Giải bài tập

Giải bài 24, 25, 26, 27 trang 19, 20 SGK toán 9 tập 2

Giải bài tập trang 19, 20 bài 4 giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số SGK toán 9 tập 2. Câu 24: Giải hệ các phương trình…

Bài 24 trang 19 sgk toán 9 tập 2

24. Giải hệ các phương trình:

a) \(\left\{\begin{matrix} 2(x + y)+ 3(x – y)=4 & & \\ (x + y)+2 (x – y)= 5& & \end{matrix}\right.\);         

Bạn đang xem: Giải bài 24, 25, 26, 27 trang 19, 20 SGK toán 9 tập 2

b) \(\left\{\begin{matrix} 2(x -2)+ 3(1+ y)=-2 & & \\ 3(x -2)-2 (1+ y)=-3& & \end{matrix}\right.\)

Bài giải:

a) Đặt \(x + y = u\), \(x – y = v\), ta có hệ phương trình (ẩn u, v):

\(\left\{\begin{matrix} 2u + 3v = 4 & & \\ u + 2v = 5& & \end{matrix}\right.\)

nên

\(\left\{\begin{matrix} 2u + 3v = 4 & & \\ u + 2v = 5& & \end{matrix}\right.\) ⇔ \(\left\{\begin{matrix} 2u + 3v = 4 & & \\ 2u + 4v = 10& & \end{matrix}\right.\) ⇔ \(\left\{\begin{matrix} 2u + 3v = 4 & & \\ -v = -6& & \end{matrix}\right.\)⇔ \(\left\{\begin{matrix} 2u + 3v = 4 & & \\ v = 6& & \end{matrix}\right.\)

⇔ \(\left\{\begin{matrix} 2u = 4- 3 . 6 & & \\ v = 6& & \end{matrix}\right.\) ⇔ \(\left\{\begin{matrix} u = -7 & & \\ v = 6& & \end{matrix}\right.\)

Suy ra hệ đã cho tương đương với:

\(\left\{\begin{matrix} x+ y = -7 & & \\ x – y = 6& & \end{matrix}\right.\)⇔ \(\left\{\begin{matrix} 2x = -1 & & \\ x – y = 6& & \end{matrix}\right.\) ⇔ \(\left\{\begin{matrix} x =-\frac{1}{2} & & \\ y = -\frac{13}{2}& & \end{matrix}\right.\)

b) Thu gọn vế trái của hai phương trình:\(\left\{\begin{matrix} 2(x-2)+3(1+y)=-2 & & \\ 3(x – 2)- 2(1+ y) = -3& & \end{matrix}\right.\)

⇔ \(\left\{\begin{matrix} 2x-4+3+3y=-2 & & \\ 3x – 6- 2-2 y = -3& & \end{matrix}\right.\) ⇔ \(\left\{\begin{matrix} 2x+3y=-1 & & \\ 3x-2 y = 5& & \end{matrix}\right.\) ⇔ \(\left\{\begin{matrix} 6x+9y=-3 & & \\ 6x-4 y = 10& & \end{matrix}\right.\)

⇔\(\left\{\begin{matrix} 6x+9y=-3 & & \\ 13y = -13& & \end{matrix}\right.\)⇔ \(\left\{\begin{matrix} 6x=-3 – 9y & & \\ y = -1& & \end{matrix}\right.\)⇔ \(\left\{\begin{matrix} 6x=6 & & \\ y = -1& & \end{matrix}\right.\) ⇔ \(\left\{\begin{matrix} x=1 & & \\ y = -1& & \end{matrix}\right.\)

 


Bài 25 trang 19 sgk Toán 9 tập 2

25. Ta biết rằng: Một đa thức bằng đa thức 0 khi và chỉ khi tất cả các hệ số của nó bằng 0. Hãy tìm các giá trị của m và n để đa thức sau (với biến số x) bằng đa thức 0:

\(P(x) = (3m – 5n + 1)x + (4m – n -10)\).

Bài giải:

Ta có \(P(x) = (3m – 5n + 1)x + (4m – n -10)\)

Nếu \(P(x) = 0 ⇔\) \(\left\{\begin{matrix} 3m – 5n +1 = 0 & & \\ 4m – n -10=0& & \end{matrix}\right.\) ⇔  \(\left\{\begin{matrix} 3m – 5n = -1 & & \\ 4m – n =10& & \end{matrix}\right.\)⇔ \(\left\{\begin{matrix} 3m – 5n = -1 & & \\ 20m – 5n =50& & \end{matrix}\right.\) ⇔ \(\left\{\begin{matrix} -17m = -51 & & \\ 4m – n =10& & \end{matrix}\right.\) ⇔ \(\left\{\begin{matrix} m = 3 & & \\ -n = 10 – 4.3& & \end{matrix}\right.\)

⇔ \(\left\{\begin{matrix} m = 3 & & \\ n = 2& & \end{matrix}\right.\)

 


Bài 26 trang 19 sgk Toán 9 tập 2

26. Xác định a và b để đồ thị của hàm số \(y = ax + b\) đi qua điểm A và B trong mỗi trường hợp sau:

a) \(A(2; -2)\) và \(B(-1; 3)\);       b) \(A(-4; -2)\) và \(B(2; 1)\);

c) \(A(3; -1)\) và \(B(-3; 2)\);       d) \(A(\sqrt{3}; 2)\) và \(B(0; 2)\).

Bài giải:

a) Vì \(A(2; -2)\) thuộc đồ thì nên \(2a + b = -2\).

Vì \(B(-1; 3)\) thuộc đồ thì nên \(-a + b = 3\). Ta có hệ phương trình ẩn là a và b.

