Giáo dục

Giai đoạn 1965 – 1968, để cứu vãn nguy cơ sụp đổ của chế độ Sài Gòn, Mỹ đã triển khai chiến lược chiến tranh gì?

Giai đoạn 1965 – 1968, để cứu vãn nguy cơ sụp đổ của chế độ Sài Gòn, Mỹ đã triển khai chiến lược chiến tranh gì?

Câu hỏi: Giai đoạn 1965 – 1968, để cứu vãn nguy cơ sụp đổ của chế độ Sài Gòn, Mỹ đã triển khai chiến lược chiến tranh gì?

Trả lời: Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

Nội dung của chiến lược này là sử dụng quân Mỹ làm lực lượng cơ động, chủ yếu để tiêu diệt bộ đội chủ lực ta; quân ngụy làm lực lượng chiếm đóng, bình định, kìm kẹp nhân dân hòng đánh bại cách mạng miền Nam trong vòng 25 – 30 tháng (từ giữa 1965 đến 1967),

Giai đoạn 1965 – 1968, để cứu vãn nguy cơ sụp đổ của chế độ Sài Gòn, Mỹ đã triển khai chiến lược chiến tranh gì?
Giai đoạn 1965 – 1968, để cứu vãn nguy cơ sụp đổ của chế độ Sài Gòn, Mỹ đã triển khai chiến lược chiến tranh gì?

Giải thích:

Chiến tranh cục bộ là gì?

Chiến tranh cục bộ là một chiến lược quân sự của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam (giai đoạn 1965 – 1968). Đây là chiến lược quân sự được tiến hành bằng lực lượng quân đội Mỹ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn – lúc cao nhất vào năm 1969 lên tới gần 1,5 triệu quân. Chiến lược này được sử dụng để thay thế “Chiến tranh đặc biệt” sau khi Mỹ thất bại tại chiến trường Việt Nam. Quân đội Mỹ thực hiện chiến lược này bằng cách sử dụng tất cả mọi ưu thế của chúng. Đó là ưu thế về hỏa lực, công nghệ và quân số của lực lượng viễn chinh Mỹ từ đó, tiêu diệt Quân Giải phóng miền Nam, đồng thời thiết lập ảnh hưởng lâu dài của Mỹ lên miền Nam Việt Nam bằng cách xây dựng chế độ Việt Nam Cộng hòa – vốn là tay sai của Mỹ. Đây được đánh giá là giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến.

Diễn biến chiến lược chiến tranh cục bộ

Sau thất bại tại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. Nội dung của chiến lược này là sử dụng quân Mỹ làm lực lượng cơ động, chủ yếu để tiêu diệt bộ đội chủ lực ta; quân ngụy làm lực lượng chiếm đóng, bình định, kìm kẹp nhân dân hòng đánh bại cách mạng miền Nam trong vòng 25 – 30 tháng (từ giữa 1965 đến 1967). Để thực hiện chiến lược này, chúng đã đưa vào miền Nam Việt Nam số lượng quân Mỹ lên đến hơn nửa triệu người, chưa kể quân đội một số nước chư hầu. Đồng thời, chúng đẩy mạnh sử dụng không quân và hải quân mở nhằm đánh phá ác liệt với mưu đồ “Đưa miền Bắc trở lại thời kỳ đồ đá”, hòng ngăn chặn chi viện từ miền Bắc và quốc tế vào miền Nam.

