Giáo dụcLớp 5

Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về một anh hùng, danh nhân nước ta

Đề bài: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về một anh hùng, danh nhân nước ta

hay ke mot cau chuyen em da nghe hay da doc ve mot anh hung danh nhan nuoc ta

Bạn đang xem: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về một anh hùng, danh nhân nước ta

4 bài văn mẫu Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về một anh hùng, danh nhân nước ta

 

Bài mẫu số 1: Kể chuyện về người anh hùng Thánh Gióng

Ngày xưa, ở làng Gióng có một cậu bé kì lạ, đã lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, không biết nói, chỉ đặt đâu nằm đấy trơ trơ.

Giặc Ân từ phương Bắc tràn sang xâm lấn bờ cõi nước ta. Nhà vua sai sứ giả đi khắp nơi, cầu người hiền tài đứng ra cứu nước. Nghe tiếng loa rao, cậu bé bỗng nhiên biết nói. Cậu nhờ mẹ gọi sứ giả vào rồi bảo: “ông hãy về tâu với nhà vua, đúc cho ta một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một chiếc nón sắt. Ta sẽ đánh tan lũ giặc”.

Kể từ khi gặp sứ giả, cậu bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng chẳng no, quần áo vừa may xong đã chật. Mẹ cậu không đủ thóc gạo, cả làng phải góp lương thực để nuôi cậu.

Khi nhà vua cho mang các thứ tới, Gióng vươn vai vụt trở thành một tráng sĩ dũng mãnh. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, đội nón sắt, cầm roi sắt, cưỡi lên lưng ngựa sắt. Ngựa sắt hí vang, phun lửa, lao ra trận. Tráng sĩ dùng roi sắt quất túi bụi vào kẻ thù. Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ từng bụi tre bên đường đánh tiếp. Giặc chết như ngả rạ.

Dẹp xong giặc nước, Gióng cởi áo giáp sắt, nón sắt, bỏ lại dưới chân núi, lưu luyến nhìn lại quê hương một lần cuối rồi cưỡi ngựa từ từ bay lên trời. Nhân dân trong vùng ghi nhớ công ơn to lớn của Gióng, lập đền thờ và suy tôn là Thánh Gióng.

Ý nghĩa câu chuyện:

Truyền thuyết Thánh Gióng xuất hiện từ thời Hùng Vương dựng nước và được nhân dân ta lưu truyền từ đời này sang đời khác cho đến tận ngày nay.

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Soạn bài Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc – Tuần 8 nhằm chuẩn bị trước nội dung bài học này trong chương trình Tiếng Việt lớp 5.

Trong chương trình học Tiếng Việt lớp 5 phần bài Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia – Tuần 9 là một nội dung quan trọng các em cần chú ý Soạn bài Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia đầy đủ.

 

Bài mẫu số 2: Kể chuyện về ông Trạng Nguyễn Hiền

Ông cha ta vẫn thường dạy “Có chí thì nên”. Những người có ý chí, vượt qua những gian khổ đều sẽ gặt hái được thành công. Ông Trạng trong câu chuyện “Ông Trạng thả diều” chính là một người như vậy. Câu chuyện như sau:

Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được một cậu con trai. Cha mẹ cậu đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi.

Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.

Được ít lâu, vì hoàn cảnh nghèo quá, chú đành phải bỏ học. Ban ngày, những khi chú đi chăn trâu, dù trời có mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối tối, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Khi học, chú cũng đèn sách như ai. Nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Dù chú bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.

Vài năm sau, nhà vua mở khoa thi. Chú bé thả diều lên kinh làm sĩ tử, chú đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.

Ông Trạng Nguyễn Hiền mãi là một tấm gương sáng mà bao thiếu niên nước Nam ta cần học tập. Dù nghèo khó, thiếu thốn, chú vẫn học tài và trở thành Trạng nguyên. Tài năng của ông Trạng đã bay cao như chính những cánh diều mà ông đã thả lên vòm trời vậy.

 

Bài mẫu số 3: Kể chuyện về danh tướng Trần Quốc Toản

Tuần trước, trong giờ sinh hoạt lớp, cô em đã kể cho bọn em nghe rất nhiều những câu chuyện về những vị anh hùng và những danh nhân cảu nước ta. Nhưng trong số đó, em thích nhất là câu chuyện về Trần Quốc Toản.

Trần Quốc Toản là một quý tộc nhà Trần, sống ở thời vua Trần Nhân Tông. Ông là người có công trong Kháng chiến chống quân Mông – Nguyên xâm lược lần thứ hai. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng biết câu chuyện ” Bóp nát quả cam” về Trần Quốc Toản. Lúc ấy, Trần Quốc Toản mới chỉ là một thiếu niên, mắt thấy giặc Nguyên cho sứ giả mượn đường xâm chiếm nước ta, nghênh ngang đi lại, Trần Quốc Toản vô cùng căm tức.

