Giáo dụcHóa học 9Lớp 9

Hóa học 9 Bài 39: Benzen – Giải bài tập SGK Hóa học 9 Bài 39

Hóa học 9 Bài 39: Benzen được THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.

Tóm tắt lý thuyết Hóa học 9 Bài 39

Công thức phân tử: C6H6

Phân tử khối: 78

I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

Benzen là chất lỏng, không màu, nhẹ hơn nước, không tan trong nước, hòa tan nhiều chất như: dầu ăn, cao su, nến, iot… Benzen độc.

II. CẤU TẠO PHÂN TỬ

Công thức cấu tạo của benzen:

Tóm tắt lý thuyết Hóa học 9 Bài 39

Như vậy, trong phân tử benzen: Sáu nguyên tử cacbon liên kết với nhau tạo thành mạch vòng sáu cạnh đều, có ba liên kết đôi xen kẽ ba liên kết đơn.

III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

1. Tác dụng với oxi

Benzen cháy trong không khí tạo ra CO2 và H2O. Tuy nhiên, khi benzen cháy trong không khí còn sinh ra muội than.

Tóm tắt lý thuyết Hóa học 9 Bài 39

2. Phản ứng thế với với brom

Đun nóng hỗn hợp benzen và brom có mặt bột sắt, benzen phản ứng thế với brom

Phương trình hóa học:

C6H6 (l) + Br2 (l) → HBr (k) + C6H5Br (l) (brom benzen)

Như vậy, nguyên tử H trong vòng benzen được thay thế bởi nguyên tử Br.

3. Phản ứng cộng

Do phân tử có cấu tạo đặc biệt nên phản ứng cộng của benzen xảy ra khó hơn so với etilen và axetilen.

Trong điều kiện thích hợp benzen có phản ứng cộng với một số chất như H2, Cl2

Ví dụ:

Tóm tắt lý thuyết Hóa học 9 Bài 39

IV. ỨNG DỤNG

Benzen là nguyên liệu quan trọng để sản xuất chất dẻo, phẩm nhuộm, dược phẩm, thuốc trừ sâu…

Benzen được sử dụng làm dung môi trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm hữu cơ.

Giải bài tập SGK Hóa học 9 Bài 39

Bài 1 (trang 125 SGK Hóa 9)

Cấu tạo đặc biệt của phân tử benzen là:

a) Phân tử có 6 vòng cạnh.

b) Phân tử có ba liên kết đôi.

c) Phân tử có 6 vòng cạnh chứa ba liên kết đôi xen kẽ ba liên kết đơn.

d) Phân tử có 6 vòng cạnh chứa ba liên kết đôi và ba liên kết đơn.

Hãy chọn câu đúng nhất trong các câu trên.

Lời giải:

Chọn câu c) đúng.

Bài 2 (trang 125 SGK Hóa 9)

Một số học sinh viết công thức cấu tạo của benzen như sau:

Bài 2 (trang 125 SGK Hóa 9)

Hãy cho biết công thức nào viết đúng, viết sai, tại sao?

Lời giải:

Công thức cấu tạo đúng của benzen :b), d), e)

(a) sai vì 2 liên kết Pi ở 2 nguyên tử C liền kề nhau (sai về vị trí liên kết đôi)

(c) sai vì có 5 nguyên tử C

Bài 3 (trang 125 SGK Hóa 9)

Cho benzen tác dụng với brom tạo ra brombenzen:

a) Viết phương trình hóa học (có ghi rõ điều kiện phản ứng).

b) Tính khối lượng benzen cần dùng để điều chế 15,7g brombenzen. Biết hiệu suất phản ứng đạt 80%.

Lời giải:

a) Phương trình phản ứng:

C6H6 + Br2 Bài 3 (trang 125 SGK Hóa 9) C6H5Br + HBr.

b) nC6H5Br = 15,7 / 157 = 0,1 mol.

Theo pt: nC6H6 = nC6H5Br = 0,1 mol.

Do H = 80% nên:

mC6H6 = 0,1. 78 : 80% = 9,75(g)

Bài 4 (trang 125 SGK Hóa 9)

Hãy cho biết chất nào trong các chất sau đây có thể làm mất màu dung dịch brom. Giải thích và viết phương trình hóa học (nếu có).

a) C6H6.

b) CH2 = CH – CH = CH2.

c) CH3 – C≡ CH.

d) CH3 – CH3.

