Giáo dụcLớp 8

K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + KCl + Cl2 + H2O

K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + KCl + Cl2 + H2O được THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn hướng dẫn các bạn học sinh viết và cân bằng đúng phương trình phản ứng oxi hóa khử khi cho K2Cr2O7 tác dụng HCl, đây được coi là phương trình cân bằng khó. Do đó các bạn học sinh cần lưu ý viết đúng sản phẩm, để cân bằng chính xác. Mời các bạn xem chi tiết nội dung cân bằng phản ứng dưới đây.

1. Phương trình phản ứng K2Cr2O7 tác dụng HCl

K2Cr2O7 + 14HCl → 2CrCl3 + 2KCl + 3Cl2 + 7H2O

 (da cam)            (không màu)         (vàng)       (không màu)  (vàng lục)    (không màu)

2. Cân bằng phản ứng K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + KCl + Cl2 + H2O

begin{array}{l}1xleft|Cr_2^{+6};+;6e;rightarrow2Cr^{+3};right.\3xleft|;;2Cl^{-1}rightarrow C{l^0}_2+;2eright.\\end{array}

Bạn đang xem: K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + KCl + Cl2 + H2O

Phương trình phản ứng: K2Cr2O7 + 14HCl → 2CrCl3 + 2KCl + 3Cl2 + 7H2O

3. Điều kiện phản ứng xảy ra

Nhiệt độ thường

3. Tính chất của kalidicromat

a. Tính chất vật lí:

Là tinh thể tam tà màu đỏ – da cam.

Nhiệt độ nóng chảy: 398oC; phân hủy ở 500oC.

Trong không khí K2Cr2O7 không chảy rữa.

Tan nhiều trong nước cho dung dịch màu da cam – màu đặc trưng của ion Cr2O72-.

Tan trong SO2 lỏng; không tan trong rượu và ete. Muối này có độ tan thay đổi theo nhiệt độ, K2Cr2O7 có vị đắng.

b. Tính chất hóa học

  • Phân hủy ở 500oC

4K2Cr2O7 overset{500oC}{rightarrow} 4K2CrO4 + 2Cr2O3 + 3O2

  • Tác dụng với dung dịch kiềm

K2Cr2O7 + 2KOH → 2K2CrO4 + H2O

(da cam) (vàng)

  • K2Cr2O7 có tính oxi hóa mạnh (nhất là trong môi trường axit – tính oxi hóa như axit cromic).

K2Cr2O7 + 14HCl → 2CrCl3 + 2KCl + 3Cl2 + 7H2O

K2Cr2O7 + 3SO2 + H2SO4 → Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O

K2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O

Ở trạng thái rắn, K2Cr2O7 có thể oxi hóa được S, P, C khi đun nóng:

K2Cr2O7 + 2C → K2CO3 + Cr2O3 + CO

4. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1. Cho phản ứng K2Cr2O7 + HCl → KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O. Số phân tử HCl đóng vai trò môi trường là

A. 3

B. 6

C. 8

D.14

Đáp án C

Câu 2. Trong phản ứng

K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + KCl + Cl2 + H2O

Tổng hệ số cân bằng tối giản của phản ứng là

A. 28

B. 29

C. 30

D. 31

Đáp án B

Phương trình hóa học

K2Cr2O7 + 14HCl → 2CrCl3 + 2KCl + 3Cl2 + 7H2O

Tổng hệ số cân bằng trong phương trình là: 1 + 14 + 2 + 2 + 3 + 7 = 29

Câu 3. Khi cho Kalidicromat vào dung dịch HCl dư đun nóng xảy ra phản ứng:

K2Cr2O7 + HCl → KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O

Nếu dùng 5,88 gam K2Cr2O7 thì số mol HCl bị Oxi hóa là:

A. 0,14 mol.

B. 0,28 mol.

C. 0,12 mol.

D. 0,06 mol.

Đáp án C

Số mol HCl bị oxi hóa chính là số mol HCl chuyển thành Cl2

Phương trình phản ứng hóa học

K2Cr2O7 + 14HCl → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O

⇒ nHCl bị OXH = 2nCl2 = 6nK2Cr2O7 = 6 × 0,02 = 0,12 mol

Câu 4. Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 23,3 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl dư thấy thoát ra V lit khí H2 (dktc). Giá trị của V là :

A. 10,08 lit

B. 4,48 lit

C. 7,84 lit

D. 3,36 lit

Đáp án C

Áp dụng Bảo toàn khối lượng:

mAl + mCr2O3 = mX

=> nAl = 0,3 mol; nCr2O3 = 0,1 mol

Phương trình phản ứng hóa học

2Al + Cr2O3 → Al2O3 + 2Cr

Sau phản ứng có: nCr = 0,2 mol ;

nAl = 0,1 mol là phản ứng với axit tạo H2

Phương trình phản ứng hóa học

Cr + 2HCl → CrCl2 + H2

Al + 3HCl → AlCl3 + 1,5H2

=> nH2 = nCr + nAl.1,5 = 0,35 mol

=> VH2 = n.22,4 = 0,35.22,4 = 7,84 lit

Câu 5. Crom không phản ứng với chất nào sau đây ?

A. dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng

B. dung dịch HNO3 đặc nguội

C. dung dịch HNO3 đặc, đun nóng

D. dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng

Đáp án B

Câu 6. Khối lượng K2Cr2O7 cần dùng để oxi hoá hết 0,3 moi FeSO4 trong môi trường dung dịch H2SO4 loãng là:

A. 29,4 gam

B. 59,2 gam.

C. 24,9 gam.

D. 14,7 gam

Đáp án D

K2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O

0,05 ← 0,3 (mol)

mK2Cr2O7 = 0,05.294 = 14,7 gam

Câu 7. Muốn điều chế 6,72 lít khí Clo (đktc) thì khối lượng K2Cr2O7 tối thiều cần dùng đế tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư là

A. 29,4 gam.

B. 27,4 gam.

C. 24,9 gam.

D. 26,4 gam

Đáp án A

Ta có: nCl2 = 6,72/22,4 = 0,3 (mol)

Phương trình hóa học

K2Cr2O7 + 14HCl → 2CrCl3 + 2KCl + 3Cl2 + 7H2O

Theo phương trình hóa học: nK2Cr2O7 = 1/3nCl2 = 1/3.0,3 = 0,1 (mol)

Khối lượng K2Cr2O7 tối thiểu cần lấy là: nK2Cr2O7= 0,1.294 = 29,4(g)

—————————–

Trên đây THPT Ngô Thì Nhậm đã giới thiệu tới các bạn K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + KCl + Cl2 + H2O. Để có thể học tốt các môn học trong chương trình lớp 10, THPT Ngô Thì Nhậm xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lí 10, Giải bài tập Sinh học 10, Chuyên đề Hóa học 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Ngoài ra, THPT Ngô Thì Nhậm đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10 Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chúc các bạn học tập tốt.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button