Giáo dục

Hãy phân tích và đánh giá hiệu quả của một biện pháp mà trường em đã thực hiện để nâng cao ý thức tham gia giao thông an toàn cho học sinh

Hãy phân tích và đánh giá hiệu quả của một biện pháp mà trường em đã thực hiện để nâng cao ý thức tham gia giao thông an toàn cho học sinh là câu hỏi tự luận số 2 trong cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai học sinh. Nếu các em chưa biết cách trả lời thì hãy xem bài viết dưới đây do THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn.

Hãy phân tích và đánh giá hiệu quả của một biện pháp mà trường em đã thực hiện để nâng cao ý thức tham gia giao thông an toàn cho học sinh
Hãy phân tích và đánh giá hiệu quả của một biện pháp mà trường em đã thực hiện để nâng cao ý thức tham gia giao thông an toàn cho học sinh

Xem lại câu 1: Em hãy phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của học sinh trường em khi tham gia giao thông. Theo em làm thế nào để khắc phục những điểm đó?

Hãy phân tích và đánh giá hiệu quả của một biện pháp mà trường em đã thực hiện để nâng cao ý thức tham gia giao thông an toàn cho học sinh

Câu hỏi: Hãy phân tích và đánh giá hiệu quả của một biện pháp mà trường em đã thực hiện để nâng cao ý thức tham gia giao thông an toàn cho học sinh

Trả lời:

Để nâng cao ý thức tham gia giao thông an toàn cho học sinh, hằng năm trường em đã tổ chức rất nhiều hoạt động bổ ích như:

  • Tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông;
  • In banner, áp phích tuyên truyền về an toàn giao thông dán ở các lớp;
  • Tổ chức các buổi học ngoại khóa có sự tham gia của các chú CSGT;

Thông qua các hoạt động trên, em cảm thấy đây là những việc làm rất thiết thực giúp học sinh chúng em được tiếp cận tốt hơn với các quy định về Luật giao thông đường bộ. Khi tham gia cuộc thi về an toàn giao thông, học sinh có thêm cơ hội tìm tòi nghiên cứu để đưa ra các câu trả lời đúng, từ đó giúp chúng em tích lũy thêm được nhiều hiểu biết pháp luật về an toàn giao thông. Ngoài ra thường xuyên tiếp xúc với các banner, hình ảnh tuyên truyền về rèn luyện nếp sống văn hoá trong giao thông sẽ giúp chúng em có ý thức hơn tham gia giao thông trên đường. Việc được giao lưu, học hỏi cùng với các chú cảnh sát giao thông khiến nội dung các buổi học trở nên trực quan và rất dễ hiểu giúp chúng em nhỡ lâu hơn. Em cảm thấy đây đều là các hoạt động rất bổ ích. Em mong muốn thầy cô và nhà trường có thể tổ chức thêm nhiều hoạt động hơn để chúng em được biết, được hiểu và cùng nhau chia sẻ, rút kinh nghiệm, từ đó có sự cải thiện trong tư duy, cải thiện về ý thức tham gia giao thông.

Ví dụ cụ thể:

Ví dụ 1:

Trường em xây dựng biện pháp đó là tổ chức cuộc thi thực tế về an toàn giao thông cho học sinh và giải thưởng dành cho học sinh. Cuộc thi này được tổ chức thường niên 1 năm 1 lần.

Em cảm thấy khá háo hức khi mà được tham gia cuộc thi bởi em cũng đã tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích về an toàn giao thông. Nội dung cuộc thi hằng năm sẽ được phân theo từng cấp học và nội dung câu hỏi khác nhau nên mỗi năm em lại tiếp thu thêm được những kiến thức mới mẻ. Không những thế bản thân em còn học được cách xử lý tình huống hoặc áp dụng những điều đó vào cuộc sống bằng những tình huống thực tế mà câu hỏi đặt ra.

Tuy nhiên em nhận thấy cuộc thi còn khá rập khuôn với bộ câu hỏi chưa có nhiều sự thay đổi. Em mong rằng trong tương lai thì các câu hỏi trong cuộc thì được xây dựng theo hướng thực tế và phổ biến về an toàn giao thông cũng như pháp luật về an toàn giao thông một cách sâu rộng hơn.

Em nhận thấy cách thay đổi bộ câu hỏi đa dạng cũng là cách để học sinh có thể linh hoạt trong mọi tình huống cũng như tìm hiểu thêm về pháp luật an toàn giao thông để bảo vệ bản thân mình. Bên cạnh đó em cũng nhận thấy rằng để việc quan trọng nhất trong an toàn giao thông là học sinh ý thức được việc bảo vệ bản thân nên luôn luôn cần việc tuyên truyền cho học sinh về việc nên làm khi tham gia an toàn giao thông và việc không được phép thực hiện khi tham gia giao thông bằng hình ảnh.