Lời giải:

Chỉ có chất b) và c) làm mất màu dung dịch brom. Vì trong phân tử có liên kết đôi và liên kết ba tương tự như C2H4 và C2H2.

b) CH2 = CH – CH = CH2 + 2Br2 Bài 4 (trang 125 SGK Hóa 9) CH2Br – CHBr – CHBr – CH2Br.

Hoặc: CH2 = CH – CH = CH2 + Br2 → CH2Br – CHBr – CH = CH2

c) CH3 – C ≡ CH + 2Br2 → CH3 – CBr2 – CHBr2

Hoặc CH3 – C ≡ CH + Br2 → CH3 – CBr = CHBr

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 39 (có đáp án)

Câu 1: Tính chất vật lý nào sau đây của benzen là sai?

A. Benzen là chất lỏng, không màu.

B. Benzen độc.

C. Benzen không tan trong nước.

D. Benzen nặng hơn nước.

Đáp án: D

D sai vì benzen nhẹ hơn nước.

Câu 2: Cấu tạo đặc biệt của phân tử benzen là

A. Phân tử có vòng.

B. Phân tử có 3 liên kết đôi.

C. Phân tử có vòng 6 cạnh, chứa các liên kết đôi.

D. Phân tử có vòng 6 cạnh, chứa 3 liên kết đôi xen kẽ với 3 liên kết đơn.

Đáp án: D

Câu 3: Phản ứng đặc trưng của benzen là

A. phản ứng cháy.

B. phản ứng trùng hợp.

C. phản ứng thế với brom (có bột sắt xúc tác).

D. phản ứng hóa hợp với brom (có bột sắt xúc tác).

Đáp án: C

Câu 4: Trong các phản ứng sau phản ứng hóa học đúng là

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 39 (có đáp án): Benzen

Đáp án: B

Câu 5: Một hợp chất hữu cơ A có phân tử khối là 78 đvC. Vậy A là

A. axetilen.

B. metan.

C. etilen.

D. benzen.

Đáp án: D

Câu 6: Tính khối lượng benzen cần dùng để điều chế được 31,4 gam brombenzen? Biết hiệu suất phản ứng là 85%

A. 15,6 gam.

B. 13,26 gam.

C. 18,353 gam.

D. 32 gam.

Đáp án: C

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 39 (có đáp án): Benzen

Theo PTHH có: nbenzen = nbrombenzen = 0,2 mol

→ Khối lượng benzen theo lý thuyết: mLT = n.M = 0,2.78 = 15,6 gam.

Do hiệu suất phản ứng là 85% → khối lượng brom thực tế là:

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 39 (có đáp án): Benzen

Câu 7: Cần bao nhiêu kg oxi để đốt cháy hết 3,9 kg benzen?

A. 24 kg

B. 12 kg

C. 16 kg

D. 36 kg

Đáp án: B

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 39 (có đáp án): Benzen

Câu 8: Cho 7,8 gam benzen phản ứng với brom dư (có bột sắt xúc tác) hiệu suất phản ứng là 80%. Khối lượng brombenzen thu được là

A. 12,56 gam.

B. 15,7 gam.

C. 19,625 gam.

D. 23,8 gam.

Đáp án: A

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 39 (có đáp án): Benzen

Khối lượng brombenzen tính theo lý thuyết là: mLT = 0,1.157 = 15,7 gam.

Do hiệu suất phản ứng là 80% nên khối lượng brombenzen thực tế thu được là:

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 39 (có đáp án): Benzen

Câu 9: Đốt cháy chất nào sau đây thu được số mol CO2 lớn hơn số mol nước?

A. metan.

B. etilen.

C. benzen.

D. etilen và benzen.

Đáp án: C

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 39 (có đáp án): Benzen

Vậy đốt cháy benzen thu được số mol CO2 lớn hơn số mol nước.

Câu 10: Benzen có ứng dụng nào sau đây?

A. Làm nguyên liệu sản xuất chất dẻo, thuốc trừ sâu, dược phẩm…

B. Làm nhiên liệu trong đèn xì.

C. Làm nguyên liệu sản xuất PE.

D. Kích thích hoa quả mau chín.

Đáp án: A

******************

Trên đây là nội dung bài học Hóa học 9 Bài 39: Benzen do THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Benzen. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.

Biên soạn bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Hoá học 9

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button