Tổng hợp

Hiệu ứng nhà kính là gì? Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính

Hiệu ứng nhà kính là gì?

Hiệu ứng nhà kính (Greenhouse Effect) là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên. Hiện tượng này xảy ra do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; sau đó mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên.

Hay hiểu một cách đơn giản, hiệu ứng nhà kính là cụm từ dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng Mặt trời xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong. Điều này khiến toàn bộ không gian bên trong ấm lên chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng.

Khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng ngoại) được phản xạ từ bề mặt Trái đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho Trái đất. Nếu như lượng khí này tồn tại vừa phải thì sẽ giúp Trái Đất luôn ở trạng thái cân bằng nhưng hiện nay lượng khí này tăng quá nhiều trong bầu khí quyển gây ra hiệu ứng nhà kính và làm cho Trái Đất nóng lên.

Hiệu ứng nhà kính là gì?
Hiệu ứng nhà kính là gì?

Phân loại hiệu ứng nhà kính

Hiệu ứng nhà kính khí quyển

Các tia bức xạ sóng ngắn của mặt trời xuyên qua bầu khí quyển đến mặt đất và được phản xạ trở lại thành các bức xạ nhiệt sóng dài. Một số phân tử trong bầu khí quyển. Trong đó trước hết là [điôxít cacbon] và hơi [nước]. Có thể hấp thụ những bức xạ nhiệt này và thông qua đó giữ hơi ấm lại trong bầu khí quyển. Hàm lượng ngày nay của khí đioxit cacbon vào khoảng 0,036% đã đủ để tăng nhiệt độ thêm khoảng 30°C.Nếu không có hiệu ứng nhà kính tự nhiên này nhiệt độ Trái Đất của chúng ta chỉ vào khoảng -15 °C.

Có thể hiểu một cách ngắn gọn như sau: Ta biết nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái Đất được quyết định bởi cân bằng giữa năng lượng mặt trời chiếu xuống trái đất và lượng bức xạ nhiệt của mặt đất vào vũ trụ. Bức xạ nhiệt của mặt trời là bức xạ có sóng ngắn nên dễ dàng xuyên qua tầng ozon và lớp khí CO2 để đi tới mặt đất. Ngược lại bức xạ nhiệt từ Trái Đất vào vũ trụ là bức sóng dài, không có khả năng xuyên qua lớp khí CO2 dày và bị CO2, hơi nước trong khí quyển hấp thụ.

Như vậy lượng nhiệt này làm cho nhiệt độ bầu khí quyển bao quanh Trái Đất tăng lên. Lớp khí CO2 có tác dụng như một lớp kính giữ nhiệt lượng tỏa ngược vào vũ trụ của Trái Đất trên quy mô toàn cầu. Bên cạnh CO2 còn có một số khí khác cũng được gọi chung là khí nhà kính như NOx, Metan, CFC.

Ngoài ra, hiệu ứng nhà kính khí quyển có quá trình hình thành như sau:

Ở thời kỳ đầu tiên của lịch sử trái đất, các điều kiện tạo ra cuộc sống chỉ có thể xuất hiện vì thành phần của điôxít cacbon trong bầu khí quyển nguyên thủy cao hơn. Cân bằng lại lượng bức xạ của mặt trời lúc đó yếu hơn đến khoảng 25%. Cường độ của các tia bức xạ tăng lên với thời gian. Trong khi đó đã có đủ cây cỏ trên Trái Đất, thông qua sự quang hợp. Lấy đi một phần khí điôxít cacbon trong không khí tạo nên các điều kiện khí hậu tương đối ổn định.

Hiệu ứng nhà kính nhân loại

Từ khoảng 100 năm nay con người tác động mạnh vào sự cân bằng nhạy cảm này giữa hiệu ứng nhà kính tự nhiên và tia bức xạ của mặt trời. Sự thay đổi nồng độ của các khí nhà kính trong vòng 100 năm lại đây (điôxít cacbon tăng 20%, mêtan tăng 90%) đã làm tăng nhiệt độ lên 2°C.

