Giải bài tập

Giải bài 65, 66, 67, 68 trang 94, 95 SGK Toán lớp 9 tập 2

Giải bài tập trang 94, 95 bài 9 độ dài đường tròn, cung tròn SGK Toán lớp 9 tập 2. Câu 65: Hãy điền vào ô trống trong bảng sau…

Bài 65 trang 94 sgk Toán lớp 9 tập 2

Bài 65. Lấy giá trị gần đúng của \(π\) là \(3,14\), hãy điền vào ô trống trong bảng sau (đơn vị độ dài:\(cm\), làm tròn kết quả đến chữ thập phân thứ hai).

Bạn đang xem: Giải bài 65, 66, 67, 68 trang 94, 95 SGK Toán lớp 9 tập 2

Giải

Từ \(C = 2πR\) \( \Rightarrow R = \)\(\frac{C}{2\pi }\); \(C = πd \) \(\Rightarrow d= \)\(\frac{C}{\pi }\).

Vậy dùng các công thức trên để tìm các giá trị chưa biết trong ô trống. Ta điền vào bảng sau:

 


Bài 66 trang 95 sgk Toán lớp 9 tập 2

Bài 66. 

a) Tính độ dài cung \(60^0\) của mộ đường tròn có bán kính \(2 dm\).

b) Tính chu vi vành xe đạp có đường kính \(650mm\).

Hướng dẫn giải:

a) Áp dụng số vào công thức \(l = {{\pi Rn} \over {180}}\) ta có:

        \(l = {{3,14.2.60} \over {180}}\) =\( 2,09 (dm) ≈ 21 (cm)\)

b) Độ dài vành xe đạp là: \(3,14. 650 = 2041 (mm) ≈ 2(m)\)

 


Bài 67 trang 95 sgk Toán lớp 9 tập 2

Bài 67. Lấy giá trị gần đúng của \(π\) là \(3,14\), hãy điền vào ô trống trong bảng sau (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất và đến độ):

Hướng dẫn giải: 

Vận dụng công thức: \(l\) = \(\frac{\pi Rn}{180}\) để tìm \(R\) hoặc \(n^0\) hoặc l. Thay số vào, tính toán ta tìm được các giá trị chưa biết trong ô trống và điền vào bảng sau:

 

Bài 68 trang 95 sgk Toán lớp 9 tập 2

Bài 68. Cho ba điểm \(A, B, C\) thẳng hàng sao cho \(B\) nằm  giữa \(A\) và \(C\). Chứng minh rằng độ dài của nửa đường tròn đường kính \(AC\) bằng tổng các độ dài của hai nửa đường tròn đường kính \(AB\) và \(BC\).

Hướng dẫn giải:

Gọi \({C_1},{C_2},{C_3}\) lần lượt là độ dài của các nửa đường tròn đường kính \(AC, AB, BC\), ta có:

                                    \({C_1}\) = \(π. AC\)              (1)

                                    \({C_2}\) = \(π.AB\)               (2)

                                     \({C_3}\) = \(π.BC \)              (3)

So sánh (1), (2), (3) ta thấy:

 \({C_2} + {C_3} = \pi (AB + BC) = \pi AC\)

Vậy \({C_1} = {C_2} + {C_3}\).

Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giải bài tập

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button