Giải bài tập

Giải bài 49, 50, 51, 52, 53 trang 101, 102 SGK Toán 7

Giải bài tập trang 101, 102 bài 7 định lí Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 49: Hãy chỉ ra giải thiết và kết luận của các định lí sau…

Bài 49 trang 101 sgk toán 7 – tập 1

Hãy chỉ ra giải thiết và kết luận của các định lí sau:

a) Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng sao cho có một cặp góc so le trong bằng nhau thì hai đường thẳng đó song song.

Bạn đang xem: Giải bài 49, 50, 51, 52, 53 trang 101, 102 SGK Toán 7

b) Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc so le trong bằng nhau.

Giải

a) Giả thiết: Một đường thẳng cắt hai đường thẳng sao cho có một cặp góc so le trong bằng nhau.
Kết luận: Hai đường thẳng đó song song.

b) Giả thiết: Một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song.
Kết luận: Hai góc so le trong bằng nhau.

loigiaihay. com


Bài 50 trang 101 sgk toán 7 – tập 1

a) Hãy viết kết luận của định lí sau bằng cách điền vào chỗ trống (…) :
Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì …

b) Vẽ hình minh họa định lí đó và viết giả thiết, kết luận bằng kí hiệu.

Hướng dẫn giải:

a) Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì song song với nhau.

b)

 .


Bài 51 trang 101 – Sách giáo khoa toán 7 tập 1

a) Hãy viết định lí nói về một đường thẳng vuông góc với một hai trong hai đường thẳng song song.

b) Vẽ hình minh họa và viết giả thiết, kết luận  bằng kí hiệu.

Giải:

a) Nếu một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng kia.

b) Xem hình vẽ.

Giả thiết, kết luận:


Bài 52 trang 101 – Sách giáo khoa toán 7 tập 1

Xem hình 36, hãy điền vào chỗ trống(…) để chứng minh định lí: ” Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau”.

GT: …

KL: …

       Các định lí

  Căn cứ khẳng định

1

 \(\widehat{O_{1}}\) + \(\widehat{O_{2}}=180^0\)

 Vì …

2

   \(\widehat{O_{3}}\) + \(\widehat{O_{2}}\) = …

 Vì …

3

 \(\widehat{O_{1}}\) + \(\widehat{O_{2}}\) =  \(\widehat{O_{3}}\) + \(\widehat{O_{2}}\) 

 Căn cứ vào …

4

 \(\widehat{O_{1}}\) = \(\widehat{O_{3}}\)

Căn cứ vào …

Tương tự chứng minh \(\widehat{O_{2}}\) = \(\widehat{O_{4}}\)

Giải:  

Giả thiết: \(\widehat{O_{1}}\) đối đỉnh \(\widehat{O_{3}}\).

Kết luận: \(\widehat{O_{1}}\) = \(\widehat{O_{3}}\)

        Các định lí

  Căn cứ khẳng định

1

 \(\widehat{O_{1}}\) + \(\widehat{O_{2}}=180^0\)

 Vì \(\widehat{O_{1}}\) và \(\widehat{O_{2}}\) kề bù

2

  \(\widehat{O_{3}}\) + \(\widehat{O_{2}}=180^0\) 

 Vì \(\widehat{O_{2}}\) và \(\widehat{O_{2}}\) kề bù

3

 \(\widehat{O_{1}}\) + \(\widehat{O_{2}}\) =  \(\widehat{O_{3}}\) + \(\widehat{O_{2}}\) 

 Căn cứ vào 1 và 2

4

 \(\widehat{O_{1}}\) = \(\widehat{O_{3}}\)

 Căn cứ vào 3

Chứng minh \(\widehat{O_{2}}\) = \(\widehat{O_{4}}\)

      Các định lí

   Căn cứ khẳng định

1

 \(\widehat{O_{1}}\) + \(\widehat{O_{2}}=180^0\)

 Vì \(\widehat{O_{1}}\) và \(\widehat{O_{2}}\) kề bù

2

  \(\widehat{O_{1}}\) + \(\widehat{O_{4}}=180^0\)

 Vì \(\widehat{O_{1}}\) và \(\widehat{O_{4}}\) kề bù

3

 \(\widehat{O_{1}}\) + \(\widehat{O_{2}}\) =  \(\widehat{O_{1}}\) + \(\widehat{O_{4}}\) 

 Căn cứ vào 1 và 2

4

 \(\widehat{O_{2}}\) = \(\widehat{O_{4}}\)

 Căn cứ vào 3

 


Bài 53 trang 102 sgk toán 7 – tập 1

Cho định lí: “Nếu hai đường thẳng xx’, yy’ cắt nhau tại O và góc xOy vuông thì các góc yOx’, x’Oy’, y’Ox đều là góc vuông”.

a) Hãy vẽ hình.
b) Viết giả thiết và kết luận của định lí.
c) Điền giả thiết và kết luận của định lí.
1) \(\widehat{xOy}+\widehat{x’Oy}=180^{\circ}\) (vì …).
2) \(90^{\circ}+\widehat{x’Oy}=180^{\circ}\) (theo giả thiết và căn cứ vào …).
3) \(\widehat{x’Oy}=90^{\circ}\) (căn cứ vào …).
4) \(\widehat{x’Oy’}=\widehat{xOy}\) (vì …).
5) \(\widehat{x’Oy’}=90^{\circ}\) (căn cứ vào …).
6) \(\widehat{y’Ox}=\widehat{x’Oy}\) (vì …).
7) \(\widehat{y’Ox}=90^{\circ}\) (căn cứ vào …).
d) Hãy trình bày lại chứng minh một cách gọn hơn.

Hướng dẫn giải:
a) Xem hình vẽ.


b)

 

c) Điền vào chỗ trống:
1) \(\widehat{xOy}+\widehat{x’Oy}=180^{\circ}\) (vì là hai góc kề bù).
2) \(90^{\circ}+\widehat{x’Oy}=180^{\circ}\) (theo giả thiết và căn cứ vào 1).
3) \(\widehat{x’Oy}=90^{\circ}\) (căn cứ vào 2).
4) \(\widehat{x’Oy’}=\widehat{xOy}\) (vì là hai góc đối đỉnh).
5) \(\widehat{x’Oy’}=90^{\circ}\) (căn cứ vào 4 và giả thiết).
6) \(\widehat{y’Ox}=\widehat{x’Oy}\) (vì là hai góc đối đỉnh).
7) \(\widehat{y’Ox}=90^{\circ}\) (căn cứ vào 6 và 3).
d) Trình bày lại cách chứng minh một cách gọn hơn.
Ta có: \(\widehat{xOy}+\widehat{x’Oy}=180^{\circ}\) (hai góc kề bù) mà \(\widehat{xOy}=90^{\circ}\) (gt)
nên \(90^{\circ}+\widehat{x’Oy}=180^{\circ}\).
Suy ra \(\widehat{x’Oy}=90^{\circ}\)
Lại có \(\widehat{x’Oy’}=\widehat{xOy}\) (hai góc đối đỉnh).
Suy ra \(\widehat{y’Ox}=90^{\circ}\).

Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giải bài tập

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button