Giải bài tập

Giải bài 67, 68, 69, 70 trang 147 SBT Toán lớp 7 tập 1

Giải bài tập trang 147 bài 6 tam giác cân Sách Bài Tập Toán lớp 7 tập 1. Câu 67: Tính góc ở đáy của một tam giác cân biết góc ở đỉnh bằng 50°, bằng a °…

Câu 67 trang 147 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1

a) Tính góc ở đáy của một tam giác cân biết góc ở đỉnh bằng 50°, bằng a °

b) Tính góc ở đỉnh của một tam giác cân biết góc ở đáy bằng 50°, bằng a°

Bạn đang xem: Giải bài 67, 68, 69, 70 trang 147 SBT Toán lớp 7 tập 1

Giải

a) Vì tam giác cân có hai góc ở đáy bằng nhau nên số đo của một góc bằng 180° trừ góc ở đỉnh rồi chia cho 2

Ta có:       \({{180^\circ  – 50^\circ } \over 2} = 65^\circ \)

                   \({{180^\circ  – a^\circ } \over 2}\)

b) Vì tam giác cân có hai góc ở đáy bằng nhau nên góc ở đỉnh bằng 180° trừ đi hai lần góc ở đáy.

Ta có:     180 °– 50°. 2 = 180° – 100° = 80°

                180° – a . 2

 


Câu 68 trang 147 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1

Cho tam giác ABC cân tại A có \(\widehat A = 100^\circ\). Lấy điểm M thuộc cạnh AB, điểm N thuộc cạnh AC sao cho AM = AN. Chứng minh rằng MN // BC.

Giải

Vì ∆ABC cân tại A nên \(\widehat B = \widehat C\)

Ta có:            \(\widehat B = {{180^\circ  – \widehat A} \over 2}\)

                            \( = {{180^\circ  – 100^\circ } \over 2} = 40^\circ \)               (1)

Mà AM = AN (gt) nên ∆AMN cân tại A => \(\widehat {AMN} = \widehat {ANM}\)

\(\Rightarrow \widehat {AMN} = {{180^\circ  – \widehat A} \over 2} = {{180^\circ  – 100^\circ } \over 2} = 40^\circ \)    (2)

Từ (1) và (2) suy ra: \(\widehat B = \widehat {AMN}\)

Vậy MN // BC (vì có cặp góc ở vị trí đồng vị bằng nhau).

 


Câu 69 trang 147 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1

Cho tam giác ABC cân tại A. Gọi M là trung điểm của AC, N là trung điểm của AB. Chứng minh rằng BM = CN.

Giải

Xét ∆ABM và ∆CAN, ta có:

AB = AC (gt)

\(\widehat A\) chung

AM = AN (cùng bằng một nửa AB, AC)

Suy ra: ∆ABM = ∆ACN (c.g.c)

Vậy DM = CN (hai cạnh tương ứng)

 


Câu 70 trang 147 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1

Cho tam giác ABC cân tại A. Lấy điểm H thuộc cạnh AC, điểm K thuộc cạnh AB sao cho AH = AK . Gọi O là giao điểm của  BH và CK. Chứng minh rằng ∆OBC là tam giác cân.

Giải

Xét  ∆ABH và ∆ACK, ta có:

AB = AC (gt)

\(\widehat A\) chung

AH = AK (gt)

Suy ra: ∆ABH = ∆ACK (c.g.c)

\(\Rightarrow \widehat {{B_1}} = \widehat {{C_1}}\) (hai góc tương ứng) 

\(\eqalign{
& \widehat {ABC} = \widehat {{B_1}} + \widehat {{B_2}}\left( 2 \right) \cr
& \widehat {ACB} = \widehat {{C_1}} + \widehat {{C_2}}\left( 3 \right) \cr} \)

\(\widehat {ABC} = \widehat {ACB}\) (tính chất tam giác cân)  (4)

Từ (1), (2), (3) và (4) suy ra: \(\widehat {{B_2}} = \widehat {{C_2}}\) hay ∆BOC cân tại O. 

Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giải bài tập

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button