Trước tình hình leo thang chiến tranh của địch và những khó khăn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Trung ương Đảng họp các hội nghị lần thứ 11 (3-1965), lần thứ 12 (12-1965), trên cơ sở phân tích một cách khoa học so sánh lực lượng giữa ta và địch, Trung ương khẳng định sự thất bại không tránh khỏi của đế quốc Mỹ và hạ quyết tâm động viên lực lượng cả nước giữ vững chiến lược tiến công, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế, kiên quyết đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Ngày 17-7-1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi lịch sử, kêu gọi toàn dân đoàn kết một lòng, quyết tâm chống Mỹ, cứu nước. Người khẳng định: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do. Đến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Trên chiến trường miền Nam, các phong trào “Dũng sĩ diệt Mỹ”, “tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt”, “Bám thắt lưng địch mà đánh”, “Căng địch ra mà đánh, vây chúng lại mà diệt”, dấy lên khắp các chiến trường và các địa phương miền Nam. Tiêu biểu là chiến thắng mở đầu tại Vạn Tường (18-19/8/1965). Cụ thể là vào mờ sáng 18/8/1965, Mỹ huy động 9000 quân, 105 xe tăng và xe bọc thép, 100 máy bay lên thẳng và 70 máy bay phản lực chiến đấu, 6 tàu chiến, mở cuộc hành quân vào thôn Vạn Tường.

Sau một ngày chiến đấu, một trung đoàn chủ lực của ta cùng với quân du kích và nhân dân địa phương đã đẩy lùi được cuộc hành quân của dịch, loại khỏi vòng chiến đấu 900 địch, bắn cháy 22 xe tăng và xe bọc thép, hạ 13 máy bay. Vạn Tường đã mở đầu cao trào “Tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam. Sau trận Vạn Tường, khả năng chiến thắng Mỹ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của quân dân ta tiếp tục được chứng minh trong hai mùa khô. Bước vào mùa khô thứ nhất (đông – xuân 1965 – 1969), với 720.000 quân, trong đó có 220.000 quân Mỹ, địch mở đợt phản công với 5 cuộc hành quân “tìm diệt” lớn nhằm vào hai hướng chiến lược chính ở Đông Nam Bộ và Khu V, với mục tiêu đánh bại chủ lực quân giải phóng.

Bước vào mùa khô thứ hai, với lực lượng được tăng lên hơn 980.000 quân, riêng quân Mỹ và quân đồng minh đã chiếm hơn 440.000 quân, Mỹ mở đợt phản công với ba cuộc hành quân lớn “tìm diệt” và “bình định”, lớn nhất là cuộc hành quân Gian-xơn Xi-ti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta. Tuy nhiên, Mỹ vẫn nhận lấy thất bại trong chiến dịch này. Kết quả sau hai mùa khổ, trên toàn miền Nam, quân dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 240.000 tên địch, bắn rơi và phá hủy hơn 2700 máy bay, phá hủy hơn 2200 xe tăng và xe bọc thép, hơn 3400 ô tô. Ở hầu khắp các vùng nông thôn, được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang, quần chúng đã đứng lên đấu tranh chống ách kìm kẹp của địch, phá từng mảng “ấp chiến lược”. Trong hầu khắp các thành thị, giai cấp công nhân, các tầng lớp nhân dân lao động khác, học sinh, sinh viên, Phật tử, binh sĩ Sài Gòn… đấu tranh đòi Mỹ rút về nước đòi tự do dân chủ. Vùng giải phóng được mở rộng, uy tín của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam được nâng cao trên chiến trường quốc tế. Có thể nói, các chiến công vang dội đập tan hai cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965 – 1966; 1966 – 1967) của Mỹ ở miền Nam và những chiến thắng khác  đẩy Mỹ vào thế tiến thoái lưỡng nan về chiến lược.

Trên hậu phương miền Bắc đã diễn ra sôi nổi các phong trào thi đua như: “Ba sẵn sàng” của thanh niên, “Ba đảm đang” của phụ nữ, “Tay búa, tay súng” của công nhân, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Tay cày, tay súng”, “Xe chưa qua, nhà không tiếc” của nông dân, “Ba quyết tâm” của trí thức… Với khẩu hiệu “Tất cả chi tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” đã tạo nên ý chí mới, sức mạnh mới trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.

