Tổng hợp

Giấy thông hành là gì? Thủ tục cấp giấy thông hành theo quy định mới nhất?

Giấy thông hành (A passport) là gì? Giấy thông hành tiếng Anh là gì? Thủ tục cấp giấy thông hành theo quy định mới nhất?

Bạn đang xem: Giấy thông hành là gì? Thủ tục cấp giấy thông hành theo quy định mới nhất?

Hiện nay tại nước ta Giấy thông hành đang được sử dụng rất nhiều trong tình hình dịch bệnh đang diễn biến ngày càng phức tạp và khó kiểm soát. Chính vì vậy, nhiều người sẽ không hiểu hết được mục đích và giá trị của loại giấy này. Vậy, Giấy thông hành là gì? Thủ tục cấp Giấy thông hành theo quy định mới nhất. Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.

Giay-thong-hanh-la-gi-thu-tuc-cap-giay-thong-hanh-theo-quy-dinh-moi-nhat

Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7:

Căn cứ pháp lý:

  • Nghị định 76/2020/NĐ-CP quy định chi tiết đối tượng, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, thu hồi, hủy giá trị sử dụng giấy thông hành.

1. Giấy thông hành là gì?

Giấy thông hành là một loại giấy tờ được sử dụng trong giai đoạn hiện nay khá nhiều, đặc biệt là trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra phức tạp và khó kiểm soát.

Theo đó, tại khoaanr 5, điều 2 của Luật xuất nhập cảnh 2019 quy định về giấy thông hành như sau:

5. Giấy thông hành là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam để qua lại biên giới theo điều ước quốc tế giữa Việt Nam với nước có chung đường biên gii.

Như vậy, giấy thông hành là giấy được sử dụng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho những đối tượng thuộc trường hợp được cho phép đi lại tại địa phương nơi đang có lệnh cấm hoặc nơi nào đó nhất định để thực hiện nhiệm vụ được giao. Theo quy định của nước ta hiện nay thì giấy này có giá trị thay cho hộ chiếu và có thời hạn 06 tháng từ ngày cấp và chỉ được gia hạn duy nhất một làn với thời hạn không quá 06 tháng.

Tại nước ta có các loại giấy thông hành sau đây:

– Giấy thông hành biên giới. Đây là loại giấy thông hành mang tính chính trị, quốc tế. Bởi mục đích của loại giấy này chính là để công dân tại quốc gia này có thể di chuyển sang quốc gia khác nhưng phải có sự đồng ý của quốc gia đến. Ví dụ như Giấy thông hành biên giới Việt Nam – Lào cho công dân Việt Nam hoặc Giấy thông hành biên giới Việt Nam – Lào cho cán bộ, công nhân, viên chức Việt Nam…

– Giấy thông hành nhập xuất cảnh. Đây là loại giấy được cấp cho những công dân Việt Nam thường trú tại các xã , phường gần đường biên giới quốc gia hoặc công dân Việt Nam sang các quốc gia khác để thực hiện một số công việc nhất định cho phép. Và được phép đi về giữa các quốc gia với nhau và không bị hạn chế.

– Giấy thông hành hồi hương. Tức là loại giấy cho phép công dân Việt Nam sang nước ngoài và được phép trở về Việt Nam để sinh sống và làm việc sau thời gian sinh sống và làm việc tại nước ngoài. Khi có giấy này thì bất kỳ khi nào công dân cũng sẽ được trở về nước ta và không cần phải xin phép, trừ một số trường hợp bắt buộc khác không được quay trở về.

– Giấy thông hành. Loại giấy này chỉ chung cho tất cả các loại giấy được sử dụng trong nội địa để phục vụ cho mục đích đi lại của người dân trong khoảng thời gian hay địa điểm nhất định nào đó.

2. Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng anh

Giấy thông hành được dịch sang tiếng anh như sau: Passport

3. Thủ tục cấp Giấy thông hành theo quy định mới nhất

Thứ nhất, thủ tục cấp Giấy thông hành

Bước 1: Người đề nghị cấp Giấy thông hành nộp hồ sơ tại cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quy định như Công an xã, phường, thị trấn, công an huyện, quận, thị xã thành phố trực thuộc tỉnh, Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh tiếp giáp đường biên giới với nước láng giềng cấp giấy thông hành.

Lưu ý:

  • Khi nộp hồ sơ, người đề nghị phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân còn giá trị sử dụng để đối chiếu.
  • Trường hợp cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được ủy quyền nộp hồ sơ và nhận kết quả thì người được cử đi nộp hồ sơ xuất trình giấy giới thiệu, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân còn giá trị sử dụng của bản thân và của người ủy quyền để kiểm tra, đối chiếu.

Bước 2: Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, người được giao nhiệm vụ có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy thông hành; kiểm tra, đối chiếu; thu lệ phí và cấp giấy hẹn trả kết quả.

Lưu ý: Người đề nghị cấp giấy thông hành phải nộp lệ phí; nếu có yêu cầu nhận kết quả tại địa điểm khác với cơ quan quy định thì phải trả phí dịch vụ chuyển phát.

Bước 3:

  • Sau thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh có chung đường biên giới với Campuchia, cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh có chung đường biên giới với Lào cấp giấy thông hành và trả kết quả cho người đề nghị. Trường hợp chưa cấp thì trả lời bằng văn bản, nêu lý do.
  • Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Công an xã, phường, thị trấn tiếp giáp đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc; Công an huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tiếp giáp đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc cấp giấy thông hành và trả kết quả cho người đề nghị. Trường hợp chưa cấp thì trả lời bằng văn bản, nêu lý do.

Thứ hai, hồ sơ đề nghị cấp Giấy thông hành

Một, 01 tờ khai theo Mẫu M01 ban hành kèm theo Nghị định 76/2020/NĐ-CP đã điền đầy đủ thông tin.

Lưu ý: Đối với từng trường hợp thì Tờ khai cần thực hiện như sau:

– Đối với đối tượng được cấp Giấy thông hành biên giới Việt Nam – Campuchia gồm cán bộ, công chức, viên chức, công nhân đang làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trụ sở tại tỉnh có chung đường biên giới với Campuchia được cử sang tỉnh biên giới đối diện của Campuchia công tác, Công dân Việt Nam không có hộ khẩu thường trú ở các tỉnh có chung đường biên giới với Lào nhưng làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trụ sở tại tỉnh có chung đường biên giới với Lào và Cán bộ, công chức làm việc tại các cơ quan nhà nước có trụ sở đóng tại huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh của Việt Nam tiếp giáp đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc được cử sang vùng biên giới đối diện của Trung Quốc để công tác thì tờ khai phải có xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trực tiếp quản lý;

– Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi thì tờ khai do cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật khai và ký tên, có xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh của Trưởng công an xã, phường, thị trấn nơi người đó thường trú;

– Người chưa đủ 16 tuổi đề nghị cấp chung giấy thông hành xuất, nhập cảnh vùng biên giới Việt Nam – Trung Quốc với cha hoặc mẹ thì tờ khai phải do cha hoặc mẹ khai và ký tên.

Hai, 02 ảnh chân dung, cỡ 4cm x 6cm. Trường hợp người chưa đủ 16 tuổi đề nghị cấp chung giấy thông hành với cha hoặc mẹ thì dán 01 ảnh 3 cm x 4cm của trẻ em đó vào tờ khai và nộp kèm 01 ảnh 3 cm x 4cm của trẻ em đó để dán vào giấy thông hành.

Ba, giấy tờ khác đối với các trường hợp dưới đây:

– 01 bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với người chưa đủ 14 tuổi;

– 01 bản chụp có chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện theo pháp luật đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi. Trường hợp bản chụp không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu;

– Giấy thông hành đã được cấp, nếu còn giá trị sử dụng;

– Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với trường hợp ủy quyền nộp hồ sơ.

