Hướng dẫn giáo viên

Khối C gồm những ngành nào? Các ngành khối C dễ kiếm việc làm

Khối C là gì? Khối C gồm những ngành nào? C00 gồm những môn nào, C01 gồm những môn nào, Khối C00 gồm những ngành nào? Là câu hỏi được rất nhiều phụ huynh và các em học sinh quan tâm. Chính vì vậy trong bài viết dưới đây THPT Ngô Thì Nhậm sẽ giới thiệu đến bạn đọc toàn bộ thông tin về khối C, các ngành khối C dễ xin việc nhất.

Các ngành nghề khối C có đặc trưng là thiên về mảng văn hóa, khoa học xã hội nhân văn, sư phạm, báo chí, sư phạm, luật, văn hóa – du lịch. Bởi vậy, các nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ngành học khối C cũng yêu cầu nhiều hơn về kỹ năng văn chương và sử dụng ngôn ngữ.

1. Khối C là gì?

Khối C là một khối trong tuyển sinh đại học-cao đẳng chuyên về các môn thi Khoa học Xã hội, trong đó môn Ngữ văn là môn bắt buộc trong tất cả các tổ hợp con của khối này.

Bạn đang xem: Khối C gồm những ngành nào? Các ngành khối C dễ kiếm việc làm

Tổ hợp môn truyền thống lâu đời nhất của khối C (C00) là Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý.

2. Các tổ hợp môn thuộc khối C

Nhằm tạo điều kiện cho quá trình xét tuyển đại học, cao đẳng, từ tổ hợp Văn- Sử- Địa (Khối C00 truyền thống), hiện các trường đã phát triển thêm nhiều tổ hợp môn nhỏ khác. Có thể kể:

  • C01: Ngữ văn, Toán, Vật lí
  • C02: Ngữ văn, Toán, Hóa học
  • C03: Ngữ văn, Toán, Lịch sử
  • C04: Ngữ văn, Toán, Địa lí
  • C05: Ngữ văn, Vật lí, Hóa học
  • C06: Ngữ văn, Vật lí, Sinh học
  • C07: Ngữ văn, Vật lí, Lịch sử
  • C08: Ngữ văn, Hóa học, Sinh
  • C09: Ngữ văn, Vật lí, Địa lí
  • C10: Ngữ văn, Hóa học, Lịch sử
  • C12: Ngữ văn, Sinh học, Lịch sử
  • C13: Ngữ văn, Sinh học, Địa
  • C14: Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân
  • C15: Ngữ văn, Toán, Khoa học xã hội
  • C16: Ngữ văn, Vật lí, Giáo dục công dân
  • C17: Ngữ văn, Hóa học, Giáo dục công dân
  • C19 Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân
  • C20: Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân

3. Khối C gồm những ngành nào?

Hiện nay tuyển sinh khối C truyền thống (C00) chủ yếu là các ngành khoa học xã hội nhân văn, sư phạm (mảng xã hội), báo chí, sư phạm, luật, văn hóa – du lịch… Những ngành học này được nhiều thí sinh lựa chọn bởi cơ hội việc làm sau khi ra trường rất lớn. Một số ngành khối C điển hình như sau: Tâm lý học, Khoa học quản lý, Xã hội học, Triết học, Chính trị học, Công tác xã hội, Văn học, Ngôn ngữ học, Lịch sử, Báo chí, Lưu trữ học, Đông phương học, Quốc tế học, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Hán Nôm, Việt Nam học, Quan hệ công chúng, Giáo dục Tiểu học…

Tuy nhiên nhờ sự linh động trong các tổ hợp môn mới (có thêm môn Toán, Hoá, Vật Lý, Sinh… bên cạnh các môn xã hội) mà một số trường còn tuyển sinh khối ngành này cho các ngành kinh tế, công nghệ…

Theo học khối C phù hợp với những ngành học có liên quan đến các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội. Ngoài ra những ngành học phù hợp với những thí sinh lựa chọn theo học khối C như: Tâm lý học, xã hội học, công tác xã hội, Khoa học lịch sử, Quân đội, Sư phạm, Quản trị văn phòng,…

Danh sách ngành nghề đầy đủ và chi tiết cho thí sinh xét tuyển khối C:

STT

Tên ngành

STT Tên ngành
1 An toàn thông tin 63 Lịch sử
2 Báo chí 64 Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
3 Bảo tàng học 65 Luật
4 Bất động sản 66 Luật kinh tế
5 Bệnh học thủy sản 67 Luật quốc tế
6 Biên phòng 68 Lưu trữ học
7 Chính trị học 69 Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu
8 Chủ nghĩa xã hội khoa học 70 Marketing
9 Công nghệ chế tạo máy 71 Ngôn ngữ học
10 Công nghệ dệt, may 72 Ngôn ngữ Khmer
11 Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng 73 Ngôn ngữ Nhật
12 Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử 74 Nhân học
13 Công nghệ kỹ thuật ô tô 75 Nhật Bản học
14 Công nghệ sợi, dệt 76 Phát triển nông thôn
15 Công nghệ thông tin 77 Quan hệ công chúng
16 Công nghệ truyền thông 78 Quản lý bệnh viện
17 Công tác thanh thiếu niên 79 Quản lý công
18 Công tác xã hội 80 Quản lý đất đai
19 Địa lý học 81 Quản lý giáo dục
20 Địa lý tự nhiên 82 Quản lý nhà nước
21 Điều dưỡng 83 Quản lý nhà nước về an ninh trật tự
22 Điều tra hình sự 84 Quản lý tài nguyên rừng
23 Đông phương học 85 Quản lý tài nguyên và môi trường
24 Du lịch 86 Quản lý thông tin
25 Giáo dục chính trị 87 Quản lý thủy sản
26 Giáo dục công dân 88 Quản lý văn hoá
27 Giáo dục Đặc biệt 89 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
28 Giáo dục Quốc phòng – An ninh 90 Quản trị khách sạn
29 Hán Nôm 91 Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống
30 Hàn Quốc học 92 Quản trị nhân lực
31 Hệ thống thông tin 93 Quản trị văn phòng
32 Hệ thống thông tin quản lý 94 Quốc tế học
33 Kế toán 95 Sinh học
34 Khoa học cây trồng 96 Sư phạm công nghệ
35 Khoa học hàng hải 97 Sư phạm Địa lý
36 Khoa học máy tính 98 Sư phạm Hoá học
37 Khoa học môi trường 99 Sư phạm Lịch sử
38 Khoa học quản lý 100 Sư phạm Ngữ văn
39 Khuyến nông 101 Sư phạm Vật lý
40 Kiến trúc cảnh quan 102 Tâm lý học
41 Kinh doanh nông nghiệp 103 Tâm lý học giáo dục
42 Kinh doanh thương mại 104 Thiết kế đồ họa
43 Kinh doanh xuất bản phẩm 105 Thông tin – thư viện
44 Kinh tế chính trị 106 Thú y
45 Kinh tế nông nghiệp 107 Thương mại điện tử
46 Kinh tế tài nguyên thiên nhiên 108 Tiếng Việt và văn hoá Việt Nam
47 Kinh tế vận tải 109 Toán học
48 Kỹ thuật cơ – điện tử 110 Toán ứng dụng
49 Kỹ thuật cơ khí 111 Tôn giáo học
50 Kỹ thuật điện 112 Triết học
51 Kỹ thuật điện tử – viễn thông 113 Trinh sát an ninh
52 Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa 114 Trinh sát cảnh sát
53 Kỹ thuật hạt nhân 115 Truyền thông đa phương tiện
54 Kỹ thuật hình sự 116 Truyền thông đại chúng
55 Kỹ thuật máy tính 117 Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam
56 Kỹ thuật môi trường 118 Văn hoá học
57 Kỹ thuật nhiệt 119 Văn học
58 Kỹ thuật phần mềm 120 Vật lý học
59 Kỹ thuật tàu thuỷ 121 Việt Nam học
60 Kỹ thuật xây dựng 122 Xã hội học
61 Kỹ thuật y sinh 123 Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước
62 Lâm nghiệp đô thị 124 Xuất bản