Tình hình trên chiến trường lúc này, tuy Mỹ đã ở thế thua cuộc nhưng vẫn chưa từ bỏ âm mưu xâm lược mà muốn đẩy mạnh cuộc chiến đến hồi nước rút nên cục diện chiến trường ngày càng nóng bỏng. Đồng thời, dù quân ta đã thắng lớn nhưng chưa làm chuyển biến cơ bản cục diện chiến trường có lợi cho ta. Trước tình hình đó, Hội nghị Trung ương 14 (1-1968) chỉ rõ: “Cuộc kháng chiến của ta lúc này cần phải và có thể tạo một chuyển biến lớn giữa lúc đế quốc Mỹ đang ở thế ngập ngừng về chiến lược, dao động và trong thời điểm rất nhạy cảm của năm bầu cử Tổng thống Mỹ, để chuyển cách mạng và chiến tranh cách mạng miền Nam sang một thời kỳ mới, thời kỳ giành thắng lợi quyết định, phải tạo được một bước ngoặt lớn của cuộc chiến tranh”.

Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ ở miền Nam (1965-1968)
Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ ở miền Nam (1965-1968)

Bước vào xuân 1968, xuất phát từ nhận định so sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta, đồng thời lợi dụng mâu thuẫn trong năm bầu cử tổng thống Mỹ, Đảng, quân và dân ta mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968 nhằm giáng một đòn quyết liệt vào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ. Trọng tâm của cuộc tiến công là các đô thị nhằm tiêu diệt một bộ phận lực lượng quân Mỹ, quân đồng minh, đánh đòn mạnh vào chính quyền và quân đội Sài Gòn, giành chính quyền về tay nhân dân, buộc Mỹ phải đàm phán và rút quân về nước. Cụ thể là vào đêm 30 rạng 31-1-1968 (tức đêm mùng 1 rạng sáng mùng 2 Tết Mậu Thân) các lực lượng vũ trang và nhân dân miền Nam đã tiến công và nổi dậy trên toàn miền, đồng loạt tiến công địch ở 4 thành phố, 37 thị xã, hàng trăm thị trấn, đánh vào hầu hết cơ quan đầu não Trung Ương, địa phương của Mỹ lẫn ngụy; bao gồm 4 Bộ tư lệnh quân khu, quân đoàn, 8 Bộ tư lệnh Sư đoàn, 2 Bộ tư lệnh biệt khu nguỵ, 2 Bộ tư lệnh dã chiến, 30 sân bay, nhiều tổng kho lớn, trong đó có những trận gây chấn động lớn như đánh tòa đại sứ Mỹ, dinh Độc lập ngụy, Bộ Tổng tham mưu ngụy ở Sài Gòn và 25 ngày đêm làm chủ thành phố Huế. Nhiều cơ quan đầu não chỉ huy của địch, căn cứ quân sự và tuyến phòng thủ quan trọng của chúng bị tiêu diệt, hệ thống giao thông thuỷ bộ và mạng lưới thông tin liên lạc bị tê liệt.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 của ta như “Một đòn sét đánh” đối với đế quốc Mỹ, bởi Việt Nam là đất nước nhỏ bé, ít dân nhưng tinh thần chiến đấu lại kiên cường, làm choáng váng cả nước Mỹ và chấn động dư luận thế giới. Trước tình hình đó, Tổng thống Mỹ Giôn-xơn đã phải tuyên bố 4 điểm tới đội quân của mình:

– Chấm dứt việc đưa quân Mỹ vào miền Nam, trao dần vai trò chiến đấu trực tiếp cho quân đội Sài Gòn.

– Đơn phương ngừng đánh phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra.

– Nhận đàm phán với ta tại Hội nghị Paris.

– Không ra tranh cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ hai nữa.

Mặc dù có những tổn thất do thiết sót trong chỉ đạo, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy vẫn có ý nghĩa to lớn, làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mỹ, buộc Mỹ phải tuyên bố “phi Mỹ hóa” chiến tranh xâm lược, tức là sự thừa nhận thất bại của “Chiến tranh cục bộ”, chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đàm phán ở Paris để bàn về chấm dứt chiến tranh.

********************

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Bạn đang xem: Giai đoạn 1965 – 1968, để cứu vãn nguy cơ sụp đổ của chế độ Sài Gòn, Mỹ đã triển khai chiến lược chiến tranh gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button