Không nên nhầm lẫn hiệu ứng nhà kính nhân loại với việc làm tổn thất đến lớp khí ôzôn ở tầng bình lưu cũng do loài người gây ra.

Phân loại hiệu ứng nhà kính
Phân loại hiệu ứng nhà kính

Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính

Khí CO2 là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính. CO2 trong khí quyển giống như một tấm kính dày bao phủ Trái đất biến hành tinh của chúng ta giống như một nhà kính lớn.

Nếu không có lớp khí quyển, lớp bề mặt Trái đất sẽ có nhiệt độ trung bình là -23 độ C nhưng thực tế nhiệt độ trung bình là 15 độ C. Điều này có nghĩa là hiệu ứng này đã làm cho Trái đất nóng lên 38 độ C.

Ngày nay các hoạt động sinh hoạt, khai thác và phát triển của con người cùng với các hoạt động chặt phá rừng bừa bãi khiến khí CO2 ngày càng tăng, hiện tượng hiệu ứng nhà kính cũng tăng cao. Nhiệt độ không khí trên Trái Đất cũng theo đó mà tăng lên. Theo ước tính của các nhà khoa học, nhiệt độ của Trái đất sẽ tăng lên khoảng 1,5 – 4,5°C vào thế kỷ sau.

Các nhóm khí gây hiệu ứng nhà kính

Các nhóm khí chính là nguyên nhân gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính, bao gồm các nhóm sau:

  • Nhóm khí CO2

Khí CO2 được sinh ra từ quá trình đốt các nhiên liệu như khí tự nhiên và than, dầu, chất thải rắn, cây cối,….Ngoài ra khí CO2 còn được sinh ra từ các phản ứng hóa học. Đây là khí gây hiệu ứng nhà kính nhanh và nghiêm trọng nhất.

  • Nhóm khí N2O

Trong các hoạt động nông nghiệp và công nghiệp sẽ sinh ra khí N2O. Trung bình khí N2O sẽ tăng từ 0,2% – 3% mỗi năm. Để cho khí N2O thay đổi hình dạng phải mất 100 đến 200 năm.

  • Nhóm khí CH4

Khí CH4 sinh ra từ việc đốt khí tự nhiên, dầu và cháy rừng. Ngoài ra trong quá trình lên men đường ruột của cừu guốc cũng sinh ra loại khí này.

  • Nhóm khí CFC

Trong ngành công nghiệp khí CFC được sử dụng rất nhiều và phổ biến. Nhất là trong máy điều hòa và các hệ thống bình chữa cháy có rất nhiều khí CFC.

  • Nhóm khí SO2

Đây là một loại khí gây hiệu ứng nhà kính, nhưng chúng có nồng độ rất thấp. Được sinh ra do hoạt động đốt nhiên liệu và núi lửa. Khí này rất độc, gây ra các bệnh về hô hấp cho con người.

Ngoài ra, sự phát triển chóng mặt của dân số và công nghiệp cũng ảnh hưởng tới nhiệt độ Trái đất.

Hậu quả của hiệu ứng nhà kính tới môi trường và trái đất

– Biến đổi khí hậu Trái đất

Tất cả những hoạt động tạo ra khí thải làm gia tăng các chất khí có trong khí quyển của Trái đất là nguyên nhân chính của biến đổi khí hậu. Hiện tượng biến đổi khí hậu tính tới thời điểm hiện tại nó đã và đang gây ra nhiều tác động tiêu cực đến toàn bộ hệ sinh thái cũng như đời sống của con người .

– Nươc biển dâng

Nước biển dâng lên là sự dâng lên của mực nước ở các đại dương trên toàn cầu nhưng không phải do thủy triều hoặc bão gây ra,..Nước biển dâng lên bất thường ở một vị trí nào đó có thể cao hoặc thấp hơn mực nước biển toàn cầu nhưng vẫn có khả năng làm cho các thành phố ven biển ở khắp nơi trên thế giới chìm trong nước biển, trong đó có cả những thành phố ven biển của Việt Nam.

