu d: Làm khí tượng.

Câu e: Đối với cháu.

Bài tập 2: Hãy viết lại các câu sau đây bằng cách chuyển phần gạch chân thành khởi ngữ (Có thể thêm trợ từ “ thì” vào sau khởi ngữ.

a, Anh lấy làm bài cẩn thận lắm.

b, Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được.

Câu trả lời:

Câu a: Ta có thể đưa phần gạch chân lên đầu câu và thêm dấu phẩy phía sau hoặc thêm trợ từ thì phía sau phần gạch chân.

  • Làm bài, anh ấy làm cẩn thận lắm.
  • Làm bài thì anh ấy làm cẩn thận lắm.

Câu b:

  • Hiểu thì tôi hiểu rồi nhưng giải thì tôi chưa giải được.

Bài tập 3:

Hãy viết lại các câu sau đây thành câu có thành phần khởi ngữ, có thể thêm từ về, đối với vào trước khởi ngữ và từ thì vào phía sau khởi ngữ.

a, Ông giáo ấy không hút thuốc, không uống rượu.

b, Ban ấy rất mê bóng đá.

Câu trả lời:

Câu a:

  • Thuốc, ông giáo ấy không hút, rượu, ông giáo ấy không uống.
  • Đối với thuốc và rượu thì ông giáo ấy không hút, không uống.

Câu b:

  • Về bóng đá thì bạn ấy rất mê.
  • Đối với bóng đá, bạn ấy rất mê.

Kết luận: Với những kiến thức trên, chúng tôi mong rằng đã trả lời cho câu hỏi khởi ngữ là gì? và giúp các em hiểu rõ hơn về thành phần phụ trong câu này.

Bài tập 4: Chuyển những câu sau thành câu có chứa thành phần khởi ngữ

1. Chúng tôi không đi chơi được.

2. Không bao giờ ta đọc một bài thơ hay mà rời ngay xuống được

3. Con không bao giờ đi đôi giày này nữa.

4. Con không biết làm bài tập này

5. Tôi không biết nấu món Trung Quốc.

Đáp án:

1. Đi chơi, chúng tôi không đi được

2. Với một bài thơ hay, không bao giờ chúng ta đọc mà rời ngay xuống được

3. Đôi giày này, con không bao giờ đi nữa

4. Bài tập này, con không biết làm

5. Món Trung Quốc, tôi không biết nấu

Bài tập 5: Xác định thành phần khởi ngữ trong câu

1. Về sự chăm chỉ, nó đứng nhất phòng

2. Đối với bạn bè xung quanh, anh ấy cư xử rất tốt

3. Vâng! Bạn nói đúng! Đối với mình, nó không phải là vấn đề.

4. Anh ta ấy mà, siêng năng, chăm chỉ lại biết cách cư xử.

5. Về trang phục, bạn nên mặc lịch sự một chút.

Đáp án:

1. Về sự chăm chỉ

2. Đối với bạn bè xung quanh

3. Đối với mình

4. Anh ta ấy mà

5. Về trang phục

Qua bài viết ở trên, THPT Ngô Thì Nhậm đã giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về khởi ngữ là gì, cách nhận biết khởi ngữ trong câu Tiếng Việt, sử dụng và đặt câu có khởi ngữ như thế nào,… Các em học sinh có thể truy cập website THPT Ngô Thì Nhậm để tìm hiểu kiến thức hữu ích, phục vụ cho quá trình học tập và thi cử.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button