Giải bài tập

Giải bài 5, 6, 7, 8 trang 111 SGK toán 9 tập 2

Giải bài tập trang 111 bài 1 hình trụ – diện tích xung quanh và thể tích hình trụ SGK toán 9 tập 2. Câu 5: Điền đầy đủ kết quả vào những ô trống của bảng sau…

Bài 5 trang 111 – Sách giáo khoa toán 9 tập 2

Bài 5. Điền đầy đủ kết quả vào những ô trống của bảng sau:

Bạn đang xem: Giải bài 5, 6, 7, 8 trang 111 SGK toán 9 tập 2

Giải: 

Dòng 1: chu vi của đường tròn đáy: \(C = 2\pi r = 2\pi \).

DIện tích một đáy: \(S = \pi {r^2} = \pi \)

Diện tích xung quanh: \({S_{xq}} = 2\pi rh = 20\pi \)

Thể tích: \(V = S.h = 10\pi \)

Dòng 2 tương tự dòng 1

Dòng 3: Bán kính đáy: \(C = 2\pi r \Rightarrow r = {C \over {2\pi }} = {{4\pi } \over {2\pi }} = 2\)

 

 


Bài 6 trang 111 – Sách giáo khoa toán 9 tập 2

Bài 6. Chiều cao của một hình trụ bằng bán kính đường tròn đáy. Diện tích xung quanh của hình trụ là \(314\) \(c{m^2}\)

Hãy tính bán kính đường tròn đáy và thể tích hình trụ (làm tròn kết quả đến số thập phân thứ hai).

Giải: 

Ta có \({S_{xq}}= 2πrh = 31\)4 (cm2)

 \(r^2\) = \(\frac{S_{xq}}{2\Pi }\)

\(=> r ≈ 7,07\)

Thể tích của hình trụ:\( V = πr^2h = 3,14. 7,07^3≈ 1109,65\) (cm3)

 


Bài 7 trang 111 – Sách giáo khoa toán 9 tập 2

Bài 7  Một bóng đèn huỳnh quang dài \(1,2m\). đường kính của đường tròn đáy là \(4cm\), được đặt khít vào  một ống giấy cứng dạng hình hộp (h82). Tính diện tích phần cứng dùng để làm hộp.

(Hộp mở hai đầu, không tính lề và mép dán).

Giải:

Diện tích phần giấy cứng cần tính chính là diện tích xung quanh của một hộp chữ nhật có đáy là hình vuông cạnh \(4cm\), chiều cao là \(1,2m\) = \(120 cm\).

Diện tích xung quanh của hình hộp:

\({S_{xq}}\) = \(4.4.120 = 1920\) (cm2)

 


Bài 8 trang 111 – Sách giáo khoa toán 9 tập 2

Bài 8. Cho hình chữ nhật \(ABCD\) (\(AB  = 2a, BC = a\)). Quay hình chữ nhật đó quanh \(AB\) thì được hình trụ có thể tích \({V_1}\); quanh  \(BC\) thì được hình trụ có thể tích \({V_2}\). Trong các đẳng thức sau đây, hãy chọn đẳng thức đúng.

(A) \({V_1} = {V_2}\);                      (B) \({V_1} = 2{V_2}\);                       

(C)  \({V_2} = 2{V_1}\)                     (D)  \({V_2} =3 {V_1}\)                      

(E)  \({V_1} = 3{V_2}\).

Giải:

Quay quanh \(AB\) thì ta có \(r = a, h= 2a\).

nên \({V_1} = \pi {r^2}h = \pi {a^2}.2a = 2\pi {a^3}\)

Quay quanh \(BC\) thì ta có \(r = 2a, h = a\)

nên \({V_2} = \pi {r^2}h = \pi {{(2a)}^2}.a = 4\pi {a^3}\)

Do đó \({V_2} = 2{V_1}\) 

Vậy chọn C

Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giải bài tập

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button