Tổng hợp

Gap Year là gì? Nguyên nhân dẫn đến Gap Year

Gap Year là gì?

Gap Year là khoảng thời gian “tạm dừng” sau một quá trình học tập hoặc làm việc nhằm mục đích nghỉ ngơi, khám phá bản thân hoặc thực hiện một kế hoạch còn dang dở. Gap Year thường kéo dài từ 6 tháng đến một năm. Nhiều trường hợp Gap Year đến 2 năm.

Gap Year thường xảy ra khi học sinh chuyển cấp từ cấp ba lên đại học, một quãng nghỉ giữa giờ trước khi bước vào môi trường giáo dục cao hơn của học sinh cấp 3. Gap Year vốn dĩ là khoảng thời gian học sinh, sinh viên nghỉ ngơi, tách biệt khỏi việc học. Tuy nhiên, nó được mở rộng ra với nhiều đồi tượng không chỉ giới hạn ở học sinh, sinh viên. Người đã đi làm một thời gian cũng có thể Gap Year.

Gap Year là gì?
Gap Year là gì?

Nguyên nhân dẫn đến Gap Year

Từ rất lâu, theo kết quả của cuộc khảo sát trên 280 học sinh (1997 – 2006) trong cuốn sách hướng dẫn The Gap-Year Advantage: Helping Your Child Benefit from Time Off Before or During College của mình, hai tác giả Karl Haigler and Rae Nelson đã chỉ ra rằng:

  • Hai nguyên nhân hàng đầu khiến học sinh quyết định Gap Year là vì tình trạng bị “đốt cháy” sau những cạnh tranh nơi học đường và khao khát muốn khám phá bản thân.
  • Hầu hết những trải nghiệm Gap Year ảnh hưởng tích cực đến quyết định lựa chọn chuyên ngành và nghề nghiệp cho những người tham gia khảo sát
  • 3 cái được hàng đầu mà Gap Year đem lại cho họ: hiểu hơn về bản thân và điều quan trọng nhất đối với mình; có hiểu biết hơn về đất nước, con người, văn hoá và cách sống; có thêm kiến thức và kỹ năng hữu ích cho sự nghiệp và chuyên ngành.

Đó chính là những lý do tiêu biểu thúc đẩy ý muốn “take a Gap Year” của những bạn học sinh chuyển cấp.

Đối với những người đã đi làm, nguyên nhân đó có thể là vì căng thẳng trong công việc, hết đam mê với công việc hoặc muốn nghỉ ngơi để tìm ra định hướng công việc mới. Cũng có người Gap Year để phát triển một sở thích, có người dành thời gian nghỉ giữa hiệp đó để làm tình nguyện.

Dù nguyên nhân là gì đi chăng nữa, chắc chắn Gap Year không phải là một cuộc chạy trốn. Những ai muốn tạm thời sống chậm lại, họ Gap Year. Những ai muốn gác mọi công việc hiện tại để tập trung cho sức khoẻ tinh thần của bản thân, họ Gap Year. Gap Year còn có thể là bước lấy đà trước một cú nhảy vọt.

Hoạt động phổ biến khi Gap Year

Thử sức với công việc bạn đã nhắm đến từ lâu

Nếu những ngày thường, sinh viên thường đi làm với mục đích chính là kiếm tiền trang trải cuộc sống thì trong khoảng thời gian Gap Year nhiều bạn trẻ có thể ưu tiên vị trí công việc với mức lương cao hơn. Lựa chọn này phù hợp cho cả học sinh vừa tốt nghiệp cấp ba lẫn người đã đi làm một thời gian. Học sinh cấp ba được cọ xát với môi trường thực tế để hiểu thêm về sở thích ngành nghề của mình. Còn người đã đi làm tận dụng cơ hội này để học hỏi sâu hơn về chuyên ngành của mình hoặc tìm hiểu một lĩnh vực mới nếu có mong muốn chuyển ngành.

