Giải bài tập

Giải bài 19, 20, 21, 22 trang 68 SGK toán 8 tập 2

Giải bài tập trang 68 bài 3 Tính chất đường phân giác của tam giác Sách giáo khoa toán 8 tập 2. Câu 19: Cho hình thang ABCD (AB // CD)…

Bài 19 trang 68 – Sách giáo khoa toán 8 tập 2

Cho hình thang ABCD (AB // CD).

Đường thẳng a song song với DC, cắt các cạnh AD và BC theo thứ tự là E và F.

Bạn đang xem: Giải bài 19, 20, 21, 22 trang 68 SGK toán 8 tập 2

Chứng minh rằng:

a) \(\frac{AE}{ED}\) = \(\frac{BF}{FC}\);      b) \(\frac{AE}{AD}\) = \(\frac{BF}{BC}\)    c) \(\frac{DE}{DA}\) = \(\frac{CF}{CB}\).

Giải:

a) Nối AC cắt EF tại O

∆ADC có EO // DC => \(\frac{AE}{ED}\) = \(\frac{AO}{OC}\)       (1)

∆ABC có OF // AB => \(\frac{AO}{OC}\) = \(\frac{BF}{FC}\)         (2)

Từ 1 và 2 => \(\frac{AE}{ED}\) = \(\frac{BF}{FC}\)

b) Từ  \(\frac{AE}{ED}\) = \(\frac{BF}{FC}\) => \(\frac{AE}{ED +AE}\)= \(\frac{BF}{FC + BF}\)

hay  \(\frac{AE}{AD}\)=\(\frac{BF}{BC}\)  

c) Từ \(\frac{AE}{ED}\) = \(\frac{BF}{FC}\)  => \(\frac{AE+ED}{ED}\)= \(\frac{BF+FC}{FC}\)

=> \(\frac{AD}{ED}\) =  \(\frac{BF}{FC}\) hay \(\frac{ED}{AD}\) = \(\frac{FC}{BC}\)


Bài 20 trang 68 – Sách giáo khoa toán 8 tập 2

Cho hình thang ABCD (AB //CD). Hai đường chéo AC và BD cắt nhat tại O. Đường thẳng A qua O và song song với đáy của hình thang cắt các cạnh AD, BC théo thứ tự E và F(h26)

Chứng minh rằng OE = OF.

Giải:

∆ADC có OE // OC nên \(\frac{OE}{DC}\) = \(\frac{AE}{AD}\)

∆BDC có OF // DC nên \(\frac{OF}{DC}\) = \(\frac{BF}{BC}\)

Mà AB // CD => \(\frac{AE}{AD}\) = \(\frac{BF}{BC}\)(câu b bài 19)

Vậy \(\frac{OE}{DC}\) = \(\frac{OF}{DC}\) nên OE = OF.


Bài 21 trang 68 – Sách giáo khoa toán 8 tập 2

a) Cho tam giác ABC với đường trung tuyến AM và đường phân giác AD. Tính diện tích tam giác ADM, biết AB= m, AC= n( n>m). Và diện tích của tam giác ABC là S.

b) Cho n = 7cm, m = 3cm. Hỏi diện tích tam giác ADM chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích tam giác ABC.

Giải:

Ta có AD là đường phân giác của ∆ ABC nên

\(\frac{S_{ABD}}{S_{ADC}}\) = \(\frac{AB}{AC}\) = \(\frac{m}{n}\)(kết quả ở bài 16)

=> \(\frac{S_{ABD}}{S_{ADC}+S_{ABD}}\)= \(\frac{m}{n+m}\)

hay \(\frac{S_{ABD}}{S_{ABC}}\)= \(\frac{m}{n+m}\) => \(S_{ABM}\)= \(\frac{1}{2}\) \(S_{ABC}\).

Giả sử AB < AC( m

=> \(S_{ADM}\)= \(S_{ABM}\) – \(S_{ABD}\)

=> \(S_{ADM}\) = \(\frac{1}{2}\)S -\(\frac{m}{n+m}\)S = \(\frac{S(m+n-2m)}{2(m+n)}\)

\(S_{ADM}\)= \(\frac{S(n -m)}{2(m+n)}\) (với n>m)


Bài 22 trang 68 – Sách giáo khoa toán 8 tập 2

 Đố: Hình 27 cho biết có 6 góc bằng nhau:

\(O_{1}\) = \(O_{2}\) = \(O_{3}\) = \(O_{4}\) = \(O_{5}\) = \(O_{6}\).

Kích thước các đoạn thẳng đã được ghi trên hình. Hãy thiết lập những tỉ lệ thức từ kích thước đã cho.

Giải

OB là tia phân giác trong của ∆OBC => \(\frac{x}{a}\) = \(\frac{y}{c}\)

OC là tia phân giác trong của ∆OBD => \(\frac{y}{d}\) = \(\frac{z}{d}\)

OD là tia phân giác trong của ∆OCE => \(\frac{z}{c}\) = \(\frac{t}{e}\)

OE là tia phân giác trong của ∆ODF => \(\frac{t}{d}\) = \(\frac{u}{f}\)

OC là tia phân giác của  ∆ACE => \(\frac{OC}{OA}\) = \(\frac{CE}{OE}\) hay \(\frac{x+ y}{a}\) = \(\frac{z + t}{e}\)

OE là phân giác của ∆OCG => \(\frac{z + t}{c}\) =  \(\frac{u+v }{g}\)

OD  là phân giác của ∆AOG => \(\frac{x+y+x }{a}\) = \(\frac{t+u+v }{g}\)

OD là phân giác của ∆OBF => \(\frac{y+z}{b}\) = \(\frac{t + u}{f}\)

Trường THPT Ngô Thì Nhậm

                                                                                                                                                                                                                              

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giải bài tập

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button