Thứ ba, thời hạn của các loại giấy thông hành

     – Giấy thông hành biên giới, giấy thông hành nhập xuất cảnh, giấy thông hành hồi hương có giá trị không quá 12 tháng tính từ ngày cấp và không được gia hạn.

     – Giấy thông hành có giá trị không quá 6 tháng tính từ ngày cấp và không được gia hạn.

Như vậy, giấy thông hành chung chỉ có giá trị không quá 06 tháng kể từ ngày cấp và không được gia hạn khác với những loại giấy thông hành khác. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nhu cầu thực tế mà nhiều giấy thông hành đang được sử dụng tại nước ta trong thời gian dịch bệnh chỉ có thời hạn dưới 30 ngày hoặc ít hơn. Vậy thời hạn của từng loại giất thông hành trong thực tế sẽ khác nhau để phù hợp với nhu cầu của từng công việc hoặc địa phương.

Thứ tư, đối tượng được cấp Giấy thông hành

  • Đối tượng được cấp giấy thông hành biên giới Việt Nam – Campuchia gồm cán bộ, công chức, viên chức, công nhân đang làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trụ sở tại tỉnh có chung đường biên giới với Campuchia được cử sang tỉnh biên giới đối diện của Campuchia công tác. Ví dụ như Giấy thông hành biên giới cho cán bộ, viên chức, công nhân sang Campuchia.
  • Đối tượng được cấp giấy thông hành biên giới Việt Nam – Lào:

+ Công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú tại tỉnh có chung đường biên giới với Lào. Ví dụ như Giấy thông hành biên giới Việt Nam – Lào cho công dân Việt Nam

+ Công dân Việt Nam không có hộ khẩu thường trú ở các tỉnh có chung đường biên giới với Lào nhưng làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trụ sở tại tỉnh có chung đường biên giới với Lào. Ví dụ như: Giấy thông hành biên giới Việt Nam – Lào cho cán bộ, công nhân, viên chức Việt Nam,…

– Đối tượng được cấp giấy thông hành xuất, nhập cảnh vùng biên giới Việt Nam – Trung Quốc:

+ Công dân Việt Nam thường trú tại các xã, phường, thị trấn tiếp giáp đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc;

+ Cán bộ, công chức làm việc tại các cơ quan nhà nước có trụ sở đóng tại huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh của Việt Nam tiếp giáp đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc được cử sang vùng biên giới đối diện của Trung Quốc để công tác. Ví dụ: Giấy thông hành xuất, nhập cảnh vùng biên giới cho cán bộ, công chức làm việc tại các cơ quan nhà nước có trụ sở đóng tại vùng biên giới Việt Nam – Trung Quốc.

Theo quy định hiện nay thì tùy thuộc vào từng cơ quan cấp và đối tượng cấp mà người thực hiện sẽ phải nộp hồ sơ đến từng cơ quan có thẩm quyền khác nhau như Quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh có chung đường biên giới với Campuchia, Lào, Trung Quốc, Công an xã, phường, thị trấn tiếp giáp đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc nơi người có hộ khẩu thường trú hoặc Công an huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh của Việt Nam tiếp giáp đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc nơi cơ quan người đó có trụ sở. Ngoài ra, trong tình hình dịch bệnh hiện nay thì tại thành phố Đà Nẵng hoặc một số tỉnh thành khác đã xuất hiện giấy thông hành đi lại tại địa phương. Như vậy, Giấy thông hành thực tế hiện nay tại nước ta đang được sử dụng khá nhiều và mang lại nhiều lợi ích cho nhân dân và chính quyền trong quá trình quản lý.

Trên đây là nội dung tư vấn của THPT Ngô Thì Nhậm về Giấy thông hành là gì? Thủ tục cấp giấy thông hành theo quy định mới nhất? Trường hợp có thắc mắc xin vui lòng liên hệ để được giải đáp cụ thể.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button