Trở thành tình nguyện viên

Có rất nhiều công việc tình nguyện hấp dẫn thường được đăng tuyển bởi các tổ chức từ thiện, các dự án nước ngoài, tổ chức phi chính phủ,… nhưng yêu cầu làm việc toàn thời gian, thậm chí địa điểm hoạt động còn vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Đó chính là lý do, các bạn học sinh, sinh viên yêu thích các hoạt động thiện nguyện có thể dành một năm nghỉ dưỡng để đóng góp cho cộng đồng.

Một số chương trình có thể sẽ đòi hỏi một khoản tiền tham gia, còn một số chương trình khác sẽ hoàn toàn “miễn phí”. Các vai trò phổ biến gồm có hành chính, gây quỹ, tổ chức sự kiện, chăm sóc, chơi đùa với trẻ, pháp lý, giảng dạy, bảo tồn và cả thám hiểm,… Trải qua một năm làm tình nguyện sẽ giúp bạn phát triển nhiều kỹ năng mềm, cho phép xây dựng mạng lưới quan hệ, cải thiện tư duy ngôn ngữ.

Thậm chí, rất nhiều tổ chức phi chính phủ thường xuyên tuyển thực tập sinh cho các dự án quốc tế, hứa hẹn mang đến bạn một công việc có trả lương về lâu về dài. Biết đâu, đây lại là cánh cổng đầy tiềm năng để bạn khai phá thì sao?

Đặt chân đến bất cứ nơi nào bạn muốn

Không ít người lựa chọn dành ra một năm trời để du hí và tô điểm thêm cho trải nghiệm phong phú của mình. Tùy vào ngân sách và mong muốn mà bạn có thể chọn du lịch nội địa hoặc nước ngoài. Nếu bạn có dự định vừa du lịch vừa làm việc thì lựa chọn du lịch nội địa sẽ tốt hơn khi thị thực du lịch ở nước ngoài thường không cho phép khách du lịch làm việc hợp pháp. Du lịch trong nước còn tiết kiệm chi phí di chuyển và đỡ tốn công sức chuẩn bị thị thực hay vốn ngôn ngữ.

Nếu là người có khả năng viết lách và chụp ảnh, bạn cũng có thể lập một blog riêng để ghi chép lại bất cứ điều gì mình ấn tượng thông qua chuyến đi đó để cập nhật cho mọi người cùng biết.

Hoạt động phổ biến khi Gap Year 
Hoạt động phổ biến khi Gap Year

Học một môn học hoặc tham gia một cuộc thi

Nếu chuyên ngành bạn theo đuổi là do sự sắp đặt của người khác, hoặc bạn cảm thấy vốn kiến thức của mình chưa đủ sâu, thì Gap Year chính là thời điểm thích hợp để bạn đăng ký môn học hoặc cuộc thi trải nghiệm mở rộng kiến thức mà bạn yêu thích.

Chẳng hạn như một cuộc thi về marketing, một lớp học chuyên sâu về thiết kế, mỹ thuật, …. Bạn hoàn toàn có thể đăng ký một khóa học ngắn hạn từ 6 tháng đến 1 năm, ở Việt Nam hay nước ngoài, để bổ trợ kiến thức cho ngành nghề mà mình đang theo đuổi. Và trong thời gian đó, tìm kiếm thêm một công việc phù hợp với ngành mà mình đang trau dồi chính là cách tốt nhất để tiến bộ hơn từng ngày.

Lợi ích khi Gap Year

Có được những kỹ năng mềm và những trải nghiệm mới mẻ

“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, như một lẽ dĩ nhiên, cuộc hành trình sẽ trang bị cho bạn thật nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế trong khi bạn đang thoải mái vui chơi và khám phá những nét văn hóa hay phong tục tập quán tại những mảnh đất mới – đó là điều mà không trường lớp nào mang tới được. Qua chuyến đi thực tế Gap Year bạn cũng có thể rèn luyện những kỹ năng mềm như giao tiếp, giải quyết vấn đề, quản lý thời gian, cân bằng trạng thái cảm xúc. Nói đúng hơn, sẽ trở thành một con người mạnh mẽ, dạn dĩ sau một chuyến đi độc lập.

