Giải bài tập

Giải bài 154, 155, 156 trang 99 SBT Toán 8 tập 1

Giải bài tập trang 99 bài 12 hình vuông Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1. Câu 154: Cho hình vuông ABCD, điểm E thuộc cạnh CD. Tia phân giác của góc ABE cắt AD ở K. Chứng minh rằng AK + CE = BE….

Câu 154 trang 99 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1

Cho hình vuông ABCD, điểm E thuộc cạnh CD. Tia phân giác của góc ABE cắt AD ở K. Chứng minh rằng AK + CE = BE.

Giải:                                                                    

Bạn đang xem: Giải bài 154, 155, 156 trang 99 SBT Toán 8 tập 1

Trên tia đối tia CD lấy điểm M sao cho CM = AK

Ta có: AK + CE = CM + CE = EM (*)

Xét ∆ ABK và ∆ CBM:

AB = CB (gt)

\(\widehat A = \widehat C = {90^0}\)

AK = CM (theo cách vẽ)

Do đó: ∆ ABK = ∆ CBM (c.g.c)

\( \Rightarrow {\widehat B_1} = {\widehat B_4}\) (1)

\(\widehat {KBC} = {90^0} – {\widehat B_1}\) (2)

Trong tam giác CBM vuông tại C.

\(\widehat M = {90^0} – {\widehat B_4}\) (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra: \(\widehat {KBC} = \widehat M\) (4)

\(\widehat {KBC} = {\widehat B_2} + {\widehat B_3}\)  mà  \({\widehat B_1} = {\widehat B_2}\) (gt)

\({\widehat B_1} = {\widehat B_4}\) (chứng minh trên)

Suy ra: \({\widehat B_2} = {\widehat B_4} \Rightarrow {\widehat B_2} + {\widehat B_3} = {\widehat B_3} + {\widehat B_4}\) hay \(\widehat {KBC} = \widehat {EBM}\) (5)

Từ (4) và (5) suy ra: \(\widehat {EBM} = \widehat M\)

⇒ ∆ EBM cân tại E ⇒ EM = BE (**)

Từ (*) và (**) suy ra: AK + CE = BE.

 


Câu 155 trang 99 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1

Cho hình vuông ABCD. Gọi E, F theo thứ tự là trung điểm của AB, BC.

a. Chứng minh rằng CE vuông góc với DF

b. Gọi M là giao điểm của CE và DF. Chứng minh rằng AM = AD

HD . Gọi K là trung điểm của CD. Chứng minh rằng KA // CE.

Giải:                                                                         

a. Xét ∆ BEC và ∆ CFD:

BE = CF (gt)

\(\widehat B = \widehat C = {90^0}\)

BC = CD (gt)

Do đó: ∆ BEC = ∆ CFD (c.g.c)

\(\eqalign{  &  \Rightarrow {\widehat C_1} = {\widehat D_1}  \cr  & {\widehat C_1} + {\widehat C_2} = {90^0} \cr} \)

Suy ra: \({\widehat D_1} + {\widehat C_2} = {90^0}\)

Trong ∆ DCM có \({\widehat D_1} + {\widehat C_2} = {90^0}\)

Suy ra: \(\widehat {DMC} = {90^0}\). Vậy CE ⊥ DF

b. Gọi K là trung điểm của DC, AK cắt DF tại N.

Xét tứ giác AKCE ta có:

AB // CD hay AE // CK

AE = \({1 \over 2}\)AB (gt)

CK = \({1 \over 2}\)CD (theo cách vẽ)

Suy ra: AE // CK nên tứ giác AKCE là hình bình hành (vì có một cặp cạnh đối song song và bằng nhau)

 AK // CE

DF ⊥ CE (chứng minh trên)⇒  AK ⊥ DF hay AN ⊥ DM

Trong ∆ DMC ta có: DK = KC

                                 KN // CM

nên DN = MN (tính chất đường trung bình của tam giác)

Suy ra: ∆ ADM cân tại A (vì có đường cao vừa là đường trung tuyến)

⇒ AD = AM

 


Câu 156 trang 99 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1

Cho hình vuông ABCD. Vẽ điểm E trong hình vuông sao cho\(\widehat {FAD} = \widehat {FDA} = {15^0}\).

a. Vẽ điểm F trong hình vuông sao cho\(\widehat {FAD} = \widehat {FDA} = {15^0}\). Chứng minh rằng tam giác DEF là tam giác đều.

b. Chứng minh rằng tam giác ABE là tam giác đều.

Giải:                                                                           

a. Xét ∆ EDC và ∆ FDA :

\(\widehat {EDC} = \widehat {FAD} = {15^0}\)

DC = AD (gt)

\(\widehat {ECD} = \widehat {FDA} = {15^0}\)

Do đó: ∆ EDC = ∆ FDA (g.c.g)

 ⇒ DE = DF

⇒ ∆ DEF cân tại D

Ta lại có:

\(\eqalign{  & \widehat {ADC} = \widehat {FDA} + \widehat {FDE} + \widehat {EDC}  \cr &  \Rightarrow \widehat {FDE} = \widehat {ADC} – \left( {\widehat {FDA} + \widehat {EDC}} \right) \cr & = {90^0} – \left( {{{15}^0} + {{15}^0}} \right) = {60^0} \cr} \)

Vậy ∆ DEF đều.

b. Xét ∆ ADE và ∆ BCE:

ED = EC (vì ∆ EDC cân tại E)

\(\widehat {ADE} = \widehat {BCE} = {75^0}\)

AD = BC (gt)

Do đó: ∆ ADE = ∆ BCE (c.g.c)

⇒ AE = BE (1)

Trong ∆ AFD ta có:

\(\eqalign{  & \widehat {AFD} = {180^0} – \left( {\widehat {FAD} + \widehat {FDA}} \right) \cr & = {180^0} – \left( {{{15}^0} + {{15}^0}} \right) = {150^0}  \cr  & \widehat {AFD} + \widehat {DFE} + \widehat {AFE} = {360^0}  \cr  &  \Rightarrow \widehat {AFE} = {360^0} – \left( {\widehat {AFD} + \widehat {DFE}} \right) \cr & = {360^0} – \left( {{{150}^0} + {{60}^0}} \right) = {150^0} \cr} \)

Xét ∆ AFD và ∆ AEF:

AF cạnh chung

\(\widehat {AFD} = \widehat {AFE} = {150^0}\)

DF = EF (vì ∆ DFE đều)

Do đó: ∆ AFD = ∆ AEF (c.g.c)

⇒ AE = AD

AD = AB (gt)

Suy ra: AE = AB (2)

Từ (1) và (2) suy ra: AE = AB = BE. Vậy ∆ AEB đều.

Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giải bài tập

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button