Giáo dụcLớp 10

Giới thiệu về Nguyễn Dữ, với Truyền kì mạn lục và Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Đề bài: Giới thiệu về Nguyễn Dữ, với Truyền kì mạn lục và Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

gioi thieu ve nguyen du voi truyen ki man luc va chuyen chuc phan su den tan vien

Giới thiệu về Nguyễn Dữ, với Truyền kì mạn lục và Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Bạn đang xem: Giới thiệu về Nguyễn Dữ, với Truyền kì mạn lục và Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

1. Giới thiệu về Nguyễn Dữ, với Truyền kì mạn lục và Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, mẫu 1:

Văn hóa của dân tộc ta bị ảnh hưởng rất nhiều từ nền Nho học của Trung Quốc. Vậy nên văn học thời kì trung đại thường mang dấu ấn khá đậm nét của văn học Trung Hoa. Văn học thời kì này thường mang chút yếu tố kì ảo, huyền bí. Trong các tác phẩm, tác giả nổi tiếng ở thời kì này, ta không thể không kể đến Nguyễn Dữ cùng “Truyền kì mạn lục” của ông. Tập truyện này đã thể hiện rõ tư tưởng cũng như tinh thần sống của Nguyễn Dữ, đặc biệt là qua tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”.

Nói về Nguyễn Dữ, người ta thường nhắc về một thi sĩ ở ẩn với những hiểu biết sâu rộng về cuộc đời. Ông sống vào thế kỉ XVI, hiện thời chưa xác định rõ được năm sinh năm mất, chỉ biết ông sống ở thời Hậu Lê. Quê quán của ông thuộc xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Tương truyền, ông là học trò của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông là người có tài cao, trí lớn, học rộng hiểu nhiều, đã từng đỗ đạt và làm quan dưới triều Lê. Thế nhưng, nội chiến phân tranh liên miên giữa nhà Mạc, Lê, Trịnh đã khiến ông chán nản. Vậy nên, chỉ sau một năm làm quan, ông đã cáo quan về ở ẩn cùng mẹ già và viết sách, sống ẩn dật như nhiều trí thức đương thời khác.

gioi thieu ve nguyen du va tac pham chuyen chuc phan su den tan vien

Vài nét về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Cuộc đời làm quan của ông tuy ngắn ngủi, nhưng với tầm hiểu biết của mình, ông đã để lại cho hậu thế những tác phẩm mang đầy tư tưởng lớn lao. Ông viết sách rất nhiều vào những năm sau khi cáo quan, thế nhưng tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc nhất của ông chính là “Truyền kì mạn lục”. Tác phẩm đồ sộ với tư tưởng lớn này của ông đã giúp ông ghi lại dấu ấn của mình vào nền thi ca trung đại Việt Nam.

Nói về tác phẩm “truyền kì mạn lục” có nhiều ý kiến, nhưng đa số đều cho rằng đó là một “thiên cổ kì bút” của tác giả Nguyễn Dữ mà qua đó ta thấy được quan điểm sống và tấm lòng của ông với cuộc đời.

“Truyền kì mạn lục” (ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ được lưu truyền) là một tập truyện gồm hai mươi tác phẩm được viết bằng chữ Hán, được viết vào đầu thế kỉ XVI. Nếu như “truyền kì” chỉ là những áng văn xuôi trung đại ghi lại những câu chuyện mang đầy tính hoang đường, quỷ dị, nơi mà yếu tố tâm linh, con người giao thoa với nhau, thì ở “truyền kì mạn lục”, Nguyễn Dữ đã phát triển áng văn này lên một tầm cao mới. Cốt truyện trong những câu chuỵện ở “Truyền kì mạn lục” vẫn là những câu chuyện tương truyền trong dân gian nhưng nó đã được Nguyễn Dữ khéo léo lồng vào trong đó hiện thực của xã hội phong kiến thời bấy giờ. Những câu chuyện này thường lấy chủ đề là người phụ nữ yếu đuối hoặc là những người trí thức đương thời bất mãn với cuộc sống hiện tại. Tất cả họ muốn thoát ly khỏi sự đày ải để đến với một cuộc sống mới, tốt đẹp hơn.

Qua từng tác phẩm, chúng ta thấy được số phận nhỏ bé, hẩm hiu trong xã hội, những bi kịch tình yêu của những người phụ nữ khao khát tình yêu, khao khát hạnh phúc gia đình. Thế nhưng họ lại bị những thế lực tàn bạo, những lễ giáo nghiệt ngã xô đẩy vào bước đường cùng của xã hội. Bên cạnh đó, Nguyễn Dữ cũng khai thác những nhân vật trí thức, có tâm huyết nhưng bất mãn với cuộc đời đồng thời cũng lồng vào trong đó tinh thần yêu nước, niềm tự hào văn hóa dân tộc, nhân tài đất Việt, ca ngợi lòng thủy chung, đạo đức và sự nhân hậu.