Khi bạn tham gia tổ chức một sự kiện gây quỹ, bạn sẽ được học về cách lập kế hoạch, lập ngân sách và cách thực hiện, và đây cũng là một cách hay để sống có trách nhiệm hơn với cộng đồng. Ngoài ra bạn cũng có thể xây dựng được những mối quan hệ bền chặt, giúp đỡ bạn trong những thời điểm cần thiết. Những trải nghiệm như thế này sẽ đồng hành cùng bạn trong suốt cuộc đời, từ đó bạn sẽ cảm thấy kết nối hơn với cộng đồng mà mình đang giúp đỡ.

Bạn sẽ được đánh giá cao bởi nhà tuyển dụng

Một CV đẹp không nên chỉ thể hiện trình độ chuyên môn tốt mà cần có những trải nghiệm cũng như kỹ năng mềm quý báu. Để tích lũy nguồn tài nguyên này, trong một năm Gap Year, bạn có thể xin đi làm thông qua một năm Gap Year, hoặc một dự án xuyên suốt (tổ chức sự kiện, tình nguyện viên, dự án cá nhân) cũng chính là điểm mạnh có thể đề cập đến trong CV của mình. Những nhà tuyển dụng cũng sẽ đánh giá cao với những người có được những kinh nghiệm sống thực tế cũng như những kỹ năng mềm để có thể làm việc hiệu quả và năng suất.

Biết cách quản lý và chi tiêu tiền bạc một cách hợp lý

Chúng ta chỉ biết cách trân trọng đồng tiền khi tự mình bước ra ngoài xã hội và trưởng thành trên chính con đường của mình. Hay nói cách khác,  khi rời xa vòng tay của bố mẹ và thực hiện một năm Gap Year độc lập, chúng ta có thể rèn luyện kỹ năng quản lý tài chính hiệu quả. Càng gặp nhiều khó khăn trong tiền bạc, bạn mới biết học cách chi tiêu hiệu quả.

Biết trân trọng tình cảm gia đình hơn

Bởi khoảng cách thế hệ, con cái và cha mẹ đôi khi không hiểu nhau, những ngày tháng ở cùng nhau có thể xảy ra xung đột. Bạn có thể thấy ngột ngạt với sự quản thúc của cha mẹ, về sự không tin tưởng của họ dành cho mình, hay những sự so sánh nhắc nhở gây khó chịu. Nhưng khi đi xa và tự mình trải nghiệm cuộc sống bên ngoài mới là lúc bạn cảm thấy nhớ nhung sự quan tâm ấy đấy. Vì đối với phụ huynh nào cũng vậy, dù cho con cái lớn đến mấy vẫn luôn là cô nhóc/cậu nhóc bé nhỏ trong trái tim của họ. Và bố mẹ có quản thúc một chút cũng là lo cho chính bạn mà thôi. Bố mẹ sẽ luôn là người giúp bạn những lúc khó khăn chứ không phải ai khác. Bởi thế, bạn sẽ chỉ cảm nhận được tình yêu này khi tự mình ra ngoài bươn chải, đồng thời trải qua những tháng ngày chỉ có một mình.

Lợi ích khi Gap Year
Lợi ích khi Gap Year

Những bất lợi phía sau Gap Year

Mỗi khía cạnh đều có hai mặt – lợi và hại. Khi mong muốn trải nghiệm bản thân với Gap Year, các bạn sinh viên không nên chỉ mơ mộng về một viễn cảnh tươi đẹp trong tương lai mà hãy thận trọng xem xét một số rủi ro tiềm ẩn phía sau cánh cửa cơ hội này. Vậy những bất lợi của Gap Year là gì?

