Tổng hợp

Khẩu phần ăn là gì? Lợi ích của việc xây dựng khẩu phần ăn

Khẩu phần ăn là gì?

Câu hỏi: Khẩu phần ăn là gì?

Trả lời: Khẩu phần ăn là suất ăn của một người trong một ngày nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu về chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho cơ thể (protein, lipit, vitamin, chất khoáng, gluxit,…).

Cần cung cấp một khẩu phần ăn uống hợp lí (dựa vào thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn) để đảm bảo cho cơ thể sinh trưởng, phát triển và hoạt động bình thường.

Nguyên tắc lập khẩu phần:

– Đảm bảo phù hợp nhu cầu của từng đối tượng.

– Đảm bảo cân đối thành phần các chất hữu cơ cung cấp đủ muối khoáng và vitamin.

– Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể

Khẩu phần ăn là gì?
Khẩu phần ăn là gì?

Các nguyên tắc khi phối hợp khẩu phần ăn

Nguyên tắc khoa học

– Dinh dưỡng, đảm bảo cân bằng các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn, trọng tâm là năng lượng và prôtêin.

– Tỉ lệ dinh dưỡng chính là tỉ lệ giữa những chất không prôtêin và những chất prôtêin.

– Khối lượng khẩu phần ăn

– Dạ dày vật nuôi có hạn, nếu thức ăn nhiều thì vượt quá sức chứa dạ dày. Thức ăn phải phù hợp về lượng.

Nguyên tắc kinh tế

– Giá thành khẩu phần ăn không quá cao, hiệu quả sử dụng cao, vật liệu có ở địa phương, giảm chi phí vận chuyển…

– Một suất ăn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng phải cân bằng được các vi chất có từ trong thức ăn, không thừa, không thiếu. Nếu thiếu chất sẽ gây trì trệ năng lượng, còn nếu thừa chất lại lãng phí kinh tế (một số chất thừa quá cũng không tốt cho sức khỏe do quá trình chuyển hóa và phản ứng trong cơ thể). Bữa ăn dành cho một người trưởng thành phải đầy đủ các chất như Protein 12%, Chất béo chiếm 16%, và còn lại là 72% tinh bột.

Ngoài ra, không phải chỉ cần có thịt, cá, trứng là đủ, cần phải bổ sung các loại củ, rau xanh, trái cây (chuối, đu đủ, bơ, táo, ổi, dưa hấu…), đảm bảo nguồn vitamin và chất khoáng dồi dào, các loại đậu, chất sắt (có trong rau lá xanh thẫm, gan, huyết…). Người nấu, chuyên gia dinh dưỡng cần am hiểu hàm lượng vi chất trong từng món ăn, và phải có khả năng phân chia, kết hợp thức ăn này với thức ăn khác sao cho hiệu quả dinh dưỡng cao nhất. Món ăn cần được chế biến lành mạnh, hợp vệ sinh, không dùng quá nhiều dầu mỡ, chất bảo quản, và cần phải đổi món liên tục nhằm tránh sự ngán ăn cho người dùng.

Lợi ích của việc xây dựng khẩu phần ăn

Trong trường hợp khẩu phần ăn không đủ chất dinh dưỡng dễ dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bản thân. Trong công việc, làm trì trệ trong sản xuất, gia tăng tỷ lệ tai nạn lao động do mất tập trung, hoặc các bữa ăn không đạt vệ sinh an toàn thực phẩm dễ dẫn đến các cuộc đình công tại nơi làm việc…

Dưới đây là một số lợi ích của việc xây dựng khẩu phần ăn:

+ Có cơ thể luôn khỏe mạnh, tràn đầy sinh lực

+ Giúp cải thiện tâm trạng

+ Giúp duy trì cân nặng hợp lý hoặc giảm cân hiệu quả

+ Giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư

+ Nâng cao sức khỏe tim mạch

+ Cải thiện sức khỏe đường ruột

+ Cải thiện trí nhớ và sức khỏe não bộ

+ Giảm thiểu khả năng mắc tiểu đường

+ Giảm nguy cơ loãng xương

+ Giúp bạn có giấc ngủ tốt hơn

+ Tăng tuổi thọ

+ Sức khỏe tốt cho thế hệ sau

Ngoài ra, khẩu phần ăn hợp lí, chế độ ăn uống lành mạnh còn có nhiều tác dụng, cụ thể như:

– Tăng năng suất làm việc: Khi cơ thể hấp thụ thực phẩm xấu, đồ ăn nhanh gây suy nhược, mệt mỏi và tạo cảm giác nhanh đói. Ngược lại, thực phẩm lành mạnh cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể, thức ăn được tiêu hóa từ từ, tạo cảm giác no lâu tránh gián đoạn công việc.