– Nóng lên toàn cầu

Là thuật ngữ dùng để chỉ nhiệt độ của trái đất đang có sự thay đổi ở cấp độ toàn cầu và đang tăng dần trong từng giai đoạn lịch sử do các chất khí nhà kính gây ra và rồi nhiệt lượng đó dần được tích tụ trong khí quyển trái đất bởi các chất khí như C02.. làm giảm lượng bức xạ cũng như nhiệt lượng của trái đất cần được giải phóng ra vũ trụ thay vì bị hấp thụ và giữ lại.

– Hiện tượng băng tan

Các nhà khoa học cho rằng đó là quá trình tích lũy các chất khí nhà kính gây nên hiệu ứng nhà kính về lâu về dài sẽ làm trái đất nóng dần lên khiến thể tích nước giãn nở, hậu quả tăng tỉ lệ băng tan ở hai cực. Bởi tác động của nhiệt độ toàn cầu đang dần nóng lên từ nó lượng băng vĩnh cửu lúc này đang dần bị tan đi

– Hiện tượng thời tiết cực đoan

Do tác động của các chất khí nhà kính làm hệ sinh thái khắp thế giới đang dần biến đổi. Từ đó khiến cho các hiện tượng hạn hán kéo dài quanh năm ở nhiều khu vực, ảnh hưởng tới canh tác hay sinh hoạt hay nói nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng tới sự sống của hệ sinh thái ở nơi đang chịu đựng, chống chọi lại mẹ thiên nhiên. Hay những nơi gần sông hồ lại chịu lũ lụt trong thời gian dài do lượng mưa tăng đột ngột từ những thời tiết mưa cực đoan.

Hậu quả của hiệu ứng nhà kính tới môi trường và trái đất
Hậu quả của hiệu ứng nhà kính tới môi trường và trái đất

Sự khác biệt giữa sự nóng lên toàn cầu và hiệu ứng nhà kính?

Sự nóng lên toàn cầu và khí nhà kính là hai khái niệm đã được các chủ đề thảo luận nóng trong số các nhà môi trường và những người đang cố gắng cứu hành tinh của chúng ta khỏi những ảnh hưởng bất lợi của chúng. Mặc dù hai khái niệm này có mối quan hệ phức tạp như nguyên nhân và kết quả, có những khác biệt tinh tế cần được làm nổi bật để hiểu rõ hơn về người đọc.

Từ những từ đơn giản nhất, sự nóng lên toàn cầu xảy ra khi các tia Mặt trời bị mắc kẹt bên trong khí quyển của trái đất do phát thải nhiều khí nhà kính như carbon dioxide và khí mê-tan. Tuy nhiên, lời giải thích này không bao gồm tất cả các khía cạnh và đây là lý do tại sao chúng ta cần phân tích chặt chẽ hai thuật ngữ. Thực tế vấn đề là, hiệu ứng nhà kính không gây hại cho chúng ta hoặc môi trường, và nó chỉ gây hại khi nó vượt quá số tiền mong muốn.

Bình thường, tia mặt trời xuống xuống trái đất được phản xạ trở lại không gian bên ngoài bằng bề mặt trái đất. Một số tia phản xạ này bị mắc kẹt trong bầu khí quyển bao quanh trái đất bằng các khí tạo nên khí quyển trái đất. Đây được gọi là hiệu ứng nhà kính và được coi là một hiện tượng tự nhiên và lành mạnh. Sự tồn tại của hiệu ứng nhà kính này rất quan trọng để duy trì các dạng sống trên trái đất. Nếu không có hiệu ứng nhà kính, trái đất sẽ trở nên quá lạnh để có được cuộc sống.

Mặc dù hiệu ứng nhà kính rất quan trọng đối với chúng ta, nhưng nó có thể gây hại cho chúng ta. Điều này là do hiệu ứng nhà kính tăng cường có nghĩa là nhiệt độ trung bình cao hơn của bề mặt trái đất không tốt cho hệ sinh thái của chúng ta. Có một sự cân bằng rất mỏng và tinh tế cần được duy trì vì không có sự vắng mặt cũng không quá nhiều hiệu ứng nhà kính là tốt cho cuộc sống trên trái đất.

