Giáo dụcLớp 6

Kể về ngày hội Đền Hùng

Đề bài: Kể về ngày hội Đền Hùng

ke ve ngay hoi den hung

Văn mẫu kể về lễ hội đền Hùng ngắn, hay, cuốn hút

Bạn đang xem: Kể về ngày hội Đền Hùng

Bài làm:

Việt Nam được biết đến là một đất nước với một nền văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc. Điều này được thể hiện rất rõ qua những nét phong tục tập quán, trong đó có những lễ hội mang đậm tính dân tộc. Một trong những lễ hội đặc sắc và nổi bật là lễ hội Đền Hùng.

Lễ hội Đền Hùng được diễn ra tại tỉnh Phú Thọ. Đây là một lễ hội mang tầm quốc gia diễn ra với mục đích để tưởng nhớ các vị vua Hùng đã có công dựng nước đối với dân tộc. Lễ hội được tổ chức vô cùng trang trọng với những nghi thức đậm chất truyền thống và thu hút rất nhiều những du khách trong nước và quốc tế về dự. Lễ hội đền Hùng diễn ra từ mùng 8 đến ngày 11 tháng 3 âm lịch. Trong đó, mùng 10 là ngày hội chính thức. Lễ hội có hai phần là phần lễ và phần hội.

Đây là một lễ hội mang tầm quốc gia, vì thế phần tế lễ rất được coi trọng, được coi như quốc lễ. Tế lễ được thực hiện bởi các cụ lão, bô lão tại nơi đây. Sau theo đó là các đoàn nhân dân và các du khách đến hành hương du lịch đền Hùng để tế lễ trong các đền thờ và tưởng niệm các vua Hùng.

Phần hội được diễn ra rất sôi nổi. Mọi năm đều có phần rước kiệu. Các kiệu đều được trang hoàng từ trước. Đó là một phần không thể thiếu đối với người dân nơi đây và du khách. Họ được chiêm ngưỡng phần rước kiệu vô cùng đặc sắc, đẹp mắt. Mỗi đám rước đều có tất cả ba cỗ kiệu đi liền với nhau. Trên đó đều được bày biện những đồ hết sức tinh xảo và đẹp mắt, từ những mâm ngũ quả đến đồ trang trí tại đó đều thể hiện sự tôn nghiêm, thành kính. Bên cạnh đó, có rất nhiều những quầy hàng lưu niệm hay các dịch vụ phục vụ nhu cầu giải trí của con người xuất hiện. Những trò chơi dân gian cũng được tổ chức như đấu vật, đu quay, hội thi nấu cơm, đánh cờ… Đến đây, du khách không chỉ được hòa mình vào không khí trang nghiêm, thành kính của buổi lễ mà còn được lắng nghe, thả hồn vào những điệu hát xoan đậm chất. Đây chính là cơ hội để văn hóa mọi vùng miền giao lưu với nhau.

Lễ hội đền Hùng được đón rất nhiều những du khách và đặc biệt là các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương. Như thường lệ, hằng năm, khi diễn ra lễ hội đền Hùng, Thủ tướng hoặc Chủ tịch nước… đều đến mở hội khai trống. Đây được xem như một vinh dự, niềm tự hào của những con người mảnh đất Phú Thọ.

Việc tưởng nhớ, ghi công, biết ơn thế hệ cha ông có công với đất nước đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần, văn hóa của con người Việt Nam. Đặc biệt, với những lễ hội lớn hàng năm là dịp để chúng ta cùng hướng về cội nguồn. Điều này thể hiện rõ tinh thần đoàn kết cũng như đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” từ hàng ngàn năm của cha ông ta. Đúng như lời của Bác Hồ đã từng căn dặn:

“Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”

Đất nước ngày càng phát triển, con người đang ngày càng được tiếp cận nhiều hơn với những nền văn hóa khác nhau. Thế nhưng những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những đạo lý truyền thống của dân tộc cần được phát huy và lưu truyền mãi mãi. Đó như một lời nhắc nhở những thế hệ mai sau, những thế hệ trẻ cần sống có đạo lý, sống có trách nhiệm với cả quá khứ, hiện tại và tương lai. 

———————————————

Cùng với đề văn Kể về ngày hội Đền Hùng, các bài văn hay lớp 6 còn bao gồm rất nhiều bài văn tự sự với đa dạng chủ đề như Kể về ngày hội đua thuyền, Kể về ngày hội gò Đống Đa, Kể về ngày hội chọi trâu Đồ Sơn, Kể về ngày hội Lim… Các em học sinh, thầy cô giáo giảng dạy có thể tham khảo những bài văn mẫu này củng cố kiến thức và biết cách làm văn cũng như trau dồi vốn từ hỗ trợ quá trình làm văn hiệu quả nhất.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button