Ví dụ 2:

Hằng năm trường em tổ chức cuộc thi về những biện pháp tuyên truyền giao thông bổ ích cho học sinh. Cuộc thi này giúp các lớp sẽ tự tìm hiểu và trình bày bài thi vào một buổi học trên trường trước học sinh, những lớp có kết quả ấn tượng sẽ được trao giải thưởng của nhà trường.

Em thấy rằng đây cũng là một biện pháp giáo dục giao thông một cách đúng đắn khi mà mọi học sinh trong lớp xây dựng ý tưởng và tìm hiểu về pháp luật an toàn giao thông một cách kỹ lưỡng. Không những thế em còn học được những ý tưởng hay ho, những cách làm video hoặc là những hình ảnh ý nghĩa, bởi vì để đạt được giải cao thì chúng em thường đa dạng hoá cách tuyên truyền từ hình ảnh, đến video và đến cả tiết mục. Trong buổi trình bày bọn em còn thấy được những ý tưởng của lớp khác và cũng học thêm được kiến thức về an toàn giao thông.

Tuy nhiên em nhận thấy rằng để cuộc thi phổ biến được nhiều kiến thức bổ ích và sâu rộng hơn đến học sinh thì trong mỗi lớp cần chia các nhóm để xây dựng ý tưởng và đánh giá lựa chọn nội dung thi cho lớp. Bởi theo em được biết các lớp chỉ đóng góp chung ý tưởng và không phải thành viên nào cũng thực hiện.

Vì thế với em để biện pháp giáo dục về giao thông được hiệu quả hơn thì nhà trường cần xây dựng thêm yêu cầu chi tiết mà các lớp cần làm để tự bản thân trong lớp học cũng có sự thi đua sâu rộng.

Trách nhiệm của học sinh trong việc giữ gìn trật tự an toàn giao thông

Là một người tham gia giao thông các em học sinh cần nhận thấy rằng chúng ta cần phải có trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn giao thông cho bản thân, gia đình và xã hội. Chúng ta cần nêu cao ý thức chấp hành luật giao thông, tích cực tham gia xây dựng văn hóa giao thông không chỉ bằng những lời nói mà cả bằng hành động cụ thể, thiết thực để góp phần làm giảm thiểu những thiệt hại do tai nạn giao thông gây nên

Là một người tham gia giao thông các em học sinh cần nhận thấy rằng chúng ta cần phải có trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn giao thông cho bản thân, gia đình và xã hội. Chúng ta cần nêu cao ý thức chấp hành luật giao thông, tích cực tham gia xây dựng văn hóa giao thông không chỉ bằng những lời nói mà cả bằng hành động cụ thể, thiết thực để góp phần làm giảm thiểu những thiệt hại do tai nạn giao thông gây nên. Chúng ta cần hiểu rõ trách nhiệm của mình khi tham gia giao thông, cụ thể như sau :

Trách nhiệm của học sinh trong việc giữ gìn trật tự an toàn giao thông:

– Chấp hành đúng quy định của các biển hiệu khi đi đường.

– Lái xe an toàn, phù hợp với lứa tuổi.

– Đảm bảo đúng tốc độ.

– Nêu cao ý thức nhường đường, rẽ trái, rẽ phải… đúng quy định.

– Rèn luyện tính kiên nhẫn, chờ đợi khi gặp đèn tín hiệu giao thông hay tắc đường.

– Không gây mất trật tự khi tham gia giao thông.

– Phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy, mô tô,…

– Biết nhường đường cho người khác, rẽ trái, rẽ phải

– Chờ đợi khi gặp đường tín hiệu giao thông

– Giúp đỡ người khác khi họ bị nạn

– Luôn luôn chấp hành đúng quy định giao thông,..

– Tuyên truyền vận động người thân và bạn bè thực hiện nghiêm chỉnh khi tham gia giao thông.

**********

Trên đây là mẫu trả lời cho câu hỏi Hãy phân tích và đánh giá hiệu quả của một biện pháp mà trường em đã thực hiện để nâng cao ý thức tham gia giao thông an toàn cho học sinh trong cuộc thi Tìm hiểu an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai do thầy cô biên soạn. Hy vọng sẽ giúp các em đạt điểm tuyệt đối của bài thi.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button