Áp lực từ nhiều phía

Khi bạn dành thời gian cho công việc cá nhân, sự đánh đổi rõ ràng nhất chính là thời gian trong cuộc đua với bạn bè cùng trang lứa. Gap Year đồng nghĩa với việc bạn học chậm hơn một năm so với những người bạn của mình. Rất có thể, những người bạn ấy tiến bộ rất nhanh trong lộ trình học tập đã vạch sẵn, còn bạn lại hoang mang vì không biết những năm tháng trau dồi ấy có thể tích lũy đủ hành trang cho “cú nhảy vọt” sau này hay không. Được ăn cả, mà ngã về không.

Áp lực có thể đến từ những người xung quanh, như hàng xóm láng giềng, họ hàng, thậm chí ngay cả những người thân thiết nhất như bố mẹ. Nếu như những người lớn ấy không hiểu bản chất của Gap Year mà chỉ mang góc nhìn phiến diện rằng đây chỉ là lý do để cá nhân trốn tránh trách nhiệm bản thân, rằng bạn đang “ăn chơi lêu lổng”, tốn tiền của quý phụ huynh. Và đặc biệt, khi bố mẹ luôn lo rằng con cái thua kém bạn bè mình, cuộc chinh phục trái tim của quý phụ huynh không phải điều dễ dàng.

Mất động lực 

Người ta tìm đến Gap Year vì muốn tăng động lực học, chứ đâu ngờ lại tác dụng ngược thế này đâu bạn nhỉ? Nhưng thật sự là có đó! Có một câu nói được lưu truyền qua bao đời thế hệ sinh viên rằng: “nếu như dành quá nhiều thời gian cho các hoạt động bên ngoài trường lớp, bạn sẽ chẳng muốn quay trở về học tập nữa đâu”, thì đối với các bạn sinh viên Gap Year cũng vậy thôi. Nếu như sau năm nghỉ học để chạy dự án và làm các hoạt động khác của bạn diễn ra quá trôi chảy và nhiều kỷ niệm thú vị, bạn có thể cảm thấy muốn dành toàn bộ thời gian còn lại cho chúng thay vì miệt mài nơi giảng đường khô khan.

Sự lựa chọn là của bạn, chỉ có bạn mới biết hướng đi nào tốt nhất cho mình. Cần so sánh hiệu quả của hai con đường và tìm ra lối đi phù hợp nhất với bản thân. Nếu bạn muốn rời xa trường lớp, hãy chắc chắn rằng dự định còn lại của mình có thể đem về cho bạn lợi ích lâu bền. Bởi tấm bằng đại học không phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công, nhưng sẽ là con đường ngắn nhất để đưa bạn về bến đỗ an toàn.

Mai một kiến thức

Hãy tưởng tượng chỉ sau một kỳ hè, bạn quên cách cầm bút, quên kiến thức từ năm cũ. Vậy chuyện gì xảy ra nếu như bạn hoàn toàn thoát ly việc học tập trong vòng một năm? Bạn có thể sẽ gặp nhiều khó khăn khi trở lại việc học trong thời gian đầu tiên đó là điều gần như chắc chắn. Điều này có thể đúng với các bạn theo đuổi khoa học tự nhiên, các môn kinh tế, kỹ thuật, hay bất cứ môn học nào có những lý thuyết và kỹ thuật phức tạp mà bạn không sử dụng chúng ngoài lớp học.

Đánh giá từ nhà tuyển dụng

Đồng ý rằng các thành quả đạt được sau một thời gian Gap Year có thể là dữ liệu nổi bật để đưa vào CV, mang đến màu sắc cá nhân của chính bản thân bạn. Đây là kết quả lý tưởng nhất khi chúng ta hình dung đến hiệu quả thực tế của Gap Year, tuy nhiên, nếu như bạn không đạt được kỳ vọng như mong đợi thì Gap Year sẽ trở thành thời gian vô bổ. Khi bạn đưa chiếc CV đó cho nhà tuyển dụng, họ có thể hỏi ngược lại về tiến độ công việc và cảm thấy rằng bạn chỉ phung phí các cơ hội mà mình có thể nhận được. Cách duy nhất để khắc phục nó là hãy có kế hoạch cụ thể, đi kèm với mục tiêu, mục đích đạt được trong vòng một năm. Hơn nữa, hãy nhờ những người thân quen xem xét để họ có thể đưa ra lời khuyên cho bạn.

