Giáo dụcLớp 8

Giải thích nhan đề Tức nước vỡ bờ

Đề bài: Giải thích nhan đề Tức nước vỡ bờ

giai thich nhan de tuc nuoc vo bo

Giải thích nhan đề Tức nước vỡ bờ

Bạn đang xem: Giải thích nhan đề Tức nước vỡ bờ

1. Giải thích nhan đề Tức nước vỡ bờ, mẫu số 1:

a. Tóm tắt nội dung đoạn trích Tức nước vỡ bờ
Do không đủ tiền nộp sưu thuế, anh Dậu bị bọn tay sai lôi ra đình đánh đập, cùm kẹp dã man, tưởng chết nên người ta cõng trả về. Được bà lão hàng xóm tốt bụng cho bát gạo, chị Dậu vội nấu cháo cho chồng nhưng chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng đã tiến vào với roi song, tay thước, dây thừng đòi tiền. Anh Dậu hoảng hốt cộng thêm sức khỏe yếu ớt, lăn đùng ra phản. Chị Dậu ban đầu hết sức hạ mình van xin cho khất nhưng cai lệ và người nhà lí trưởng không nghe, chúng định xông vào đánh trói anh Dậu. Chị Dậu vẫn nhẫn nhịn hết lần này đến lần khác song chúng vẫn vô cảm, quay ra đánh chị và đòi trói anh Dậu. Đến lúc này, chị liều mạng chống cự. Đỉnh điểm là khi chị chống cự lại và bị tên người nhà lí trưởng tát, chúng vẫn cứ điềm nhiên xông vào đòi đánh trói anh Dậu, chị vùng lên đánh trả lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng với thái độ quyết liệt.
b. Giải thích nhan đề Tức nước vỡ bờ
– Tức nước vỡ bờ là một đoạn trích trong chương XVIII của tiểu thuyết Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố, tên nhan đề Tức nước vỡ bờ là do người biên soạn sách đặt
– Nghĩa đen:
+ Bờ (bờ ruộng): Là ranh giới, giới hạn giữa các mảnh ruộng với nhau được con người đắp thành trong quá trình canh tác nhằm giữ lại lượng nước cần thiết bên trong mảnh ruộng và ngăn cản sự thoát nước ra bên ngoài
+ Tức nước: Tình trạng nước quá đầy sắp trào ra
=> Tức nước vỡ bờ: Nếu nước bên trong quá nhiều, sẽ gây ra tình trạng vỡ bờ và tràn ra ngoài
– Nghĩa bóng:
+ Mỗi người đều có giới hạn chịu đựng khác nhau, khi mức độ chịu đựng vẫn còn trong phạm vi giới hạn, con người có thể nhẫn nhịn cho qua được. Tuy nhiên nếu sự việc xảy ra ngoài tầm kiểm soát, có nghĩa phá vỡ mức độ chịu đựng, con người sẽ phản kháng lại như sức mạnh của dòng nước đã quá đầy, trào ra phá vỡ bờ.
=> Nhan đề tác phẩm Tức nước vỡ bờ phù hợp với nội dung đoạn trích và phù hợp với quy luật “có áp bức có đấu tranh”, “con giun xéo lắm cùng quằn”: Ban đầu chị Dậu còn nhẫn nhục chịu đựng van xin, tuy nhiên khi bị người nhà lí trưởng và tên cai lệ dồn ép, áp bức đẩy đến bước đường cùng buộc chị phải vùng lên đấu tranh để bảo vệ chồng mình.
– Nhan đề tác phẩm khẳng định con đường đấu tranh giải phóng chính mình của tầng lớp nhân dân lao động nghèo khổ là con đường tất yếu và đúng đắn. Đó cũng chính là điều nhà văn Nguyễn Tất Tố muốn gửi gắm qua tác phẩm.

2. Giải thích nhan đề Tức nước vỡ bờ, mẫu số 2 (siêu ngắn):

“Tức nước vỡ bờ” phản ánh rõ một quy luật trong cuộc sống “có áp bức thì có đấu tranh”. Xã hội phong kiến bạo tàn đã đẩy người dân vào bần cùng, lao khổ khiến họ phải vùng dậy phản kháng, đấu tranh chống lại thế lực hà khắc đó để bảo vệ những người thân yêu.

—————HẾT————-

Như vậy, thông qua phần Giải thích nhan đề Tức nước vỡ bờ, chắc chẳn các em học sinh đã phần nào hiểu được nội dung tư tưởng tác phẩm, ngoài bài viết này, chúng tôi còn giới thiệu đến các em một số bài viết khác trong những bài văn hay lớp 8 có liên quan đến tác phẩm như: Soạn bài Tức nước vỡ bờ, Tóm tắt đoạn trích Tức nước vỡ bờ, Giới thiệu về tiểu thuyết Tắt đèn và đoạn trích Tức nước vỡ bờ, Phân tích nghệ thuật đoạn trích Tức nước vỡ bờ, Đóng vai chị Dậu kể lại đoạn trích Tức nước vỡ bờ… các em cùng tham khảo. 

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button