Giáo dục

Bài 3 trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1

THPT Ngô Thì Nhậm hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 101 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Hai đứa trẻ chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Phân tích tâm trạng của Liên và An trước khung cảnh thiên nhiên và bức tranh đời sống nơi phố huyện.

Bạn đang xem: Bài 3 trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Trả lời bài 3 trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Hai đứa trẻ tối ưu nhất, THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 3 trang 101 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Tâm trạng của Liên Và An trước khung cảnh thiên nhiên và bức tranh đời sống nơi phố huyện:

* Trước khung cảnh thiên nhiên:

– Chị em Liên cảm nhận buổi chiều quê bằng những cảm giác rất riêng, vừa buồn, vừa gắn bó.

+ Liên cảm thấy: “lòng buồn man mác trước cái thời khắc của ngày tàn”.

+ Cô cảm nhận được cả “cái mùi riêng của đất của quê hương này”.

– Khi phố huyện khi đêm xuống: Liên và An lặng lẽ ngắm bầu trời lúc về đêm: “ Qua khẽ lá bàng ngàn sao vẫn lấp lánh, một con đom đóm bám vào dưới mặt lá, vùng sáng nhỏ xanh nhấp nháy.. rồi hoa bàng rụng xuống vai Liên khe khẽ, thỉnh thoảng từng loạt một. Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu”.

* An và Liên lặng lẽ quan sát những gì đang diễn ra nơi phố huyện và xót xa cảm thông, chia sẻ với những kiếp người nhỏ nhoi, sống lay lắt trong bóng tối của cơ cực, nghèo đói, tù đọng trong bóng tối của họ.

→ Nỗi buồn cùng bóng tối tràn ngập trong đôi mắt Liên, nhưng trong tâm hồn cô bé vẫn dành cho cho một mong ước, sự đợi chờ trong đêm: Chuyến tàu đêm qua.

Cách trình bày 2

– Ngồi trước cửa hàng, chị em Liên cảm nhận về buổi chiều quê bằng những cảm giác rất riêng, vừa buồn, vừa gắn bó.

+ Có lẽ chính bởi thế mà Liên mới cảm thấy cái “mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng cúa ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc” là “cái mùi riêng của đất, của quê hương này”.

+ Hoà hợp, gần gũi với thiên nhiên, hai đứa trẻ đã phát hiện ra bao biến thái tinh vi của nó: “An và Liên lặng ngước mắt lên nhìn các vì sao đế tìm sông Ngân Hà và con vịt theo sau ông Thần Nông”. Tâm hồn của chúng dường như có sự giao cảm, giao hoà với cây cỏ quê hương: “Qua kẽ lá của cành bàng, ngàn sao vẫn lấp lánh; một con đom đóm bám vào dưới mặt lá, vùng sáng nhỏ xanh nhấp nháy rồi hoa bàng rụng xuống vai Liên khe khẽ, thỉnh thoáng từng loạt một. Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu”.

– An và Liên lặng lẽ quan sát những gì đang diễn ra ở phố huyện với một cảm giác buồn mênh mang. Chúng xót xa, cảm thông chia sẻ với những kiếp người nhỏ nhoi sống lay lắt trong bóng tối cơ cực, đói nghèo mà kì thực chính cuộc sống của chúng cũng buồn tẻ và vô vị như thế. Liên và An chắc cũng mơ màng nhận ra điều ấy, phải chăng chính vì thế mà đêm nào hai chị em cũng cố thức để đợi chuyến tàu muộn của đêm.

Cách trình bày 3

An và Liên lặng lẽ quan sát những gì đang diễn ra ở phố huyện với cảm giác buồn mênh mang. Chúng xót xa, cảm thông chia sẻ với những kiếp người nhỏ nhoi, sống lay lắt trong bóng tối cơ cực, đói nghèo mà kì thực chính cuộc sống của chúng cũng buồn tẻ và vô vị như thế. Liên và An chắc cũng mơ màng nhận ra điều ấy, phải chăng chính vì thế mà đêm nào hai chị em cũng cố thức để đợi chuyến tàu muộn của đêm.