Những điều nên cân nhắc trước khi Gap Year

Hãy tưởng tượng bạn đang đi trên một chuyến tàu. Tất cả các toa tàu đầu đang nối đuôi nhau cùng di chuyển trên đường ray dưới sự chuyển động phối hợp nhịp nhành của động cơ và các bánh xe. Chỉ cần một toa tàu bị trục trặc là cả con tàu sẽ bị trật khỏi đường ray và sự cố xảy ra.

Và giờ hãy tiếp tục tưởng tượng người bạn Gap Year của trúng ta là chiếc toa tàu gặp trục trặc đó, còn học tập, công việc và cuộc sống hiện tại của bạn là con tàu. Nếu bạn bỗng nhiên Gap Year và kết quả của nó không như mong đợi, chẳng hạn như bạn vẫn mông lung về mình sau Gap Year, ngoài việc tốn thời gian nó sẽ ảnh hưởng đến bạn rất nhiều.

Do vậy, hãy suy nghĩ thật kỹ và có kế hoạch rõ ràng trước, trong và sau Gap Year để có thể tự làm chủ cuộc sống của mình.

Sau đây là một số điều cần lưu ý trước khi quyết định có nên Gap Year không:

Xác định lý do vì sao bạn muốn Gap Year

Suy nghĩ về chính bản thân mình để tìm ra động lực nào khiến bạn nghĩ đến chuyện Gap Year. Đâu đó trong các nguyên nhân kể trên có thể đến với chính bạn. Dù là gì, hãy nghĩ về nó và gọi tên thật rõ ràng nguyên nhân, sau đó đánh giá xem nó có thực sự đáng để bạn dành ra 6 tháng hay 1 năm cho nó hay không.

Hỏi ý kiến những người mà bạn tin tưởng

Quyết định của bạn sẽ chỉ ảnh hưởng tới bạn hay còn liên quan đến những người khác như gia đình, bạn bè, công ty? Những người đã có kinh nghiệm có thể đưa ra lời khuyên hữu ích trong lúc này.

Vấn đề tài chính trong Gap Year

Bạn đang xem: Gap Year là gì? Nguyên nhân dẫn đến Gap Year

Bạn có đủ tài chính để lo liệu cho mình trong khoảng thời gian Gap Year?

Nếu vẫn còn đi học có thể bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ từ gia đình. Tuy nhiên, đối với những ai đã đi làm và tự lập, đây sẽ là vấn đề quan trọng cần được xem xét. Hãy đảm bảo chắc rằng bạn sẽ không “chết đói” trong khi Gap Year và không bị gánh nặng tài chính biến chuyến nghỉ ngơi lý tưởng này thành một gánh nặng nhân đôi.

Kế hoạch của bạn trong và sau Gap Year 

Một kế hoạch cụ thể giúp tình trạng stress, burnout hay mất định hướng không tái diễn trong Gap Year. Đặt câu hỏi và trả lời:

  • Mục đích của cuộc Gap Year này là gì?
  • Mình sẽ dành thời gian Gap Year này để làm gì?
  • Gap Year trong bao lâu?
  • Gap Year xong mình sẽ làm gì?

Đây là những câu hỏi cơ bản giúp bạn vẽ nên một bản kế hoạch Gap Year. Ngoài ra hãy thêm vào bản kế hoạch những gạch đầu dòng về tài chính, dự trù giải pháp cho tình huống bất ngờ, hay thậm chí là cam kết với chính mình để không bị chệch hướng trong quá trình Gap Year.

Nếu có thể, hãy tìm đến chuyên gia, thầy cô hoặc những người đã từng Gap Year để tham khảo ý kiến và học hỏi kinh nghiệm.

Những điều nên cân nhắc trước khi Gap Year
Những điều nên cân nhắc trước khi Gap Year

Làm thế nào để xây dựng quỹ Gap Year cho riêng mình?