\(\left\{\begin{matrix} 2a + b = -2 & & \\ -a + b = 3& & \end{matrix}\right.\). Từ đó \(\left\{\begin{matrix} a = -\frac{5}{3} & & \\ b = \frac{4}{3}& & \end{matrix}\right.\)

b) Vì \(A(-4; -2)\) thuộc đồ thị nên \(-4a + b = -2\).

Vì \(B(2; 1)\) thuộc đồ thị nên \(2a + b = 1\).

Ta có hệ phương trình ẩn là a, b: \(\left\{\begin{matrix} -4a + b = -2 & & \\ 2a + b = 1& & \end{matrix}\right.\) ⇔ \(\left\{\begin{matrix} -6a = -3 & & \\ 2a + b = 1& & \end{matrix}\right.\) 

⇔ \(\left\{\begin{matrix} a = \frac{1}{2} & & \\ b = 0& & \end{matrix}\right.\)

c) Vì \(A(3; -1)\) thuộc đồ thị nên \(3a + b = -1\)

Vì \(B(-3; 2)\) thuộc đồ thị nên \(-3a + b = 2\).

Ta có hệ phương trình ẩn a, b:

\(\left\{\begin{matrix} 3a + b = -1 & & \\ -3a + b = 2& & \end{matrix}\right.\)  ⇔ \(\left\{\begin{matrix} 3a + b = -1 & & \\ 2b = 1& & \end{matrix}\right.\)⇔ \(\left\{\begin{matrix} a = -\frac{1}{2} & & \\ b = \frac{1}{2}& & \end{matrix}\right.\)

d) Vì \(A(\sqrt{3}; 2)\) thuộc đồ thị nên \(\sqrt{3}a + b = 2\).

Vì \(B(0; 2)\) thuộc đồ thị nên \(0 . a + b = 2\).

Ta có hệ phương trình ẩn là a, b.

\(\left\{\begin{matrix} \sqrt{3}.a + b =2 & & \\ 0. a + b = 2& & \end{matrix}\right.\)⇔ \(\left\{\begin{matrix} \sqrt{3}.a + b =2 & & \\ b = 2& & \end{matrix}\right.\) ⇔ \(\left\{\begin{matrix} a = 0 & & \\ b = 2& & \end{matrix}\right.\)

 

Bài 27 trang 20 sgk Toán 9 tập 2

27. Bằng cách đặt ẩn phụ (theo hướng dẫn), đưa các hệ phương trình sau về  dạng hệ hai phương trình bậc nhật hai ẩn rồi giải:

a) \(\left\{\begin{matrix} \frac{1}{x} – \frac{1}{y} = 1& & \\ \frac{3}{x} + \frac{4}{y} = 5& & \end{matrix}\right.\).  Hướng dẫn. Đặt u = \(\frac{1}{x}\), v = \(\frac{1}{y}\);

b) \(\left\{\begin{matrix} \frac{1}{x – 2} + \frac{1}{y -1} = 2 & & \\ \frac{2}{x – 2} – \frac{3}{y – 1} = 1 & & \end{matrix}\right.\) Hướng dẫn. Đặt u = \(\frac{1}{x – 2}\), v = \(\frac{1}{y – 1}\).

Bài giải:

a) Điền kiện \(x ≠ 0, y ≠ 0\).

Đặt \(u = \frac{1}{x}\), \(v = \frac{1}{y}\) ta được hệ phương trình ẩn u, v: \(\left\{\begin{matrix} u – v = 1 & & \\ 3u + 4v = 5& & \end{matrix}\right.\)

(1) ⇔ \(u = 1 + v\) (3)

Thế (3) vào (2): \(3(1 + v) +4v = 5\)

\(⇔ 3 + 3v + 4v = 5 ⇔ 7v =2 ⇔ v = \frac{2}{7}\)

Từ đó \(u = 1 + v = 1 + \frac{2}{7}\) = \(\frac{9}{7}\).

Suy ra hệ đã cho tương đương với: \(\left\{\begin{matrix} \frac{1}{x} = \frac{9}{7}& & \\ \frac{1}{y} = \frac{2}{7}& & \end{matrix}\right.\) ⇔ \(\left\{\begin{matrix} x = \frac{7}{9}& & \\ y = \frac{7}{2}& & \end{matrix}\right.\)

b) Điều kiện \(x – 2 ≠ 0, y – 1 ≠ 0\) hay \( x ≠ 2, y ≠ 1\).

Đặt \(u = \frac{1}{x -2}\), \(v = \frac{1}{y -1}\) ta được hệ đã cho tương đương với:

\(\left\{\begin{matrix} u + v = 2 & & \\ 2u – 3v = 1 & & \end{matrix}\right.\)

(1) \(⇔ v = 2 – u\) (3)

Thế (3) vào (2): \(2u – 3(2 – u) = 1\)

⇔ \(2u – 6 + 3u = 1 ⇔ 5u = 7 ⇔ u = \frac{7}{5}\)

Từ đó \(v = 2 – \frac{7}{5}\) = \(\frac{3}{5}\).

Suy ra hệ đã cho tương đương với:

\(\left\{\begin{matrix} \frac{1}{x -2} = \frac{7}{5}& & \\ \frac{1}{y -1} = \frac{3}{5}& & \end{matrix}\right.\) ⇔ \(\left\{\begin{matrix} x -2 = \frac{5}{7}& & \\ y – 1 = \frac{5}{3}& & \end{matrix}\right.\) ⇔ \(\left\{\begin{matrix} x = \frac{5}{7}+ 2& & \\ y = \frac{5}{3}+1& & \end{matrix}\right.\) ⇔ \(\left\{\begin{matrix} x = \frac{19}{7}& & \\ y = \frac{8}{3}& & \end{matrix}\right.\)

Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giải bài tập

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button