Tổng hợp

Hồ Duy Hải là ai? Vụ án Hồ Duy Hải có gì đặc biệt?

Hồ Duy Hải là ai?

Hồ Duy Hải là nghi phạm trong một vụ án.

Vụ án Hồ Duy Hải là một vụ án hình sự ở Việt Nam xảy ra vào tối ngày 13 tháng 1 năm 2008 tại Bưu Điện Cầu Voi, ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Trong đó, hai nữ nhân viên bưu điện tên là Nguyễn Thị Ánh Hồng (sinh năm 1985) và Nguyễn Thị Thu Vân (sinh năm 1987) bị giết bằng cách cắt cổ. Ngày 21 tháng 3 năm 2008, nghi phạm Hồ Duy Hải sinh năm 1985 bị bắt.

Hồ Duy Hải là ai?
Hồ Duy Hải là ai?

Qua hai lần xét xử sơ thẩm (năm 2008 tại Tòa án nhân dân tỉnh Long An) và phúc thẩm (năm 2009 tại Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh), Hồ Duy Hải bị kết án tử hình về tội giết người, 5 năm tù về tội cướp tài sản, tổng hợp hình phạt là tử hình. Tuy nhiên, gia đình Hồ Duy Hải liên tục kêu oan. Năm 2011, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình quyết định không kháng nghị vụ án. Năm 2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bác đơn xin ân xá của Hồ Duy Hải. Sau đó, trước phản đối của dư luận trong nước và quốc tế cũng như Quốc hội Việt Nam, năm 2014, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ra lệnh tạm dừng thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải, việc chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Tòa án nhân dân tối cao.

Ngày 22 tháng 11 năm 2019, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam Lê Minh Trí kháng nghị giám đốc thẩm vụ án, sau khi nhận được đề nghị xem xét giải quyết đảm bảo đúng pháp luật vụ án từ Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vào tháng 7 năm 2019.

Ngày 8 tháng 5 năm 2020, sau 3 ngày xét xử giám đốc thẩm vụ án, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua bỏ phiếu công khai, quyết định không chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Đây là một vụ án có những vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc điều tra, giải quyết vụ án như: Tiêu hủy vật chứng, thay đổi vật chứng, bỏ sót các chứng cứ pháp y như vân tay, vết máu tại hiện trường; rút bỏ hồ sơ chứng cứ có lợi cho bị cáo, bỏ qua một số bản khai cung không nhận tội của bị cáo. Tuy nhiên Tòa án nhân dân tối cao nhận định những vi phạm pháp luật này không làm thay đổi bản chất của vụ án nên không cần thiết phải hủy các bản án sơ thẩm, phúc thẩm để điều tra lại theo kháng nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Nạn nhân của vụ án

1. Nguyễn Thị Ánh Hồng, sinh năm 1985 (23 tuổi), nữ nhân viên Bưu điện Cầu Voi, ngụ ở khu phố Nhơn Cầu, phường Tân Khánh, ngoại ô thành phố Tân An, tỉnh Long An. Hồng là con trưởng trong gia đình nghèo đông con (4 con), một người em bị liệt từ nhỏ. Hồng được đánh giá là người con hiếu thảo với cha mẹ. Hồng học hết lớp 12, muốn thi đại học, nhưng nhà nghèo, cha bệnh nặng nên đành phải đi làm công nhân một thời gian trước khi xin vào làm ở Bưu cục Cầu Voi. Hồng là nhân viên hợp đồng Bưu cục Cầu Voi được khoảng hơn một năm thì xảy ra vụ án mạng. Lương tháng của Hồng khoảng hơn một triệu đồng. Hồng dành dụm tiền tiết kiệm gửi về cho cha mẹ xây nhà.

2. Nguyễn Thị Thu Vân, sinh năm 1987 (21 tuổi), nữ nhân viên Bưu điện Cầu Voi, trú tại khu phố Nhơn Cầu, phường Tân Khánh, thành phố Tân An, tỉnh Long An.

Nguyễn Thị Ánh Hồng và Nguyễn Thị Thu Vân là chị em họ của nhau, con chú con bác, nhà ở cạnh nhau (cách 50m), chơi chung với nhau từ nhỏ. Nhà Hồng và Vân không xa bưu cục nhưng hai người ở trọ lại bưu cục chứ không về nhà. Trụ sở Bưu điện Cầu Voi là một căn nhà hai tầng ven Quốc lộ 1 được bưu điện thuê của một người dân.