– Tiết kiệm tiền thăm khám, chữa bệnh: Một cơ thể khỏe mạnh, chắc chắn đi liền với việc hạn chế bệnh tật, cơ thể sản sinh ra nhiều kháng thể, phòng tránh được nhiều bệnh tật, ốm vặt. Bạn sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí không hề nhỏ từ tiền viện phí và thuốc thang.

– Không cần sử dụng các thực phẩm bổ sung: Việc nạp các chất dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể qua đường ăn uống là cách mà cơ thể hấp thụ một cách tự nhiên nhất, lành tính và hiệu quả nhất

– Tốt cho da và tóc: Nhờ chế độ ăn uống lành mạnh, cơ thể nhận đủ chất dinh dưỡng tốt và không ăn đồ ăn xấu giúp cơ thể có làn da mịn màng và tóc chắc khỏe hơn.

Lợi ích của việc xây dựng khẩu phần ăn
Lợi ích của việc xây dựng khẩu phần ăn

Tại sao cần phải xây dựng khẩu phần ăn uống hợp lý?

Khẩu phần ăn nằm trong hoạt động ăn uống của mỗi người, thường diễn ra vào một thời điểm nhất định trong ngày. Khẩu phần ăn thường bao gồm các món thương thực, thực phẩm, món tráng miệng, …

Thông thường, một ngày của chúng ta sẽ có 3 bữa chính là sáng, trưa, tối và một bữa ăn phụ. Khoa học dinh dưỡng cũng đã có các nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu chia hoạt động ăn uống như vậy thì sẽ giúp cho khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn được diễn ra tốt hơn so với việc chỉ dồn toàn bộ lượng thức ăn vào cơ thể trong vòng 2 bữa. Tuy nhiên, ăn đúng bữa là chưa đủ, mọi người cần phải có một khẩu phần ăn hợp lý với cơ thể của mình để có được một sức khỏe tốt. Bởi thực tế, việc ăn ít sẽ khiến cho cơ thể không có đủ dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng gầy gò, ốm yếu, thiếu chất, … Còn khi ăn quá nhiều, cơ thể sẽ bị quá tải, khó hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng, từ đó dẫn đến tình trạng thừa dinh dưỡng. Khi các chất không được chuyển hóa hết thì sẽ được cơ thể tích tụ dưới dạng mỡ thừa, gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm như bệnh béo phì, bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, … .

Chính vì vậy, mỗi người cần phải xây dựng một khẩu phần ăn uống một ngày sao cho thật hợp lý, đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ các loại dinh dưỡng cần thiết, đảm bảo duy trì tốt các chức năng mà không bị tình trạng thiếu hụt cũng như quá dư thừa dinh dưỡng.

Thế nào là khẩu phần ăn hợp lý?

Một khẩu phần ăn đảm bảo chất dinh dưỡng là có thể cân bằng được các vi chất có từ thức ăn là Glucid, Lipid, Protid và Vitamin. Đồng thời, các chất dinh dưỡng này phải có tỷ lệ cân đối, phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Bữa sáng cần được coi là bữa ăn chính, lượng thức ăn dành cho nó nên đạt 1/3 năng lượng cả ngày. Bữa sáng cũng nên có đầy đủ các chất dinh dưỡng bao gồm các nhóm: chất bột như bún, bánh mì, cơm, phở, …; Chất đạm từ thịt, cá, trứng, sữa, …; Chất béo từ dầu, mỡ, bơ, … ; Vitamin và muối khoáng đến từ các loại trái cây và rau xanh.

Xây dựng khẩu phần ăn hợp lý cần dựa trên những yếu tố nào?

Đảm bảo nhu cầu của cơ thể:

Cần cân đối về Glucid-Lipid-Protid: Năng lượng của khẩu phần ăn do Glucid cung cấp chiếm từ 60-65% tổng năng lượng khẩu phần, do Lipid cung cấp chiếm từ 18-25%, do Protid cung cấp chiếm 12-15%.

Cần cân đối về vitamin: Theo khuyến nghị của FAO/WHO: trong 1000kcal cần 0,4mg Vitamin B1; 0,55mg Vitamin B2.

Cần cân đối về khoáng chất: Đặc biệt là với các chất khoáng và lượng Vitamin. Trừ ngũ cốc, thức ăn từ thực vật là các loại thực phẩm gây kiềm, còn thực phẩm có nguồn gốc từ động vật sẽ là thức ăn gây toan. Chính vì vậy, một khẩu phần ăn hợp lý nên có chứa nhiều chất gây kiềm.

