Giáo dụcHóa Học 10Lớp 10

Hóa học 10 Kết nối tri thức Bài 16: Ôn tập chương 4 – Giải bài tập SGK Hóa học 10 Kết nối tri thức Bài 16

Hóa học 10 Kết nối tri thức Bài 16: Ôn tập chương 4 được THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.

Giải bài tập SGK Hóa học 10 Kết nối tri thức Bài 16

Câu 1 trang 78 Hóa học 10

Trong phản ứng oxi hóa – khử, chất oxi hóa là chất

A. nhận electron.

B. nhường proton.

C. nhường electron.

D. nhận proton.

Lời giải:

Đáp án A

Trong phản ứng oxi hóa – khử, chất oxi hóa là chất nhận electron.

Câu 2 trang 78 Hóa học 10

Trong phản ứng hóa học: Fe+H2SO4FeSO4+H, mỗi nguyên tử Fe đã

A. nhường 2 electron.

B. nhận 2 electron.

C. nhường 1 electron.

D. nhận 1 electron.

Lời giải:

Đáp án A

FeFe2++2e

⇒ Mỗi nguyên tử sắt đã nhường 2 electron.

Câu 3 trang 78 Hóa học 10

Trong phản ứng hóa học: 2Na+2H2O2NaOH+H2 chất oxi hóa là

A. H2O.

B. NaOH.

C. Na.

D. H2.

Lời giải:

Đáp án A

Quá trình trao đổi electron: NaNa+e, 2H2O + 2e  H2 + 2OH

⇒ Chất oxi hóa là H2O.

Câu 4 trang 78 Hóa học 10

Cho nước Cl2 vào dung dịch NaBr xảy ra phản ứng hóa học: Cl2 + 2NaBr  2NaCl + Br2

Trong phản ứng hóa học trên, xảy ra quá trình oxi hóa chất nào?

A. NaCl.

B. Br2.

C. Cl2.

D. NaBr.

Lời giải:

Đáp án D

Quá trình trao đổi electron

2Br  Br2 + 2e

Cl2 + 2e  2Cl

⇒ Trong phản ứng hóa học trên, xảy ra quá trình oxi hóa chất NaBr.

Câu 5 trang 79 Hóa học 10

Xét các phản ứng hóa học xảy ra trong các quá trình sau:

a) Luyện gang từ quặng hematite đỏ:

Fe2O3 + COto FeO + CO2

FeO + COtoFe + CO2

b) Luyện zinc (kẽm) từ quặng blend:

ZnS + O2 to ZnO + SO2

ZnO + C to Zn + CO

c) Sản xuất xút, chlorine từ dung dịch muối ăn:

NaCl + H2O dpdd−−−−−−comangngan NaOH + Cl2 + H2

d) Đốt cháy ethanol có trong xăng E5:

C2H5OH + O2  to CO2 + H2O

Hãy chỉ ra các phản ứng oxi hoá – khử, lập phương trình hoá học của các phản ứng đó theo phương pháp thăng bằng electron và chỉ rõ chất oxi hoá, chất khử.

Lời giải:

Tất cả các phản ứng trên đều là phản ứng oxi hóa – khử.

a)

Chất khử là CO, chất oxi hóa là Fe2O3.

– Biểu diễn quá trình oxi hóa, quá trình khử:

+3Fe+e+2Fe

+2C+4C+2e

– Xác định hệ số

+3Fe+e+2Fe+2C+4C+2e

– Cân bằng

Fe2O3 + CO 2FeO + CO2

Các em làm tương tự với các phương trình còn lại, ta có:

FeO + COtoFe + CO2

⇒ Chất khử là CO, chất oxi hóa là FeO

b) Luyện kẽm từ quặng blend:

2ZnS + 3O2 to2 ZnO + 2SO2

⇒ Chất khử là ZnS, chất oxi hóa là O2.

ZnO + C to Zn + CO

⇒ Chất khử là C, chất oxi hóa là ZnO.

c) Sản xuất xút, chlorine từ dung dịch muối ăn:

2NaCl + 2H2O  2NaOH + Cl2 + H

⇒ Chất khử H2O, chất oxi hóa là NaCl.

d) Đốt cháy ethanol có trong xăng E5:

C2H5OH + 3O2  to 2CO2 + 3H2O

⇒ Chất khử là C2H5OH, chất oxi hóa là O2.

Câu 6 trang 79 Hóa học 10

Xét phản ứng trong giai đoạn đầu của quá trình Ostwald:

NH3 + O2  NO + H2O

Trong công nghiệp, cần trộn 1 thể tích khí ammonia với bao nhiêu thể tích không khí để thực hiện phản ứng trên? Biết không khí chứa 21% thể tích oxygen và các thể tích khí đo ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất.

Lời giải:

Phương trình hóa học:

4NH3 + 5O2  4NO + 6H2O

Theo phương trình 1 thể tích ammonia sẽ phản ứng với 1,25 thể tích oxygen.

⇒ Cần trộn 1 thể tích khí ammonia với  1,25 x 100 / 21 = 5,59 thể tích không khí.