Vụ án Hồ Duy Hải có gì đặc biệt?
Vụ án Hồ Duy Hải có gì đặc biệt?

Vụ án Hồ Duy Hải có gì đặc biệt?

Một vụ án kéo dài từ năm 2008 đến nay được gọi thành ‘Kỳ án Hồ Duy Hải ‘ với nhiều diễn biến từ tưởng như tuyệt vọng đến ‘kỳ tích’ bất ngờ.

Dự kiến 6-8.5, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao sẽ xét xử giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải bị kết án về các tội “giết người”, “cướp tài sản”.

Phiên tòa giám đốc thẩm này sẽ do Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình làm chủ tọa.

Vụ án kéo dài từ năm 2008 đến nay, với nhiều diễn biến từ tưởng như tuyệt vọng đến những “kỳ tích” bất ngờ.

Bị tuyên án tử hình

Sáng 14.1.2008, dư luận chấn động trước thông tin 2 nữ nhân viên của Bưu điện Cầu Voi (đóng tại ấp 5, xã Nhị Thành, H.Thủ Thừa, tỉnh Long An) bị sát hại dã man ngay tại nơi làm việc.

Sau đó, bản án sơ thẩm (2008) và phúc thẩm (2009) tuyên án tử hình đối với Hồ Duy Hải về hành vi dùng thớt, ghế và dao để giết 2 nạn nhân.

Sau khi những bản án được tuyên, mẹ bị án Hồ Duy Hải liên tục kêu oan cho con. Nhưng ngày 24.10.2011, Viện trưởng Viện KSND tối cao ban hành quyết định không xem xét kháng nghị vụ án của Hồ Duy Hải.

Cũng theo 2 bản án trên, sau khi giết nạn nhân, Hồ Duy Hải mở tủ lấy hơn 1 triệu đồng và một số tài sản, đồ nữ trang rồi bỏ trốn. Số nữ trang Hải mang lên TP.HCM bán được 3,7 triệu đồng. Quần áo, dây thắt lưng mang khi gây án, Hải đem đốt ở vườn sau nhà một người tên Len để phi tang.

Hoãn thi hành án

Sau 2 bản án tử hình trên, Hồ Duy Hải làm đơn gửi Chủ tịch nước xin ân giảm hình phạt tử hình.

Đến ngày 24.5.2011, Chánh án TAND tối cao có quyết định không kháng nghị và tờ trình đề nghị Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình của Hồ Duy Hải. Đồng thời, ngày 24.10.2011, Viện trưởng Viện KSND tối cao cũng có quyết định không kháng nghị và tờ trình gửi Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình của Hải.

Ngày 17.5.2012, Chủ tịch nước có quyết định bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình của Hồ Duy Hải.

Từ đây, Hồ Duy Hải và mẹ ruột là bà Nguyễn Thị Loan cùng luật sư Trần Hồng Phong (Đoàn luật sư TP.HCM) quyết liệt có đơn kêu oan cho Hồ Duy Hải.

Ngày 4.12.2014, mẹ ruột của Hồ Duy Hải nhận được thông tin sẽ thi hành án tử hình đối với Hải vào ngày 5.12.2014.

Bất ngờ, trong ngày 4.12.2014, Văn phòng Chủ tịch nước có văn bản thông báo tới các cơ quan chức năng, về việc Văn phòng Chủ tịch nước đã nhận được đơn kêu oan của mẹ bị án Hồ Duy Hải nên đã yêu cầu Chánh án TAND, Viện trưởng Viện KSND và Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự tỉnh Long An tạm dừng thi hành án để xem xét rõ trường hợp Hồ Duy Hải có bị kết án oan, sai hay không.

Ngày 4.12.2014, Hội đồng thi hành án tử hình Long An ra quyết định hoãn thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải.

Hoãn thi hành án vụ án Hồ Duy Hải
Hoãn thi hành án vụ án Hồ Duy Hải

Chủ tịch nước yêu cầu giải quyết dứt điểm vụ án

Từ việc yêu cầu tạm dừng thi hành án đối với Hải của Chủ tịch nước, một lần nữa, gia đình Hồ Duy Hải và luật sư Trần Hồng Phong gửi đơn kêu oan cho Hải đến các cơ quan chức năng liên quan.