Vào một buổi sáng, Trần Quốc Toản nghe tin vua cho họp bàn việc nước ở dưới thuyền Rồng liền quyết đợi được vua để nói hai tiếng “Xin đánh”. Vậy nhưng đợi từ sáng đến trưa vẫn chưa thể gặp được vua Trần Nhân Tông, Trần Quốc Toản liều chết xô mấy người lính rồi xăm xăm bước xuống thuyền Rồng. Lính gác thấy thế ập đến ngăn lại, Trần Quốc Toản mặt đỏ bừng bừng rút gươm quát lớn : “

– Ta xuống xin bệ kiến Vua, không kẻ nào được giữ ta lại!

Vừa lúc đó, cuộc họp dưới thuyền Rồng tạm nghỉ, vua cùng các quan đại thần bước ra mui thuyền. Thấy vậy, Trần Quốc Toản chạy đến, quỳ xuống tâu:

– Cho giặc mượn đường là mất nước, xin bệ hạ cho đánh!

Sau đó, Trần Quốc Toản tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội. Vua truyền Trần Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo:

– Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng ta thấy ngươi còn nhỏ mà đã có lòng yêu nước, ta có lời khen.

Sau đó ban cho Trần Quốc Toản một quả cam. Trần Quốc Toản tạ ơn vua, bước lên bờ mà lòng vẫn ấm ức vì bị vua xem là trẻ con, không cho dự bàn việc nước.Nghĩ đến việc quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình, ông nghiến răng, hai bàn tay siết chặt. Lúc ông trở ra, mọi người đều ùa đến hỏi thăm, Trần Quốc Toản xòe tay ra cho mọi người xem quả cam quý vua ban thì nó đã nát từ bao giờ. Sau đó, ông trở về huy động gia nô và người dân sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, thêu lên cờ sáu chữ “Phá cường địch, báo hoàng ân”.

Qua câu chuyện trên chúng ta đã thấy tinh thần yêu nước của Trần Quốc Toản. Ông đã không ngần ngại phạm vào phép nước để có thể xin vua cho dự bàn việc nước. Trần Quốc Toản khi ấy tuổi còn nhỏ nhưng đã có lòng yêu nước, căm thù quân giặc. Đó là một phẩm chất rất đáng quý ở con người ông.

Em rất thích câu chuyện này bởi nó ca ngợi người anh hùng trẻ tuổi Trần Quốc Toản cùng tấm lòng vì dân, vì nước của ông. Câu chuyện cũng giáo dục chúng ta về lòng yêu quê hương đất nước.

 

Bài mẫu số 4: Kể chuyện về Thần Siêu

Tôi xin kể cho các bạn nghe câu chuyện có tựa đề là: Thần Siêu luyện chữ mà tôi đọc được trên báo Thiếu niên Tiền phong 12-9-1975. Chuyện kể như sau:

Ở thế kỉ trước, có một đôi bạn học rất nổi tiếng, một người tên là Cao Bá Quát sức học như Thánh nên được người đời tôn là Thánh Quát. Một người nữa có tên là Nguyễn Văn Siêu, học giỏi lạ thường, gọi là Thần Siêu.

Thần Siêu nổi tiếng thần đồng ngay từ thưở nhỏ. Những người hay chữ thời ấy thường muốn được tận mắt nhìn thấy đôi câu đối chữ Hán rất khó mà mới mười hai tuổi cậu đã nghĩ được và dán ở nơi cậu ngồi học. Đại ý:

Đạo học xưa nay không dường tắt
Nhà tranh vẫn xuất hiện người tài

Suy nghĩ khác thường như thế, cậu miệt mài học tập và trở thành một người học rộng biết nhiều.

Nhưng đến năm cậu đi thi, các vị giám khảo thích thú phát hiện được một bài làm rất xuất sắc. Thí sinh ấy xứng đáng đỗ đầu hàng cử nhân. Đáng tiếc là chữ viết của anh ta quá xấu nên bị đánh tuột xuống hàng thứ hai. Đó chính là Thần Siêu. Chữ xấu còn làm hại anh ta một phen nữa. Sau khi đỗ cử nhân, ông vào kinh đô thi tiến sĩ. Cũng lại vì chữ xấu mà ông chỉ đỗ ở hạng phó bảng mặc dầu bài của ông đáng được đỗ đầu khoa thi. Bởi vậy mới có câu chê giễu:

Thần đâu mà chữ xấu như ma
Lọ lem cho người chẳng ngó ra.

Cái hại chữ xấu là như thế. Ông hiếu ra điều đó nên ngày đêm khố công luyện chữ. Cuối cùng cũng như Thánh Quát, Thần Siêu nổi tiếng văn hay chừ tốt. Ngày nay, ai có dịp di thăm Hồ Gươm, vào chơi đền Ngọc Sơn sẽ có dịp ngắm những hàng chữ đẹp của Thần Siêu còn lun giữ lại đấy.

Soạn bài Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà, Chính tả là một bài học quan trọng trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button