Sự nóng lên toàn cầu

Sự gia tăng trung bình nhiệt độ bề mặt trái đất trong 50 năm qua được gọi là sự nóng lên toàn cầu. Bây giờ sự ấm lên toàn cầu này là một ảnh hưởng tích lũy của nhiều yếu tố như nạn phá rừng, ô nhiễm, đốt nhiên liệu hóa thạch và tất nhiên là hiệu ứng nhà kính đã được kiểm soát chặt chẽ trên toàn thế giới, đặc biệt là thế giới phương Tây đã đổ lỗi cho các nước nghèo hơn mức phát thải khí CO2 và khí mê-tan.

Sự nóng lên toàn cầu không phải là một hiện tượng tự nhiên và liên quan đến các hoạt động của nhân loại. Đó là lý do tại sao đã có rất nhiều hội nghị và hội nghị thượng đỉnh giữa các quốc gia để giải quyết vấn đề này. Quá trình công nghiệp hóa không tránh khỏi dẫn đến hiện tượng ấm lên toàn cầu nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của các nước đang phát triển.

Nếu chúng ta nói về sự khác biệt giữa hai khái niệm liên quan chặt chẽ này, rõ ràng là một trong những điều này dẫn đến một khác mặc dù có nhiều lý do khác cho sự nóng lên toàn cầu.Tuy nhiên, so với các lý do khác, nó là hiệu ứng nhà kính đã thu hút được ánh đèn sân khấu trong những năm gần đây.

Các biện pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính
Các biện pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính

Các biện pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính

Trồng thêm nhiều cây xanh

Đây là một trong những biện pháp hiệu quả và đơn giản nhất trong việc làm giảm sự nhiệt độ tăng cao trên toàn cầu. Chắc hẳn bạn đã biệt, cây xanh sẽ giúp hấp thụ CO2 thông qua quá trình quang hợp. Từ đó, lượng CO2 – khí nhà kính sẽ giảm đáng kể. Giúp giảm hiện tượng hiệu ứng nhà kính hiện nay.

Hiện nay, chính phủ các nước cũng đang triển khai trồng rừng diện tích lớn. Trong đó, Việt Nam cũng đang dần làm tốt việc này.

Tiết kiệm điện, tiết kiệm nguồn năng lượng

Tiết kiệm nguồn năng lượng chúng ta đang sử dụng là một cách giảm hiệu ứng nhà kính hiệu quả. Điện năng được sản xuất từ việc đốt các nguyên liệu, nhiên liệu hóa thạch.

Trong quá trình sản xuất năng lượng này, một lượng lớn khí CO2 được thải ra môi trường. Vì vậy, tiết kiệm năng lượng cụ thể là tiết kiệm điện là một cách giảm hiệu ứng, giảm ô nhiễm không khí.

Tối ưu hóa các phương tiện di chuyển

Các phương tiện truyền thông như ô tô, xe máy,.. là nguyên nhân chính sản sinh ra khí CO2, N2O và khói bụi gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, bạn có thể bảo vệ môi trường bằng cách hạn chế các loại phương tiện này mà thay vào đó là đi xe đạp hoặc đi bộ.

Sử dụng nguồn năng lượng sạch

Nguồn năng lượng sạch là nguồn năng lượng từ gió, năng lượng mặt trời. Việc sử dụng nguồn năng lượng này sẽ hạn chế hiệu ứng nhà kính, giảm ô nhiễm môi trường.

Tích cực tuyên truyền bảo vệ môi trường

Việc đẩy mạnh các hoạt động, phong trào bảo vệ môi trường là rất cần thiết. Cần cung cấp kiến thức cho người dân về hiệu ứng nhà kính, tầm quan trọng và tác hại của nó tới sự sống trên hành tinh của chúng ta. Đồng thời, nâng cao ý thức cũng như trách nhiệm của mỗi người dân vì con người và các loại sinh vật.

********************

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button