Giải bài tập

Giải bài 1.7, 1.8, 1.9, 1.10, 1.11 trang 13 SGK Toán 7 tập 1 – KNTT

Giải bài tập trang 13 Bài 2: Cộng, trừ, nhân, chia số hữu tỉ sgk toán 7 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống. Bài 1.9. Em hãy tìm cách “nối” các số ở những chiếc lá trong Hình 1.9 bằng dấu các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và dấu ngoặc để được một biểu thức có giá trị đúng bằng số ở bông hoa.

Bài 1.7 trang 13 sách giáo khoa Toán 7 Kết nối tri thức tập 1

Tính:

a)\(\frac{{ – 6}}{{18}} + \frac{{18}}{{27}}\);

Bạn đang xem: Giải bài 1.7, 1.8, 1.9, 1.10, 1.11 trang 13 SGK Toán 7 tập 1 – KNTT

b)\(2,5 – ( – \frac{6}{9})\);

c) \(- 0,32.( – 0,875)\);

d)\(( – 5).2\frac{1}{5}\)

Lời giải:

\(\begin{array}{l}a)\frac{{ – 6}}{{18}} + \frac{{18}}{{27}}\\ = \frac{{ – 1}}{3} + \frac{2}{3}\\ = \frac{1}{3}\\b)2,5 – ( – \frac{6}{9})\\ = \frac{{25}}{{10}} + \frac{6}{9}\\ = \frac{5}{2} + \frac{2}{3}\\ = \frac{{15}}{6} + \frac{4}{6}\\ = \frac{{19}}{6}\\c) – 0,32.( – 0,875)\\ = \frac{{ – 32}}{{100}}.( – \frac{{875}}{{1000}})\\ = \frac{{ – 8}}{{25}}.(\frac{{ – 7}}{8})\\ = \frac{8}{{25}}.\frac{7}{8}\\ = \frac{7}{{25}}\\d)( – 5):2\frac{1}{5}\\ = ( – 5):\frac{{11}}{5}\\ = ( – 5).\frac{5}{{11}}\\ = \frac{{ – 25}}{{11}}\end{array}\)

Bài 1.8 trang 13 sách giáo khoa Toán 7 Kết nối tri thức tập 1

Tính giá trị của các biểu thức sau:

\(\begin{array}{l}a)(8 + 2\frac{1}{3} – \frac{3}{5}) – (5 + 0,4) – (3\frac{1}{3} – 2)\\b)(7 – \frac{1}{2} – \frac{3}{4}):(5 – \frac{1}{4} – \frac{5}{8})\end{array}\)

Lời giải:

a) Cách 1:

\(\begin{array}{l}(8 + 2\frac{1}{3} – \frac{3}{5}) – (5 + 0,4) – (3\frac{1}{3} – 2)\\ = (8 + \frac{7}{3} – \frac{3}{5}) – (5 + \frac{4}{{10}}) – (\frac{{10}}{3} – 2)\\ = 8 + \frac{7}{3} – \frac{3}{5} – 5 – \frac{2}{5} – \frac{{10}}{3} + 2\\ = (8 – 5 + 2) + (\frac{7}{3} – \frac{{10}}{3}) – (\frac{3}{5} + \frac{2}{5})\\ = 5 + \frac{{ – 3}}{3} – \frac{5}{5}\\ = 5 + ( – 1) – 1\\ = 3\end{array}\)

Cách 2:

\(\begin{array}{l}(8 + 2\frac{1}{3} – \frac{3}{5}) – (5 + 0,4) – (3\frac{1}{3} – 2)\\ = (8 + \frac{7}{3} – \frac{3}{5}) – (5 + \frac{4}{{10}}) – (\frac{{10}}{3} – 2)\\ = (\frac{{120}}{{15}} + \frac{{35}}{{15}} – \frac{9}{{15}}) – (\frac{{25}}{5} + \frac{2}{5}) – (\frac{{10}}{3} – \frac{6}{3})\\ = \frac{{146}}{{15}} – \frac{{27}}{5} – \frac{4}{3}\\ = \frac{{146}}{{15}} – \frac{{81}}{{15}} – \frac{{20}}{{15}}\\ = \frac{{45}}{{15}}\\ = 3\end{array}\)

b)

\(\begin{array}{l}(7 – \frac{1}{2} – \frac{3}{4}):(5 – \frac{1}{4} – \frac{5}{8})\\ = (\frac{{28}}{4} – \frac{2}{4} – \frac{3}{4}):(\frac{{40}}{8} – \frac{2}{8} – \frac{5}{8})\\ = \frac{{23}}{4}:\frac{{33}}{8}\\ = \frac{{23}}{4}.\frac{8}{{33}}\\ = \frac{{46}}{{33}}\end{array}\)

Bài 1.9 trang 13 sách giáo khoa Toán 7 Kết nối tri thức tập 1

Em hãy tìm cách “nối” các số ở những chiếc lá trong Hình 1.9 bằng dấu các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và dấu ngoặc để được một biểu thức có giá trị đúng bằng số ở bông hoa.

Lời giải:

Ta có thể thực hiện bằng một trong cách cách sau:

Cách 1: – 105 = (– 25) . 4 + [10 : (– 2)]

 

Cách 2: – 105 = (– 2) . 10 . 4 + (– 25)

Cách 3: – 105 = (– 25) + 4 . (– 2) . 10.

Lưu ý: Ta có thể đổi chỗ các thừa số trong các tích (– 25) . 4 và (– 2) . 10 . 4 hoặc đổi chỗ các số hạng trong các tổng ở trên để được một cách viết khác.

Bài 1.10 trang 13 sách giáo khoa Toán 7 Kết nối tri thức tập 1

Tính một cách hợp lí.

\(0,65.78 + 2\dfrac{1}{5}.2020 + 0,35.78 – 2,2.2020.\)

Lời giải:

\(\begin{array}{l}0,65.78 + 2\dfrac{1}{5}.2020 + 0,35.78 – 2,2.2020\\ = 0,65.78 + 2,2.2020 + 0,35.78 – 2,2.2020\\ = (0,65.78 + 0,35.78) + (2,2.2020 – 2,2.2020)\\ = 78.(0,65 + 0,35) + 0\\ = 78.1\\ = 78\end{array}\)

Bài 1.11 trang 13 sách giáo khoa Toán 7 Kết nối tri thức tập 1

Ngăn đựng sách của một giá sách trong thư viện dài 120 cm (xem hình bên). Người ta dự định xếp các cuốn sách dày khoảng 2,4 cm vào ngăn này. Hỏi ngăn sách đó có thể để được nhiều nhất bao nhiêu cuốn sách như vậy?

Lời giải: 

Ngăn sách có thể để được nhiều nhất số cuốn sách là: 120 : 2,4 = 50 (cuốn). 

Vậy ngăn sách đó có thể để được nhiều nhất 50 cuốn sách.

                                                      Đáp số: 50 cuốn

Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giải bài tập

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button