Câu 7 trang 79 Hóa học 10

Copper(II) sulfate được dùng để diệt tảo, rong rêu trong nước bể bơi, dùng để pha chế thuốc Bordaux (trừ bệnh mốc sương trên cây cà chua, khoai tây: bệnh thối thân trên cây ăn quả, cây công nghiệp), …

Trong công nghiệp, copper(II) sulfate thường được sản xuất bằng cách ngâm đồng phế liệu trong dung dịch sulfuric acid loãng và sục không khí:

Cu + O2 + H2SO4   CuSO4 + H2O   (1)

a) Lập phương trình hóa học của phản ứng (1) theo phương pháp thăng bằng electron,

chỉ rõ chất oxi hoá, chất khử.

b) Copper(II) sulfate còn được điều chế bằng cách cho đồng phế liệu tác dụng với sulfuric acid đặc, nóng:

Cu + H2SO4 (đc) to  CuSO4 +SO2+ H2O   (2)

Trong hai cách trên, cách nào sử dụng ít sulfuric acid hơn, cách nào ít gây ô nhiễm môi trường hơn?

Lời giải:

a) 0Cu+0O2+ H2SO4 +2CuSO4+ H22O

⇒ Chất oxi hóa là O2, chất khử là Cu

0Cu+2Cu+2e0O2+4e22O

⇒ 2Cu + O2 + 2H2SO4 → 2CuSO4 + 2H2O

b) Cu + 2H2SO4 (đặc)  →��CuSO4 + SO2 + 2H2O

Nhận thấy:

1 mol Cu phản ứng với với 1 mol acid H2SO4 loãng.

1 mol Cu phản ứng với 2 mol acid H2SO4 đặc.

⇒ Cách sản xuất bằng cách ngâm đồng phế liệu trong dung dịch sulfuric acid loãng và sục không khí cần ít sulfuric acid hơn và cũng ít gây ô nhiễm hơn vì sản phẩm không có sinh ra khí SO2 độc hại, gây ô nhiễm.

Trắc nghiệm Hóa 10 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án)

Câu 1. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Số oxi hóa của hydrogen thường là +1;

B. Số oxi hóa của oxygen thường là -2;

C. Số oxi hóa của kim loại kiềm nhóm IA là -1;

D. Số oxi hóa của kim loại kiềm thổ nhóm IIA là +2.

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Số oxi hóa của kim loại kiềm nhóm IA là +1.

Chú ý: Các kim loại điển hình có số oxi hóa dương và có giá trị bằng số electron hóa trị.

Câu 2. Quy tắc nào sau đây sai khi xác định số oxi hóa?

A. Trong đơn chất số oxi hóa của nguyên tử bằng 0;

B. Trong phân tử các hợp chất, thông thường số oxi hóa của hydrogen là +1, của oxygen là -2, các kim loại điển hình có số oxi hóa dương và bằng số electron hóa trị;

C. Trong hợp chất, tổng số oxi hóa của các nguyên tử trong phân tử là +1;

D. Trong ion đơn nguyên tử số oxi hóa của nguyên tử bằng điện tích ion, trong ion đa nguyên tử tổng số oxi hóa của các nguyên tử bằng điện tích ion.

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Trong hợp chất, tổng số oxi hóa của các nguyên tử trong phân tử bằng 0.

Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học xảy ra quá trình nhường electron;

B. Chất khử là chất nhận electron;

C. Chất oxi hóa là chất nhường electron;

D. Dấu hiệu để nhận biết phản ứng oxi hóa – khử là có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử.

Lời giải

Đáp án đúng là: D

A sai vì phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học xảy ra đồng thời quá trình nhường và quá trình nhận electron

B sai vì chất khử là chất nhường electron

C sai vì chất oxi hóa là chất nhận electron

Câu 4. Số oxi hóa của Mn trong KMnO4 là?

A. +1;

B. +3;

C. +5;

D. +7.

Lời giải

Đáp án đúng là: D

+1KxMn2O4

(+1).1 + 1.x + (-2).4 = 0

x = +7.

Câu 5. Số oxi hóa của nitrogen tăng dần trong dãy nào sau đây?

A. NH4Cl, N2, NO2, HNO3;

B. NH3, N2O, N2, NO;

C. NH4Cl, N2, NO2, NO;

D. NH3, HNO3, N2, N2O.

Lời giải

Đáp án đúng là: A

3NH4Cl,0N2,+4NO2,H+5NO3

Câu 6. Trong phản ứng: CaO + CO2 → CaCO3, carbon đóng vai trò là?

A. Chất oxi hóa;

B. Chất khử;

C. Vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa;

D. Không bị oxi hóa cũng không bị khử.

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Trong phản ứng: CaO + CO2 → CaCO3, carbon không là chất oxi hóa cũng không là chất khử.

Nguyên tố carbon không có sự thay đổi số oxi hóa (vẫn là +4).

Câu 7. Phương trình hóa học nào thể hiện tính oxi hóa của HCl?

A. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2;

B. NaOH + HCl → NaCl + H2O;

C. Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O;

D. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O.

Hướng dẫn giải

Lời giải

Fe++12HClFeCl2+0H2

******************

Trên đây là nội dung bài học Hóa học 10 Kết nối tri thức Bài 16: Ôn tập chương 4 do THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Ôn tập chương 4. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.

Biên soạn bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Hoá học 10

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button