Giải bài tập

Giải bài 44, 45, 46, 47 trang 45 SGK Toán 7

Giải bài tập trang 45 bài 8 Cộng, trừ đa thức một biến Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 44: hãy tính…

Bài 44 trang 45 sgk toán 7 – tập 2

Cho hai đa thức: P(x) = -5x3 – \(\frac{1}{3}\) + 8x4 + x
và Q(x) = x2 – 5x – 2x3 + x4 – \(\frac{2}{3}\).

Hãy tính P(x) + Q(x) và P(x) – Q(x).

Bạn đang xem: Giải bài 44, 45, 46, 47 trang 45 SGK Toán 7

Hướng dẫn giải:

Ta có: P(x) = -5x3 – \(\frac{1}{3}\) + 8x4 + x2  và Q(x) = x2 – 5x – 2x3 + x4 – \(\frac{2}{3}\).

Ta sắp xếp hai đa thức theo lũy thừa giảm dần của biến như sau:

.


Bài 45 trang 45 sgk toán 7 – tập 2

 Cho đa thức P(x) = x4 – 3x2 + \(\frac{1}{2}\) – x.

Tìm các đa thức Q(x), R(x), sao cho:

a) P(x) + Q(x) = x5 – 2x2 + 1.

b) P(x) – R(x) = x3.    

Hướng dẫn giải:

Ta có: P(x) = x4 – 3x2 + \(\frac{1}{2}\) – x. 

a) Vì P(x) + Q(x) = x5 – 2x2 + 1 nên

Q(x) = x5 – 2x2 + 1 – P(x)

Q(x) = x5 – 2x2 + 1 – x4 + 3x2 – \(\frac{1}{2}\) + x

Q(x) = x5 – x4 + x2 + x + \(\frac{1}{2}\)

b) Vì P(x) – R(x) = x3 nên

R(x) = x4 – 3x2 + \(\frac{1}{2}\) – x – x3

hay R(x) = x4 – x3 – 3x2 – x + \(\frac{1}{2}\).


Bài 46 trang 45 sgk toán 7 – tập 2

 Viết đa thức P(x) = 5x3 – 4x2 + 7x – 2 dưới dạng:

a) Tổng của hai đa thức một biến.

b) Hiệu của hai đa thức một biến.

Bạn Vinh nêu nhận xét: “Ta có thể viết đa thức đã cho thành tổng của hai đa thức bậc 4”. Đúng hay sai ? Vì sao ?

Hướng dẫn giải:

Viết đa thức P(x) = 5x3 – 4x2 + 7x – 2 dưới dạng:

a) Tổng của hai đa thức một biến.

5x3 – 4x2 + 7x – 2 = (5x3 – 4x2) + (7x – 2)

b) Hiệu của hai đa thức một biến.

5x3 – 4x2 + 7x – 2 = (5x3 + 7x) – (4x2 + 2)

Chú ý: Đáp số ở câu a; b không duy nhất, các bạn có thể tìm thêm đa thúc khác.

Bạn Vinh nói đúng: Ta có thể viết đa thức đã cho thành tổng của hai đa thúc bậc 4 chẳng hạn như:

5x3 – 4x2 + 7x – 2 = (2x4 + 5x3 + 7x) + (– 2x4 – 4x2 – 2).


Bài 47 trang 45 sgk toán 7 – tập 2

Cho các đa thức:

P(x) = 2x4 –x – 2x3 + 1

Q(x) = 5x2 – x3 + 4x 

H(x) = -2x4 + x2 + 5.

Tính P(x) + Q(x) + H(x) và P(x) – Q(x) – H(x).

Hướng dẫn giải:

Ta có:

P(x) = 2x4 –x – 2x3 + 1

Q(x) = 5x2 – x3 + 4x 

H(x) = -2x4 + x2 + 5.

Sắp xếp các đa thức theo lũy thừa giảm dần rồi xếp các số hạng đồng dạng theo cùng cột dọc ta được:

.

Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giải bài tập

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button