Giải bài tập

Giải bài 15, 16, 17, 18 trang 158, 159 SBT Toán 9 tập 2

Giải bài tập trang 158, 159 bài 2 Đường kính và dây của đường tròn Sách bài tập (SBT) Toán 9 tập 2. Câu 15: Cho tam giác ABC, các đường cao BH và CK. Chứng minh rằng…

Câu 15 trang 158 Sách bài tập (SBT) Toán 9 Tập 1

Cho tam giác ABC, các đường cao BH và CK. Chứng minh rằng:

a)      Bốn điểm B, C, H, K cùng thuộc một đường tròn;

Bạn đang xem: Giải bài 15, 16, 17, 18 trang 158, 159 SBT Toán 9 tập 2

b)      HK < BC.

Giải:

a) Gọi M là trung điểm của BC

Tam giác BCH vuông tại H có HM  là đường

trung tuyến nên:                                                                                                    

\(HM = {1 \over 2}BC\) (tính chất tam giác vuông)

Tam giác BCK vuông tại K có KM là đường

trung tuyến nên:

\(KM = {1 \over 2}BC\) (tính chất tam giác vuông)

Suy ra: MB = MC = MH = MK.

Vậy bốn điểm B, C, H, K  cùng nằm trên một đường tròn tâm M bán kính bằng \({1 \over 2}BC\).

b) Trong đường tròn tâm M ta có KH là dây cung không đi qua tâm, BC là đường kính nên: KH < BC.

 


Câu 16 trang 159 Sách bài tập (SBT) Toán 9 Tập 1

Tứ giác ABCD có \(\widehat B = \widehat D = 90^\circ \).

a)      Chứng minh rằng bốn điểm A, B, C, D cùng thuộc một đường tròn.

b)      So sánh độ dài AC và BD. Nếu AC = BD thì tứ giác ABCD là hình gì?

Giải:

a) Gọi M là trung điểm  của AC.

Tam giác ABC vuông tại B có BM là đường trung tuyến nên:

\(BM = {1 \over 2}AC\) (tính chất tam giác vuông)

Tam giác ACD vuông tại D có DM là đường trung tuyến nên:

\(DM = {1 \over 2}AC\) (tính chất tam giác vuông)

Suy ra: MA = MB = MC = MD.

Vậy bốn điểm A, B, C, D cùng nằm trên một đường tròn tâm M bán kính bằng \({1 \over 2}AC\).

b) BD là dây của đường tròn (I), còn AC là đường kính nên AC ≥ BD

AC = BD khi và chỉ khi BD cũng là đường kính, khi đó ABCD là hình chữ nhật

 


Câu 17 trang 159 Sách bài tập (SBT) Toán 9 Tập 1

Cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB và dây EF không cắt đường kính. Gọi I và K lần lượt là chân các đường vuông góc kẻ từ A và B đến EF. Chứng minh rằng IE = KF.

Giải:

Ta có: AI ⊥ EF (gt)

           BK ⊥ EF (gt)

Suy ra: AI // BK

Suy ra tứ giác ABKI là hình thang

Kẻ OH ⊥ EF

Suy ra: OH // AI // BK

Ta có: OA = OB (= R)

Suy ra: HI = HK

Hay:          HE + EI = HF+FK                                       (1)

Lại có: HE = HF (đường kính dây cung)                       (2)

Từ (1) và (2) suy ra: IE = KF.

 


Câu 18 trang 159 Sách bài tập (SBT) Toán 9 Tập 1

Cho đường tròn (O) có bán kính OA = 3cm. Dây BC của đường tròn vuông góc với OA tại trung điểm của OA. Tính độ dài BC.

Giải:

Gọi I là trung điểm của AB

Suy ra: \(IO = IA = {1 \over 2}OA = {3 \over 2}\)

Ta có: BC ⊥OA (gt)

Suy ra:   \(\widehat {OIB} = 90^\circ \)

Áp dụng định lí Pi-ta-go vào tam giác vuông OIB ta có: \(O{B^2} = B{I^2} + I{O^2}\)

suy ra: \(B{I^2} = O{B^2} – I{O^2}\)

                   \(={3^2} – {\left( {{3 \over 2}} \right)^2} = 9 – {9 \over 4} = {{27} \over 4}\)

            \(BI ={{3\sqrt 3 } \over 2}\) (cm)

Ta có: BI = CI (đường kính dây cung)

Suy ra: \(BC = 2BI=2.{{3\sqrt 3 } \over 2} = 3\sqrt 3 \) (cm)

Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giải bài tập

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button