Ngày 20.1.2015, bà Lê Thị Nga (Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên) có bản kiến nghị về việc xem xét kháng nghị vụ án Hồ Duy Hải; ngày 12.2.2018, Ủy ban Tư pháp Quốc Hội kiến nghị với Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng Viện KSND tối cao xem xét, kháng nghị giám đốc thẩm vụ án; ngày 5.6.2018, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo về nhân quyền của Chính phủ đề nghị Viện KSND tối cao cung cấp thông tin để trả lời kháng thư của Liên Hiệp Quốc về trường hợp Hồ Duy Hải.

Và 23.7.2018, Văn phòng chủ tịch nước yêu cầu cầu Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng Viện KSND tối cao, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội có văn bản thể hiện quan điểm, cách giải quyết cụ thể để xử lý dứt điểm vụ án.

Đồng thời, ngày 24.7.2019, Văn phòng Chủ tịch nước có công văn thông báo ý kiến của Chủ tịch nước đề nghị Viện trưởng Viện KSND tối cao và Chánh án TAND tối cao xem xét, quyết định theo thẩm quyền, đảm bảo đúng quy định pháp luật.

Đến kháng nghị bất ngờ của Viện trưởng Viện KSND tối cao

Ngày 22.11.2019, Viện trưởng Viện KSND tối cao Lê Minh Trí ký quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, đề nghị Hội đồng thẩm phán TAND tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, hủy toàn bộ bản án sơ thẩm năm 2008 của TAND tỉnh Long An và bản án phúc thẩm năm 2009 của tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM đã tuyên bị án Hồ Duy Hải tử hình về tội “giết người”, “cướp tài sản”, để điều tra lại theo đúng quy định của pháp luật. Quyết định kháng nghị mới nhất này sẽ thay thế quyết định không kháng nghị của Viện trưởng Viện KSND tối cao năm 2011.

Theo kháng nghị của Viện KSND tối cao, bản án sơ thẩm và phúc thẩm có nhiều nhận định và kết luận chưa phù hợp với tình tiết khách quan vụ án; việc thu thập, đánh giá chứng cứ, tài liệu chưa đầy đủ; nhiều nội dung cần chứng minh của vụ án còn mâu thuẫn nhưng chưa được làm rõ.

Đặc biệt, Viện KSND tối cao đánh giá diễn biến lời khai của bị cáo không phù hợp với thực tế khách quan, với hiện trường vụ án. Mặt khác, ghế thu giữ được sau khi vụ án xảy ra hơn 2 tháng là một chiếc ghế có mã số khác với mã số ghi nhận trong biên bản khám nghiệm hiện trường.

Về nhận dạng đối tượng phạm tội, Viện KSND tối cao nêu,  “không có nhân chứng nào khẳng định thấy Hải có mặt tại hiện trường vào thời điểm xảy ra vụ án”.

Đáng lưu ý, Viện KSND tối cao phân tích: cấp sơ thẩm và phúc thẩm không làm rõ được địa điểm, người tiêu thụ tài sản do Hải cướp được; kết luận giám định cho thấy dấu vân tay thu được ở hiện trường không phải là của Hải, nhưng là của ai cũng không được làm rõ…

Về thủ tục tố tụng trong giải quyết vụ án, Viện KSND tối cao phân tích các cơ quan tiến hành tố tụng có nhiều vi phạm nghiêm trọng, như: bỏ sót những chứng cứ vụ án, không trưng cầu giám định vết máu; không đưa lời khai của Hồ Duy Hải và người làm chứng vào hồ sơ vụ án dẫn đến sai lầm trong giải quyết vụ án.

Ngoài ra, Viện KSND tối cao xác định lời khai đầu tiên ngày 20.3.2008 của Hồ Duy Hải không nhận tội nhưng bản khai này và một số lời khai nhân chứng không được đưa vào hồ sơ vụ án, mặc dù những tài liệu này có trong hồ sơ lưu trữ của CQĐT.

Cơ quan tiến hành tố tụng không lấy lời khai của anh Phùng Phụng Hiếu, là nhân chứng đầu tiên phát hiện vụ án; ngoài các dấu vân tay tại hiện trường chưa xác định được của ai, thì còn có đối tượng tình nghi là Nguyễn Văn Nghị, Nguyễn Mi Sol không được điều tra làm rõ.

********************

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button