Giải bài tập

Giải bài 23, 24, 25, 26, 27 trang 66, 67 SGK Toán 7

Giải bài tập trang 66, 67 bài 4 Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 23: Cho G là trọng tâm của tam giác DEF với đường trung tuyến DH…

Bài 23 trang 66 sgk toán lớp 7- tập 2

23. Cho G là trọng tâm của tam giác DEF với đường trung tuyến DH. Trong các khẳng định sau đây, khẳng định nào đúng ?

\(\frac{DG}{DH}= \frac{1}{2}\); \(\frac{DG}{GH}\) = 3

Bạn đang xem: Giải bài 23, 24, 25, 26, 27 trang 66, 67 SGK Toán 7

\(\frac{GH}{DH}= \frac{1}{3}\); \(\frac{GH}{DG}= \frac{2}{3}\)

Hướng dẫn:

G là trọng tâm của tam giác DEF với đường trung tuyến DH. Ta có:

\(\frac{GD}{DH}= \frac{2}{3}\) vì \(\frac{GH}{DH}= \frac{1}{3}\)

Vậy khẳng định \(\frac{GH}{DH}= \frac{1}{3}\) là đúng

Các khẳng định còn lại sai 


Bài 24 trang 66 sgk toán lớp 7- tập 2

24. Cho hình bên. Hãy điền số thích hợp vào chỗ trống trong các đẳng thức sau:

a)  MG = … MR ; GR = …MR ; GR = …MG

b)  NS = ..NG; NS = …GS; NG = GS

Hướng dẫn

Hình vẽ cho ta biết hai đường trung tuyến MR và NS cắt nhau tại G nên G là trọng tâm của tam giác. Vì vậy ta điền số như sau:

a)  MG =\(\frac{2}{3}\) MR ; GR = \(\frac{1}{3}\) MR ; GR =\(\frac{1}{2}\) MG

b)  NS =\(\frac{2}{3}\) NG; NS =3GS; NG =2GS


Bài 25 trang 67 sgk toán lớp 7- tập 2

25. Biết rằng: Trong một tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh bằng một nửa cạnh huyền. hãy giải bài toán sau:

Cho tam giác vuông ABC có hai cạnh góc vuông AB = 3cm, AC = 4cm. Tính cách từ đỉnh A tới trọng tâm G của tam giác ABC.

Hướng dẫn:

∆ABC vuông tại A => BC2 = AB2 + AC2

BC2 = 32 + 42

BC2 = 25

BC = 5

Gọi M là trung điểm của BC => AM là trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng một nửa cạnh huyền nên AM = \(\frac{1}{2}\) BC

Vì G là trọng tâm của ∆ ABC nên AG =\(\frac{2}{3}\) AM => AG =\(\frac{2}{3}\).\(\frac{1}{2}\) BC

=> AG = \(\frac{1}{3}\) BC = \(\frac{1}{3}\) .5 = 1.7cm


Bài 26 trang 67 sgk toán lớp 7- tập 2

26. Chứng minh định lí: Trong một tam giác cân, hai đường trung tuyến ứng với hai cạnh bên thì bằng nhau.

Hướng dẫn:

Giả sử ∆ABC  cân tại A có hai đường trung tuyến BM và CN, ta chứng minh BM = CN

Vì ∆ ABC cân tại A=>  AB = AC mà M, N là trung điểm AC, AB nên CM = BN

Do đó ∆CMB ;∆BNC có:

BC chung

CM = BN (cm trên)

AB = AC (∆ABC  cân)

=> BM = CN


Bài 27 trang 67 sgk toán lớp 7- tập 2

27. Hãy chứng minh định lí đảo của định lí trên : Nếu tam giác có hai đường trung tuyến bằng nhau thì tam giác đó cân.

Hướng dẫn:

 Giả sử ∆ABC  có hai đường trung tuyến BM và CN gặp nhau ở G

=> G là trọng tâm của tam giác 

=> GB = BM; GC = CN 

mà BM = CN (giả thiết) nên GB = GC

=> ∆GBC cân tại G => \(\widehat{GCB} = \widehat{GBC}\)

do đó ∆BCN = ∆CBM vì: 

BC là cạnh chung

CN = BM (gt)

\(\widehat{GCB} = \widehat{GBC}\) (cmt)

=> \(\widehat{NBC} = \widehat{MCB}\)  =>  ∆ABC  cân tại A

Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giải bài tập

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button