Giải bài tập

Giải bài 34, 35, 36, 37 trang 125,126 SGK toán 9 tập 2

Giải bài tập trang 125, 126 bài 3 hình cầu, diện tích hình cầu và thể tích hình cầu SGK toán 9 tập 2. Câu 34: Hãy tính diện tích mặt khinh khí cầu…

Bài 34 trang 125 – Sách giáo khoa toán 9 tập 2

Bài 34. Khinh khí cầu của nhà Mông gôn fi ê

Ngày 4 – 6 – 1783, anh em nhà Mông gôn fi ê(người Pháp) phát minh ra khinh khí cầu dùng không khí nóng. Coi khí cầu này là hình cầu có đường kính \(11\) m. Hãy tính diện tích mặt khinh khí cầu đó( làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ hai).

Bạn đang xem: Giải bài 34, 35, 36, 37 trang 125,126 SGK toán 9 tập 2

Giải:

Diện tích của khinh khí cầu: 

\(\pi {d^{2}} = {\rm{ }}3,14.{\rm{ }}11.{\rm{ }}11{\rm{ }} = {\rm{ }}379,94{\rm{ }}({m^2})\)

 


Bài 35 trang 126 – Sách giáo khoa toán 9 tập 2

Bài 35. Một cái bồn chứa xăng gồm hai cửa hình cầu và hình trụ (h110)

Hãy tính thể tích của bồn chưa theo kích thước cho trên hình vẽ.

Giải:

Thể tích cần tính gồm một hình trụ và một hình cầu. 

– Bán kính đáy của hình trụ là \(0,9m\), chiều cao là \(3,62m\). 

– Bán kính của hình cầu là \(0,9 m\) 

Thể tích của hình trụ là :

\({V_{tru}} = {\rm{ }}\pi {r^2}h{\rm{ }} = {\rm{ }}3,14{\rm{ }}{\left( {0,9} \right)^2}.3,62 = 9,215{\rm{ }}({m^3})\)

Thể tích của hình cầu là: 

\({V_{cau}} = {4 \over 3}\pi {R^3} = {4 \over 3}.3,14{(0,9)^3} = 3,055({m^3})\)

Thể tích của bồn chứa xăng:

\(V = {V_{tru}} + {\rm{ }}{V_{cau}} = {\rm{ }}9,215{\rm{ }} + {\rm{ }}3,055{\rm{ }} = {\rm{ }}12,27({m^3})\)

 


Bài 36 trang 126 – Sách giáo khoa toán 9 tập 2

Bài 36. Một chi tiết máy gồm một hình trù và hai nửa hình cầu với các kích thước đã cho trên hình 111 (đơn vị: cm)

a) Tìm một hệ thức giữa \(x\) và \(h\) khi \(AA’\) có độ dài không đổi  và bằng \(2a\).

b) Với điều kiện ở a) hãy tính diện tích bề mặt và thể tích của chi tiết theo \(x\) và \(a\).

Giải:

a) Ta có \(h + 2x = 2a\)

b) – Diện tích cần tính gồm diện tích xung quanh của hình trụ có bán kính đáy là \(x\), chiều cao là \(h\) và diện tích mặt cầu có bán kính là \(x\).

– Diện tích xung quanh của hình trụ: \({S_{tru}} = {\rm{ }}2\pi xh\)

– Diện tích mặt cầu:\({S_{cau}} = {\rm{ }}4\pi {x^2}\)

Nên diện tích bề mặt của chi tiết máy là:

\(S{\rm{ }} = {\rm{ }}{S_{tru}} + {S_{cau}}\)

\(= 2\pi xh{\rm{ }} + 4\pi {x^{2}} = 2\pi x\left( {h + 2x} \right){\rm{ }} = {\rm{ }}4\pi ax\)

Thể tích cần tìm gồm thể tích hình trụ và thể tích hình cầu. Ta có:

\({V_{tru}}{\rm{ }} = \pi {x^2}h\)

 \({V_{cau}} = {4 \over 3}\pi {x^3}\)

Nên thể tích của chi tiết máy là: 

\(V = {V_{tru}} + {V_{cau}} = \pi {x^2}h + {4 \over 3}\pi {x^3}\)

\(= 2\pi {x^2}(a – x) + {4 \over 3}\pi {x^3} = 2\pi {x^2}\left( {a – {1 \over 3}x} \right)\)

 

Bài 37 trang 126 – Sách giáo khoa toán 9 tập 2

Bài 37. Cho nửa đường tròn tâm \(O\), đường kính \(AB = 2R\), \(Ax\) và \(By\)  là hai tiếp tuyến với  nửa đường tròn tại \(A\) và \(B\). Lấy trên tia \(Ax\) điểm \(M\) rồi vẽ tiếp tuyến \(MP\) cắt \(By\) tại \(N\).

a) Chứng minh rằng \(MON\)  và \(APB\) là hai tam giác vuông đồng dạng.

b) Chứng minh rằng \(AM.BN = R^2\)

c) Tính tỉ số \(\frac{S_{MON}}{S_{APB}}\)khi \(AM\) = \(\frac{R}{2}\)

d) Tính thể tích của hình do nửa hình tròn \(APB\) quay quanh \(AB\) sinh ra.

Giải:

a) Ta có \(OM\), \(ON\) lần lượt là tia phân giác của \(\widehat {AOP}\) và \(\widehat {BOP}\) 

Mà \(\widehat {AOP}\) kể bù \(\widehat {BOP}\) nên suy ra \(OM\) vuông góc với \(ON\).

Vậy \(∆MON\) vuông tại \(O\).

Lại có \(∆APB\) vuông vì có góc \(\widehat{APB}\) vuông (góc nội tiếp chắn nửa cung tròn)

Tứ giác \(AOPM\) nội tiếp đường tròn vì có \(\widehat{MAP}\) + \(\widehat{MPO}\) = \(180^0\).  Nên \(\widehat{PMO}\) = \(\widehat{PAO}\) (cùng chắn cung \(OP\)).

Vậy hai tam giác vuông \(MON\) và \(APB\) đồng dạng vì có cặp góc nhọn bằng nhau.

b)

Tam giác  \(AM = MP, BN = NP\) (1) (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)

Tam giác vuông \(MON\) có \(OP\) là đường cao nên:

\(MN.PN = OP^2\) (2)

Từ 1 và 2 suy ra \(AM.BN = O{P^2} = {R^2}\)

 c) Từ tam giác \(MON\) đồng dạng với tam giác \(APB\) ta có :

\(\frac{S_{MON}}{S_{APB}}= \frac{MN^2}{AB^2}\)

Khi \(AM\) = \(\frac{R}{2}\) thi do \(AM.BN = {R^{2{\rm{ }}}}\) suy ra \(BN = 2R\)

Do đó \(MN = MP + PN = AM + BN\) = \(\frac{R}{2}\) + \(2R\) =  \(\frac{5R}{2}\)

Suy ra \(MN^2\) = \(\frac{25R^2}{4}\)

Vậy \(\frac{S_{MON}}{S_{APB}}\) = \(\frac{ \frac{25R^2}{4}}{(2R)^2}= \frac{25}{16}\)

d) Nửa hình tròn \(APB\) quay quanh đường kính \(AB = 2R\) sinh ra một hình cầu có bán kính \(R\).

Vậy \(V\) =  \(\frac{4}{3}\)\(πR^3\)

Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giải bài tập

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button