Giải bài tập

Giải bài 32, 33, 34, 35 trang 67, 68 SGK Toán 7

Giải bài tập trang 67, 68 bài 6 Mặt phẳng tọa độ Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 32: Viết toạ độ các điểm…

Bài 32 trang 67 sách giáo khoa toán 7 tập 1

a) Viết toạ độ các điểm \(M, N \) trong hình.

b) Em có nhận xét gì về toạ độ của các cặp điểm \(M\) và \(N\); \(P\) và \(Q\).

Bạn đang xem: Giải bài 32, 33, 34, 35 trang 67, 68 SGK Toán 7

Giải:

a) \(M(-3; 2); N(2; -3); Q(-2; 0); P(0; -2)\)

b) Ta thấy hoành độ của điểm \(M\) chính là tung độ của điểm \(N\), và tung độ của \(M\) chính là hoành độ của \(N\).

Tương tự: Hoành độ của điểm \(Q\) chính là tung độ của điểm \(P\) và ngược lại.

loigiaihay.com


Bài 33 trang 67 sách giáo khoa toán 7 tập 1

 Vẽ một hệ trục toạ độ Oxy và đánh dấu các điểm A(3;-1/2); B(-4; 2/4); C(0; 2,5).

Bài làm:


Bài 34 trang 68 sgk toán 7 tập 1

a) Một điểm bất kì trên trục hoành có tung độ bằng bao nhiêu?

b) Một điểm bất kì trên trục tung có hoành độ bằng bao nhiêu?

Hướng dẫn làm bài:

a) Một điểm bất kì trên trục hoành có tung độ bằng 0.

b) Một điểm bất kì trên trục tung có hoành độ bằng 0.


Bài 35 trang 68 sgk toán 7 tập 1

Tìm tọa độ các đỉnh của hình chữ nhật ABCD và của hình tam giác PQR trong hình 20.

Hướng dẫn trả lời:

A (0,5; 2)                        B (2;2)                         C (2;0)

D (0,5; 0)                       P (-3;3)                        Q (-1;1)

R(-3;1)

Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giải bài tập

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button