“Truyền kì mạn lục” cũng mang ý nghĩa hiện thực và nhân đạo rất rõ ràng. Hiện thực ở chỗ nó phản ánh thực tại của xã hội phong kiến đang dần đẩy con người vào trong những bước đường cùng đau khổ, vạch trần, phê phán những tệ trạng tồn tại trong đó. Còn ý nghĩa nhân đạo ở đây chính là tấm lòng thương cảm, đồng cảm sâu sắc của tác giả gửi đến thông qua từng lời nói của nhân vật, thương xót số phận con người trong xã hội cũ.

Nghệ thuật được Nguyễn Dữ sử dụng trong “Truyền kì mạn lục” là chất liệu văn xuôi, là loại truyện được ưa chuộng thời kì trung đại. Nhưng ở đây, Nguyễn Dữ đã khéo léo thêm vào đó yếu tố kì ảo kì diệu khiến người đọc vừa đọc vừa suy ngẫm để tìm ra ý nghĩa, tư tưởng, tình cảm mà tác giả gửi gắm qua từng chi tiết đó. Ông cũng đã tổng hòa trong các tác phẩm của mình các yếu tố như nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, bố cục truyện từng lớp mở ra dần dần khiến cho tính cách nhân vật càng bộc lộ rõ ràng vào cuối truyện.

Tóm lại, Nguyễn Dữ đã dựng lên một “truyền kì mạn lục” xứng đáng là một “thiên cổ kì bút” trong nền văn học trung đại Việt Nam. Trong các tác phẩm xuất sắc nhất nằm trong “Truyền kì mạn lục”, người ta thường nhắc tới “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”. Câu chuyện xoay quanh nhân vật Ngô Tử Văn, là một người ngay thẳng, chính trực nhưng nóng nảy. Khi chứng kiến một ngôi đền thờ Thổ công vốn là một Ngự sử đời Lý Nam Đế bị một hồn ma họ Thôi chiếm giữ, ông đã ra tay phóng hóa đốt đền. Nhưng tên tướng họ Thôi kia đã dâng sớ tấu bày với Diêm Vương, dọa chàng Tử Văn phải dựng lại đền cho hắn. Nhưng với tính tình ngay thẳng của mình, chàng đã cự tuyệt và bị bắt xuống Minh ti hỏi tội. Được Thổ công bày cách từ trước nên tại Minh Ti điện, chàng đã vạch trần tội danh của kẻ gian tà khiến hắn bị bắt, bỏ ngục Cửu U, còn chàng được trở lại dương gian. Thấy Tử Văn tính ngay thẳng, cương trực, Thổ công đã tiến cử chàng chức Phán sự đền Tản Viên, chàng vui vẻ nhận lời và “không bệnh mà mất”. Sau này, chàng đi mây về gió, làm phận sự giúp ích cho đời.

Chỉ qua nhân vật Tử Văn, chúng ta thấy được tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm trong truyện. Bằng những lời giới thiệu về tên tuổi, tự, danh hiệu, tính tình,… con người Tử Văn hiện lên rõ ràng và phẩm chất của chàng càng được bộc lộ rõ qua hành động đốt đền. Hồn ma họ Thôi nổi lòng tà, thậm chí định qua mắt cả Diêm Vương. Thế nhưng, hắn vẫn bị vạch trần, bắt tội. Qua đây, có thể thấy rằng Nguyễn Dữ đang muốn nói rằng thời đại của ông với đầy rẫy những tệ phong, cái xấu, cái tà đang nổi lên ngày một nhiều. Thế nhưng cái tà sẽ không bao giờ thắng được chính, tức khắc sẽ bị tiêu diệt. Tên hộ Thôi đại diện cho cái xấu bị tiêu diệt còn chàng Tử Văn chính trực được thăng quan, tiếp tục giúp đời.

Đọc tác phẩm, ta cũng thấy được ý nghĩa hiện thực và nhân đạo mà Nguyễn Dữ muốn gửi gắm. Đó là hiện thực về một xã hội đang bị những điều xấu xa thao túng. Nhưng con người “kẻ sĩ” phải luôn có bản lĩnh, cương trực thì tất sẽ giành được chiến thắng. “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” cũng được viết theo lối văn xuôi kết hợp yếu tố kì ảo. Đồng thời nó cũng được kết hợp các biện pháp nghệ thuật khác, làm câu chuyện trở nên hấp dẫn, tình tiết câu chuyện công phu, tỉ mỉ, khắc họa rõ nét nhân vật.

