Giải bài tập

Giải bài 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, 1.6 trang 9 SGK Toán 7 tập 1 – KNTT

Giải bài tập trang 9 Bài 1 Tập hợp các số hữu tỉ sgk toán 7 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống. Bài 1.6: Tuổi thọ trung bình dự kiến của những người sinh năm 2019 ở một số quốc gia được cho trong bảng sau:

Bài 1.1 trang 9 sách giáo khoa Toán 7 Kết nối tri thức tập 1

Hãy cho biết tính đúng, sai của mỗi khẳng định sau:

a) 0,25∈ℚ;”>0,25 ∈ Q;              b) −67∈ℚ;”>6∈ Q;        c) −235∉ℚ.”>235 ∉ Q.

Bạn đang xem: Giải bài 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, 1.6 trang 9 SGK Toán 7 tập 1 – KNTT

Lời giải:

a) Đúng vì \(0,25{\rm{ }} = \frac{{25}}{{100}} = \frac{1}{4}\) là số hữu tỉ

b) Đúng vì \(\frac{{ – 6}}{7}\) là số hữu tỉ

c) Sai vì \( – 235 = \frac{{ – 235}}{1}\) là số hữu tỉ.

Chú ý: Một số nguyên cũng là một số hữu tỉ.

Vậy các khẳng định đúng là a và b.

Bài 1.2 trang 9 sách giáo khoa Toán 7 Kết nối tri thức tập 1

Tìm số đối của các số hữu tỉ sau:

a) – 0,75;              b) 6\(\frac{1}{{5}}\).

Lời giải:

a) Số đối của –0,75 là –(–0,75) = 0,75.

b) Số đối của \(6\frac{1}{5}\) là \( – 6\frac{1}{5}\)

Bài 1.3 trang 9 sách giáo khoa Toán 7 Kết nối tri thức tập 1

Các điểm A,B,C,D (H.1.7) biểu diễn những số hữu tỉ nào?

Lời giải: 

Đoạn thẳng đơn vị được chia thành 6 phần bằng nhau, lấy một đoạn làm đơn vị mới, đơn vị mới bằng \(\frac{{1}}{6}\) đơn vị cũ.

Điểm A là điểm nằm trước điểm O và cách O một đoạn bằng 7 đơn vị mới. Do đó điểm A biểu diễn số hữu tỉ \(\frac{{ – 7}}{6}\)

Điểm B là điểm nằm trước điểm O và cách O một đoạn bằng 2 đơn vị mới. Do đó điểm B biểu diễn số hữu tỉ \(\frac{{ – 2}}{6} = \frac{{ – 1}}{3}\)

Điểm C là điểm nằm sau điểm O và cách O một đoạn bằng 3 đơn vị mới. Do đó điểm C biểu diễn số hữu tỉ \(\frac{3}{6} = \frac{1}{2}\)

Điểm D là điểm nằm sau điểm O và cách O một đoạn bằng 8 đơn vị mới. Do đó điểm D biểu diễn số hữu tỉ \(\frac{8}{6} = \frac{4}{3}\)

Bài 1.4 trang 9 sách giáo khoa Toán 7 Kết nối tri thức tập 1

a) Trong các phân số sau, những phân số nào biểu diễn số hữu tỉ -0,625?

\(\frac{5}{{ – 8}};\frac{{10}}{{16}};\frac{{20}}{{ – 32}};\frac{{ – 10}}{{16}};\frac{{ – 25}}{{40}};\frac{{35}}{{ – 48}}.\)

b) Biểu diễn số hữu tỉ -0,625 trên trục số.

Lời giải:

a) Ta có: \( – 0,625 = \frac{{ – 625}}{{1000}}= \frac{{ – 625:125}}{{1000:125}} = \frac{{ – 5}}{8}\)

\(\begin{array}{l}\frac{5}{{ – 8}} = \frac{{ – 5}}{8};\\\frac{{10}}{{16}} = \frac{{10:2}}{{16:2}} = \frac{5}{8};\\\frac{{20}}{{ – 32}} = \frac{{20:( – 4)}}{{( – 32):( – 4)}} = \frac{{ – 5}}{8};\\\frac{{ – 10}}{{16}} = \frac{{( – 10):2}}{{16:2}} = \frac{{ – 5}}{8};\\\frac{{ – 25}}{{40}} = \frac{{( – 25):5}}{{40:5}} = \frac{{ – 5}}{8};\\\frac{{35}}{{ – 48}}\end{array}\)

Vậy các phân số biểu diễn số hữu tỉ -0,625 là:

\(\frac{5}{{ – 8}};\frac{{20}}{{ – 32}};\frac{{ – 10}}{{16}};\frac{{ – 25}}{{40}}\)

b) Ta có: \( – 0,625 = \frac{{ -5}}{{8}}\) nên ta biểu diễn số hữu tỉ \(\frac{{ -5}}{{8}}\) trên trục số.

Chia đoạn thẳng đơn vị thành 8 phần bằng nhau, lấy một đoạn làm đơn vị mới, đơn vị mới bằng \(\frac{1}{8}\) đơn vị cũ.

Lấy một điểm nằm trước O và cách O một đoạn bằng 5 đơn vị mới. Điểm đó biểu diễn số hữu tỉ \(\frac{{ -5}}{{8}}\)

Bài 1.5 trang 9 sách giáo khoa Toán 7 Kết nối tri thức tập 1 

So sánh: 

a) -2,5 và -2,125;                     b) \( – \frac{1}{{10000}}\) và \(\frac{1}{{23456}}\)

Lời giải: 

a) Vì 2,5 > 2,125 nên -2,5 < -2,125 

b) Vì \( – \frac{1}{{10000}}\)< 0 và 0 < \(\frac{1}{{23456}}\)nên \( – \frac{1}{{10000}}\) < \(\frac{1}{{23456}}\) 

Chú ý: Số hữu tỉ âm luôn nhỏ hơn số hữu tỉ dương.

Bài 1.6 trang 9 sách giáo khoa Toán 7 Kết nối tri thức tập 1

Tuổi thọ trung bình dự kiến của những người sinh năm 2019 ở một số quốc gia được cho trong bảng sau:

 (Theo Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, 2020) 

Sắp xếp các quốc gia theo tuổi thọ trung bình dự kiến từ nhỏ đến lớn.

Lời giải: 

Cách 1: 

Ta có: \(83\frac{1}{5}\)=83,2 

\(81\frac{2}{5}\)=81,4 

\(78\frac{1}{2}\)= 78,5 

Vì 78,5 < 81,4 < 82,5 < 83 < 83,2 

Vậy các quốc gia theo tuổi thọ trung bình dự kiến từ nhỏ đến lớn là: Mĩ, Anh, Pháp, Australia, Tây Ban Nha. 

Cách 2: 

Vì \(78\frac{1}{2}\) < 79 < \(81\frac{2}{5}\)< 82 < 82,5 < 83 < \(83\frac{1}{5}\) nên \(78\frac{1}{2}\) < \(81\frac{2}{5}\) < 82 < 82,5 < \(83\frac{1}{5}\) 

Vậy các quốc gia theo tuổi thọ trung bình dự kiến từ nhỏ đến lớn là: Mĩ, Anh, Pháp, Australia, Tây Ban Nha.

Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giải bài tập

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button