Giáo dụcLớp 11

Kết bài Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Đề bài: Kết bài Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

ket bai chu nguoi tu tu cua nguyen tuan

Kết bài Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Bạn đang xem: Kết bài Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

1. Kết bài 1:

Có thể nói Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là tuyệt bút “gần tới sự toàn diện, tuyệt mĩ” của văn học Việt Nam. Tác phẩm không chỉ đơn thuần mang đến một câu chuyện, một cuộc gặp gỡ giữa một người tử tù và viên quản ngục mà qua đó nhà văn Nguyễn Tuân còn khẳng định được giá trị, sức mạnh của cái đẹp, nó không chỉ tạo nên mối đồng cảm giữa những tâm hồn đẹp mà còn “thanh lọc” tâm hồn, hướng con người ta đến cái thiện.

—————–HẾT BÀI 1——————

Để hoàn thành bài Phân tích/Cảm nhận tác phẩm Chữ người tử tù hay, bên cạnh phần Kết bài, các em cũng cần dẫn dắt vào bài cho khéo, cho hấp dẫn. Những cách viết Mở bài Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là nội dung mà các em không thể bỏ qua.

2. Kết bài 2:

Qua việc sáng tạo nên tình huống truyện đặc sắc kết hợp với thủ pháp đối lập, tương phản gay gắt, hình ảnh sống động, Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân không chỉ thành công dựng lên hình tượng Huấn Cao – một người nghệ sĩ tài hoa, một người anh hùng khí phách, bản lĩnh mà còn gửi gắm được những thông điệp lớn lao. Chữ người tử tù đã cho thấy được chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, sức mạnh của cái đẹp, cái cao thượng có thể đẩy lùi bóng tối, cái bạo tàn, đó cũng là chiến thắng của tinh thần hiên ngang, bất khuất không cam chịu cuộc sống nô lệ của dân tộc.

3. Kết bài 3:

Đọc xong Chữ người tử tù, những cảm xúc như bị lắng đọng lại sau cuộc gặp gỡ và lời khuyên của người tử tù Huấn Cao với viên quản ngục. Câu chuyện có kết thúc mở nên không ai biết số phận của Huấn Cao và quyết định của viên quản ngục sau đó như thế nào nhưng nhìn vào sự chân thành của Huấn Cao cùng thái độ trân trọng, sự xúc động của viên quản ngục khi nhận chữ chúng ta có cơ sở để tin rằng cái thiện, cái đẹp đã chiến thắng, rằng viên quản ngục sẽ “lĩnh giáo” lời khuyên của Huấn Cao mà từ bỏ chốn ngục tù, bảo vệ thiên lương trong sáng. Cái hay của Nguyễn Tuân trong truyện ngắn này là mở ra nhiều liên tưởng, suy ngẫm cho người đọc mà không “đóng khung” câu chuyện trong một giới hạn hay những cảm nhận chủ quan.

4. Kết bài 4:

Chữ người tử tù là truyện ngắn đặc sắc, một trong những tác phẩm thành công nhất trong tập “Vang bóng một thời” của nhà văn Nguyễn Tuân. Qua truyện ngắn chúng ta không chỉ bắt gặp hình ảnh đẹp của người anh hùng Huấn Cao tài hoa, khí phách hơn người mà còn cảm nhận được những quan niệm về nghệ thuật sâu sắc của Nguyễn Tuân: trong bất cứ hoàn cảnh nào, cái đẹp nghệ thuật chân chính cũng sẽ ngời sáng, tạo cầu nối giữa những tâm hồn và hướng con người ta đến cái thiện, đến những điều tốt đẹp.

—————-HẾT—————-

Nắm được phương pháp viết Mở bài, Kết bài giúp bài viết của các em có sức hấp dẫn, thu hút với người đọc. Tuy nhiên để bài viết có chiều sâu thì các em cần củng cố thêm kiến thức về tác phẩm. Bài Cảm nhận về truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Chữ người tử tù, Phân tích nhân vật quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, Phân tích cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, Phân tích vẻ đẹp của Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù. là những nội dung hay giúp các em hiểu thêm về truyện ngắn Chữ người tử tù.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button