Tóm lại, Nguyễn Dữ – con người tài năng, học rộng hiểu nhiều đã để lại cho đời một tác phẩm “thiên cổ kì bút” cực kì xuất sắc “truyền kì mạn lục” đặc biệt là “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”. Ông xứng đáng là một người học trò xuất sắc của trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

2. Giới thiệu về Nguyễn Dữ, với Truyền kì mạn lục và Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, mẫu 2:

 Nguyễn Dữ là một tác giả tài năng của văn học trung đại Việt Nam. Sống vào khoảng thế kỉ XVI, quê ở Thanh Miện, Hải Dương. Là người vốn chăm học và thông minh, ôm ấp mộng lớn từ nhỏ. Từng làm quan dưới thời Mạc và thời Lê nhưng do chán nản trước thời cuộc đảo điên, xã hội bất công trái ngang mà cuối cùng chọn cuộc sống ẩn dật tại Thanh Hoá. Ông để lại cho văn học nước nhà một tác phẩm xuất sắc và giàu giá trị đó là Truyện kì mạn lục.

Truyện được viết bằng chữ Hán gồm hai mươi truyện nhỏ, cuối mỗi tác phẩm có lời bình ghi nhận đánh giá sự kiện hoặc nhân vật. Truyện thông quá chuyện cỏ cây, ma quỷ hay thế giới thần tiên, huyền bí để kể chuyện đời thường. Thông qua đó phơi bày thực trạng xã hội lúc bấy giờ. Một xã hội tồn tại đầy rẫy tệ nạn, ở đó vừa quan ăn chơi không chăm lo đến đời sống nhân dân, người người giả nhân giả nghĩa, nạn cướp bóc, dối trá, ăn hối lộ hoành hành khắp nơi, mất trật tự thế sự điên đảo. Mỗi truyện đều mang một tư tưởng giàu giá trị, ý nghĩa nhân sinh, gửi gắm ước mơ của tác giả về một xã hội yên bình, sống trong sự công bằng, tình người được bảo bộc, ấm áp, sẻ chia. Truyền kì mạn lục còn lên án sự phân biết đối xử nam nữ thiếu công bằng. Đó là những người phụ nữ tài sắc nhưng chịu nhiều bất hạnh, khốn khổ trong cuộc đời. Họ chấp nhận thiệt thòi, thậm chí là hy sinh cả tính mạng để bảo vệ danh dự cho chính mình. Là tiếng nói cảm thông, xót thương cho số phận, ca ngợi trân trọng phẩm chất, tư dung tốt đẹp của những người phụ nữ đương thời. Truyện còn mang niềm tự hào về văn hoá dân tộc Việt Nam, đề cao lối sống nhân nghĩa thủy chung ân tình trong đời sống. Được xem là một “thiên cổ tùy bút” của Việt Nam.

bai gioi thieu ve tac gia nguyen du va tac pham truyen ki man luc

Giới thiệu về Nguyễn Dữ, với Truyền kì mạn lục và Chuyện chức phán sự đền Tản Viên ngắn gọn

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một trong hai mươi truyện của Truyền kì mạn lục. Truyện viết về nhân vật Ngô Tử Văn là một người có tính tình khảng khái, thẳng thắn và có phần nóng nảy. Trong làng có một ngôi đền bị hồn ma quấy phá khiến chàng rất bất bình, thấy sự gian ác không chịu được nên châm lửa nhằm đốt đền. Bị hồn ma về dọa bắt đem đi nhưng nhờ sự trợ giúp của Thổ công, chàng đã nhận về phần thắng khi trước mặt Diêm Vương vạch trần kẻ lừa đảo, bịp bơm, xảo trá. Hồn ma bị xử tội đem vứt vào ngục Cửu U, Tử Văn trở về yên bình và được tiến cử giữ chức Phán Sự đền Tản Viên. Cuối truyện, tác giả đã thể hiện ý nghĩa, tư tưởng của tác phẩm của lời nhận xét: “Kẻ sĩ chỉ lo không…..cứng ra mềm”.

Truyện đề cao những con người giàu tinh thần dũng cảm, dám đứng lên đấu tranh chống lại bất công, đòi lại công bằng cho chính nghĩa. Dạy cho ta bài học về sự bản lĩnh trong cuộc sống, phải mạnh mẽ, cứng cỏi, giữ chính kiến đương đầu với khó khăn thử thách, chính nghĩa ắt sẽ thắng gian tà, xảo quyệt. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên cho thấy tài năng trong nghệ thuật của tác giả trong việc đưa người đọc đến với thế giớ li kì, huyền bí của ma quỷ thần tiên. Với những tình tiết vô cùng bất ngờ và khéo léo dẫn dắt tạo nên một tác phẩm giàu giá trị nghệ thuật hàm chứa tư tưởng lớn lao.

—————HẾT————–

Sau khi đã nắm được những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm, các em có thể bắt tay vào tìm hiểu chi tiết qua việc tham khảo: Thuyết minh Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ, Phân tích nghệ thuật đặc sắc trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Cảm nhận về nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Phân tích ý nghĩa của đoạn kết trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên và lời bình cuối truyện.

 

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button