4. Các trường đại học khối C

a. Khu vực Hà Nội

Đại học Chính trị
Đại học Công Đoàn
Đại học Công nghệ Đông Á
Đại học Công nghệ và Quản lý hữu nghị
Đại học Công nghiệp Hà Nội
Đại học Đại Nam
Đại học FPT Hà Nội
Đại học Giáo dục – ĐHQG Hà Nội
Đại học Hòa Bình
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội
Đại học Kiểm sát Hà Nội
Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Đại học Lao động – Xã hội
Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
Đại học Luật Hà Nội
Đại học Mở Hà Nội
Đại học Nguyễn Trãi
Đại học Nội vụ Hà Nội
Đại học Phenikaa
Đại học Phương Đông
Đại học Sư phạm Hà Nội
Đại học Sư phạm nghệ thuật Trung ương
Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Đại học Thành Đô
Đại học Thăng Long
Đại học Thủ đô Hà Nội
Đại học Văn hóa Hà Nội
Đại học Y tế Công cộng
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Học viện Biên phòng
Học viện Chính sách và Phát triển
Học viện Chính trị Công an nhân dân
Học viện Dân tộc
Học viện Ngân hàng
Học viện Ngoại giao
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Học viện Phụ nữ Việt Nam
Học viện Quản lý giáo dục
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Học viện Tòa Án
Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội
Đại học Phenikaa

b. Khu vực các tỉnh miền Bắc (ngoài Hà Nội)

Đại học Hạ Long
Đại học Hải Phòng
Đại học Hải Dương
Đại học Hoa Lư
Đại học Hùng Vương
Đại học Khoa học Thái Nguyên
Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên
Đại học Kinh Bắc
Đại học Nông lâm Thái Nguyên
Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng
Đại học Sao Đỏ
Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Đại học Sư phạm Thái Nguyên
Đại học Tây Bắc
Đại học Tân Trào
Đại học Thái Nguyên phân hiệu Lào Cai
Đại học Thành Đông
Đại học Việt Bắc

c. Khu vực các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên

Đại học Công nghiệp Vinh
Đại học Duy Tân
Đại học Đà Lạt
Đại học Đà Nẵng Phân hiệu Kon Tum
Đại học Đông Á
Đại học Hà Tĩnh
Đại học Hồng Đức
Đại học Khánh Hòa
Đại học Khoa học Huế
Đại học Luật Huế
Đại học Nội vụ Phân hiệu Quảng Nam
Đại học Nông lâm Huế
Đại học Phạm Văn Đồng
Đại học Phan Thiết
Đại học Phú Xuân
Đại học Phú Yên
Đại học Quảng Bình
Đại học Quảng Nam
Đại học Quang Trung
Đại học Quy Nhơn
Đại học Sư phạm Đà Nẵng
Đại học Sư phạm Huế
Đại học Tài chính – Kế toán
Đại học Tài chính – Kế toán Phân hiệu Huế
Đại học Tài Nguyên và Môi trường Phân hiệu Thanh Hóa
Đại học Tây Nguyên
Đại học Thái Bình Dương
Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
Đại học Vinh
Đại học Yersin Đà Lạt
Trường Du lịch – Đại học Huế

d. Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh

Đại học Công nghệ TPHCM
Đại học Công nghiệp TPHCM
Đại học Gia Định
Đại học Hùng Vương TPHCM
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TPHCM
Đại học Kinh tế – Tài chính TPHCM
Đại học Lao động – Xã hội Cơ sở 2
Đại học Luật TPHCM
Đại học Mở TPHCM
Đại học Ngân hàng TPHCM
Đại học Nguyễn Tất Thành
Đại học Nội vụ Phân hiệu TPHCM
Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Đại học Quốc tế Sài Gòn
Đại học Sài Gòn
Đại học Sư phạm TPHCM
Đại học Tôn Đức Thắng
Đại học Văn Hiến
Đại học Văn hóa TPHCM
Đại học Văn Lang
Đại học Quản lý và Công nghệ TPHCM

e. Khu vực các tỉnh miền Nam (ngoài TPHCM)

Đại học An Giang
Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
Đại học Bạc Liêu
Đại học Bình Dương
Đại học Cần Thơ
Đại học Cần Thơ Cơ sở Hòa An
Đại học Công nghệ Đồng Nai
Đại học Cửu Long
Đại học Đồng Nai
Đại học Đồng Tháp
Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An
Đại học Lạc Hồng
Đại học Nam Cần Thơ
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
Đại học Tây Đô
Đại học Thủ Dầu Một
Đại học Tiền Giang
Đại học Trà Vinh
Đại học Kiên Giang

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Hướng dẫn giáo viên

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button