Trước khi chuẩn bị những chuyến đi Gap Year thì bạn cũng sẽ phải lên kế hoạch trước khi thực hiện. Đặc biệt bạn phải chuẩn bị tiền bạc, kinh phí thì mới có thể thực hiện được. Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng đâu, chúng tôi sẽ mách bạn những cách để xây dựng quỹ hiệu quả.

Xin hỗ trợ từ bố mẹ hay người thân

Bạn có thể xin hỗ trợ hay sự giúp đỡ từ bố mẹ về tiền bạc để chi trả cho những chi phí bạn đi Gap Year. Bố mẹ sẽ là người sẵn sàng giúp đỡ bạn bất cứ lúc nào bạn cần. Đặc biệt mục đích của chuyến đi Gap Year hoàn toàn có ý nghĩa nên chắc chắn bố mẹ sẽ ủng hộ vô điều kiện mà hỗ trợ vật chất cho bạn ngay thôi!

Mở tài khoản ngân hàng cá nhân

Nếu như bạn không thể nào tiết kiệm được tiền bạc thì bạn có thể thử cách này. Mở tài khoản cá nhân giúp bạn chi tiêu hợp lý hơn rất nhiều. Vì bạn sẽ không có sẵn tiền mặt trong người để chi tiêu lãng phí. Bạn nên mở một thẻ ngân hàng để tiết kiệm tiền dành riêng cho Gap Year. Có như vậy bạn mới có đủ tiền để dành cho những chuyến đi Gap Year có ý nghĩa.

Vay mượn từ ngân hàng

Nếu như bạn không có tiền để chi tiêu cho chuyến đi thì bạn cũng có thể dùng cách này để có được ngân quỹ cho Gap Year. Đừng quá lo về vấn đề lãi suất của khoản vay vì bạn có thể trả dần theo từng tháng. Bạn hãy xác định được mức lương của mình phù hợp để có khả năng trả tiền ngân hàng nếu không bạn sẽ gặp nguy to đấy.

Ngoài ra bạn nên vay với số tiền chi tiêu vừa phải từ ngân hàng thôi vì nếu như bạn vay nhiều quá cũng sẽ dẫn đến việc tiêu xài lãng phí đến lúc trả nợ cũng rất khổ sở đấy.

Vừa làm vừa đi Gap Year

Đây là một ý tưởng vô cùng tuyệt vời! Và người đầu tiên tiên phong cho phương pháp này không ai khác chính là bác Hồ. Bác tự mình làm việc trên con tàu người Pháp vừa tự học lại được du lịch những địa điểm nổi tiếng thế giới. Sau quá trình Gap Year này Bác học hỏi được rất nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm cho bản thân.

Bạn cũng có thể vừa thực hiện chuyến đi và đi làm thêm cùng lúc. Chỉ cần bạn xin được một công việc phù hợp với khả năng, biết cách quản lý và chi tiêu tiền bạc thì mình nghĩ bạn sẽ không gặp nhiều khó khăn trong khi thực hiện Gap Year đâu.

Bán lại những đồ dùng không cần thiết đi để có tiền đi Gap Year

Nếu như bạn có nhiều đồ dùng không cần sử dụng thì bạn có thể bán đi để lấy tiền thực hiện cho chuyến đi thay vì cứ để nó ở nhà mà không sử dụng. Bạn có thể có được kha khá tiền sau khi bán những đồ dùng này và hãy chi tiêu cho hợp lý nhé!

Đi làm trước tiết kiệm tiền trước khi đi Gap Year

Chắc có lẽ đây sẽ là cách phổ biến mà các bạn sinh viên thường làm để có tiền đi Gap Year. Các bạn thường sẽ lên kế hoạch mình sẽ đi đâu hay làm gì trong 1 năm Gap Year, mình sẽ tiêu tốn khoảng bao nhiêu tiền và mình phải làm công việc gì để kiếm tiền đã. Và các bạn thường chọn những công việc làm thêm để kiếm thêm thu nhập chi trả cho chuyến đi 1 năm Gap Year riêng mình.

********************

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button