Thời gian xây dựng khẩu phần ăn đủ dài:

Khẩu phần ăn hợp lý cần xây dựng và duy trì trong vòng 7-10 ngày để có thể thay đổi các món ăn một cách hợp lý, tránh sự nhàm chán và đảm bảo được dinh dưỡng trong mỗi khẩu phần ăn.

Số lượng bữa ăn và năng lượng cho từng bữa:

Điều này cần phải phụ thuộc vào giới tính, độ tuổi, tình trạng lao động và mức sống để có thể phân chia được bữa ăn hợp lý. Ví dụ:

  • Trẻ em nhỏ dưới 3 tuổi nên được ăn 5-6 bữa/ ngày.
  • Trẻ em trên 3 tuổi và thanh thiếu niên nên ăn 4-5 bữa/ ngày.
  • Người lớn thông thường ăn 3 bữa/ ngày.
  • Người lao động nặng nhọc nên chia làm 4 đến 5 bữa/ ngày.

Lưu ý: Khoảng cách giữa các bữa ăn không nên dưới 4 tiếng hoặc không dài hơn 6 tiếng đồng hồ.

Đảm bảo sự đa dạng về mặt dinh dưỡng:

Khi xây dựng khẩu phần ăn cần phải tính toán sao cho chúng có tính đa dạng về giá trị dinh dưỡng, đặc biệt là trong các bữa ăn chính. Các món ăn cần chế biến phong phú về màu sắc, mùi vị, cách trình bày, … để kích thích được vị giác và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Mức độ dễ tiêu hóa và giá trị dinh dưỡng của bữa ăn:

Xây dựng khẩu phần ăn hợp lý là cần phải chú ý đến mức độ dễ tiêu hóa và giá trị dinh dưỡng của bữa ăn. Bạn không nên tập trung có quá nhiều thức ăn khó tiêu và giàu năng lượng trong một bữa hoặc ăn một bữa có chứa nhiều thực phẩm nhưng lại nghèo năng lượng.

Xây dựng khẩu phần ăn cân đối
Xây dựng khẩu phần ăn cân đối

Những chất cần thiết khi xây dựng khẩu phần ăn hợp lý

Thực phẩm có chứa nhiều carbohydrate từ chất xơ và tinh bột:

Lượng Carbohydrate có từ tinh bột nên chiếm hơn 1/3 lượng thực phẩm mà bạn tiêu thụ một ngày. Chính vì vậy, hãy xây dựng khẩu phần ăn hợp lý với nhiều chất xơ bằng cách ăn đa dạng các loại ngũ cốc nguyên cám như bánh mì làm từ gạo lứt, ngũ cốc nguyên cám, khoai tay chưa bóc vỏ, … Những loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ hơn các loại carbohydrate có từ tinh bột màu trắng hoặc tinh luyện. Đồng thời, chúng giúp bạn cảm thấy no lâu hơn.

Trái cây và rau củ:

Các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến nghị rằng, khẩu phần ăn cần đầy đủ chất từ ít nhất 5 loại trái cây và rau củ mỗi ngày, bất kể chúng là đồ tươi hay đóng hộp, sấy khô hoặc ép thành nước.

Cá:

Cá là một loại thực phẩm có chứa một lượng vitamin, protein và khoáng chất dồi dào. Chính vì vậy, bạn hãy ăn ít nhất 2 khẩu phần cá mỗi tuần, trong đó nên có cá béo, vì chính giúp bạn ngăn ngừa được bệnh tim mạch. Các loại cá béo bao gồm:

  • Cá hồi sống ở cả nước ngọt và nước mặn;
  • Cá trích;
  • Cá mòi lớn, cá mòi nhỏ;
  • Cá thu.

Các bước xây dựng khẩu phần ăn hợp lý

Bước 1: Tính lượng calo cần tiêu thụ dựa vào năng lượng của độ tuổi của các thành viên trong gia đình

Bước 2: Lựa chọn cách cân đối calo thích hợp với nhu cầu của mỗi người

Bước 3:

  • Lựa chọn lên thực đơn trong 1 ngày hay 1 tuần.
  • Lựa chọn thực phẩm tươi, màu sắc đa dạng, hấp dẫn, giàu giá trị dinh dưỡng để kích thích khả năng thèm ăn.

Bước 4: Lựa chọn thực phẩm: dựa vào bảng thành phần hóa học và bảng lương thực được khuyến cáo sử dụng.

Bước 5: Bổ sung thêm đường và dầu mỡ để đạt được năng lượng.

********************

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button