Hai chị em Liên và An là những đứa trẻ ngoan ngoãn, hồn nhiên, chân thực. Dù còn ít tuổi nhưng họ đã có những cảm nhận thật sâu sắc trước hoàn cảnh sống. Ở cái tuổi hiếu động, đầy mơ ước đẹp đẽ, nhưng các em lại bị giam hãm vào một cuộc sông đơn điệu, tẻ ngắt, tù túng và ngưng đọng. Mọi cái đều cứ lặp đi lặp lại một cách cứng nhắc như một cái máy, không hề sai đến một chi tiết nhỏ: sáng mai dậy mở cửa dọn hàng, ngồi bán hàng, trưa kiểm tiền, chiều lại ngồi bán hàng, tối lại xếp hàng, kiểm tiền, rồi đóng cửa cài then, tắt đèn đi ngủ. Ngày nào cũng như vậy, các tháng, trong năm đều như vậy, giống nhau như những giọt nước đến chán ngấy, mỏi mòn…

Sống ở nơi buồn bã, nghèo khó, một mặt họ rât yêu thiên nhiên, cảm thấy gắn bó thân thuộc trước những hình ảnh bình dị của quê hương “nghe mùi ẩm mốc củ đất hòa lẫn với mùi cát bụi bốc lên khiến họ cảm thấy như mùi vị của quê hương”; nhưng mặt khác, họ lại cảm thấy cuộc sống ở đây thật buồn tẻ, nhàm chán, muốn hướng về một nơi mới tươi sáng hơn, đẹp đẽ hơn. Cuộc đời Liên cũng đã âm thầm đi vào bóng tối từ lúc nào, cô đã sống trong cái bóng tối dày đặc của phố huyện từ bao lâu… mà đến nay, “đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa”. Liên “quen lắm” với bóng tối không có nghĩa là cô hoàn toàn cam chịu sống trong cái bóng tối ấy suốt cả cuộc đời. Sống mãi trong bóng tối, Liên càng khát khao hướng về ánh sáng, cô theo dõi, tìm kiếm, chỉ mong ánh sáng đến từ mọi phía: từ “ngàn sao lấp lánh trên trời” đến “từng hột sáng lọt qua phên nứa”, rồi Liên mơ tưởng tới ánh sáng của quá khứ, của những kỉ niệm về “Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo” đã lùi xa tít tắp…

Cách trình bày 4

– Trước bức tranh thiên nhiên nơi phố huyện, Liên cảm thấy “buồn man mác”, cảm nhận được cái “mùi ẩm mốc bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc “là” cái mùi riêng của đất, của quê hương này”. Hòa hợp, gần gũi với thiên nhiên và dường như có cả sự giao cảm, hòa hợp với thiên nhiên phố huyện “tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu”.

– Trước bức tranh đời sống nơi phố huyện, tâm trạng Liên: “động lòng thương” với những kiếp người nhỏ nhoi, sống lay lắt trong bóng tối cơ cực, đói nghèo mà kì thực chính cuộc sống của chúng cũng buồn tẻ và vô vị như thế. Liên và An chắc cũng mơ màng nhận ra điều ấy, phải chăng chính vì thế mà đêm nào hai chị em cũng cố thức để đợi chuyến tàu muộn của đêm.

Cách trình bày 5

Tâm trạng của hai đứa trẻ trước khung cảnh thiên nhiên và bức tranh phố huyện được miêu tả khéo léo, tinh tế:

+ Chị em Liên cảm nhận về buổi chiều bằng những cảm giác riêng, vừa buồn, vừa gắn bó

+ Hòa hợp với thiên nhiên, hai đứa trẻ phát hiện ra biết bao biến thái tinh vi của nó (ngước mắt tìm dòng sông Ngân Hà)

+ Tâm trạng của hai đứa trẻ có sự giao cảm, hòa hợp với cỏ cây quê hương ( qua kẽ lá bàng…giấc mơ không hiểu)

⇒ Hai chị em lặng lẽ quan sát những điều diễn ra ở phố huyện với cảm giác buồn mênh mang, xót xa cảm thông với kiếp người nhỏ nhoi, lay lắt trong bóng tối cơ cực.

Tham khảo: Phân tích bức tranh cuộc sống trong truyện ngắn Hai đứa trẻ

Bài 3 trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Hai đứa trẻ trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.


Trả lời câu hỏi bài 3 trang 101 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Hai đứa trẻ

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button