Giáo dụcLớp 5

Tả hoạt động của cô giáo trong một tiết học hoặc một buổi học lớp em

Đề bài: Tả hoạt động của cô giáo trong một tiết học hoặc một buổi học lớp em

ta hoat dong cua co giao trong mot tiet hoc hoac mot buoi hoc lop em

Tả hoạt động của cô giáo trong một tiết học hoặc một buổi học lớp em

Bạn đang xem: Tả hoạt động của cô giáo trong một tiết học hoặc một buổi học lớp em

I. Dàn ý Tả hoạt động của cô giáo trong một tiết học hoặc một buổi học lớp em

1. Mở bài

– Giới thiệu về cô giáo lớp em

2. Thân bài

– Miêu tả khái quát về ngoại hình của cô giáo
– Tả hoạt động giảng bài của cô giáo:
+ Khi giới thiệu bài học
+ Khi viết bảng
+ Khi đọc mẫu

– Cách giảng chi tiết, tỉ mỉ cặn kẽ
– Cách quan sát, động viên học sinh học bài
– Cách tổ chức trò chơi
– Hình ảnh cô say sưa giảng bài gợi lên cho em tình cảm gì đặc biệt?

3. Kết bài

– Nêu suy nghĩ của em về cô

 

II. Bài văn mẫu Tả hoạt động của cô giáo trong một tiết học hoặc một buổi học lớp em

Hình ảnh hằn sâu trong tâm trí em mà em sẽ không bao giờ quên được đó là hình ảnh cô giáo giảng bài mỗi ngày trên bục giảng. Những lần đến tiết học của cô là em lại háo hức chờ đợi, đó là cô giáo chủ nhiệm của em – cô Nga.

Cô rất dịu dàng và luôn nhìn học sinh bằng ánh mắt trìu mến. Dáng người của cô cao gầy, nụ cười tươi tắn, mái tóc đen mượt mà xõa dài ngang lưng. Cô ăn mặc rất giản dị, thường đến lớp với những chiếc áo sơ mi công sở cùng quần âu đen, đặc biệt những dịp lễ hoặc đầu tuần cô mang chiếc áo dài thướt tha duyên dáng đầy nữ tính.

Cô bước vào lớp với nụ cười rạng rỡ, sau khi kiểm tra cẩn thận sĩ số lớp, cô bắt đầu bài giảng. Những dòng tên đề bài được viết to rõ nét, từng nét chữ trắng xóa lại dần hiện ra trước mắt chúng em thật đẹp và ấn tượng. Hôm nay, chúng em học bài “Hạt gạo làng ta” của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Cô giới thiệu qua bài học, đọc mẫu rồi lần lượt gọi chúng em lên đọc, giọng đọc của cô dịu dàng, ấm áp truyền cảm lạ lùng. Mỗi lời thơ, mỗi từ ngữ được thốt lên đều thu hút chúng em, cô giảng bài cho chúng em từng li từng tí, cặn kẽ và chi tiết. Cô chỉ cho chúng em vì sao phải trân quý hạt ngọc của trời, vì sao phải thương những người nông dân vất vả. Trong lúc giảng bài, cô luôn nhìn thẳng vào chúng em, ánh mắt rạng ngời khích lệ tinh thần học tập của học sinh. Những lần học sinh phát biểu bài, em thấy được trong ánh mắt cô là niềm vui và sự tự hào. Mọi thắc mắc của chúng em được cô giải đáp rất dễ hiểu, trong giờ học, cô thường kể những câu chuyện liên quan đến bài học ngoài thực tế giúp chúng em nắm bài dễ hơn.

Thỉnh thoảng, từng làn gió lướt qua làm tà áo dài của cô bay thấp thoáng, trông cô như một nàng tiên bước ra từ một câu chuyện cổ tích, mang đến cho chúng em những kiến thức mới mẻ và đầy bổ ích. Một vài giọt mồ hôi lấm tấm trên khuôn mặt rạng ngời của cô khiến em càng thương cô nhiều hơn. Khi chúng em làm bài tập, cô nhẹ nhàng đi qua từng dãy bàn quan sát, nhắc nhở chúng em viết bài hoàn thành bài tập. Sau mỗi bài học, cô thường tổ chức trò chơi để củng cố lại kiến thức, trao những phần quà nhỏ xinh cho những bạn chăm phát biểu bài. Tiết học của cô luôn tràn ngập niềm vui, những điều hấp dẫn thú vị dành cho học sinh.

Cô thường bảo rằng: “Văn học là nhân học” – mỗi bài học đều chứa đựng giá trị sâu sắc về đạo lý sống, về con người, qua mỗi tiết học phải tích lũy được những kiến thức mới trao dồi vốn sống và yêu thương con người nhiều hơn. Mỗi bài giảng của cô đều thấm đẫm sự nhiệt huyết và niềm tin dành cho dành cho chúng em, có lẽ không chỉ mình em mà ai đã từng học với cô đều yêu mến và kính trọng, khâm phục cô.

Dù bây giờ sắp phải xa mái trường, xa cô giáo thân yêu nhưng hình ảnh về người cô ân cần giảng bài với giọng nói ấm áp luôn còn mãi trong em. Nghĩ về cô, em bất giác mỉm cười, có cái gì đó thân thương đến lạ kỳ. Hóa ra, mỗi người thầy bước qua trong đời đều là món quà tuyệt diệu và đáng trân trọng nhất!

————–Hết—————

Bên cạnh bài văn mẫu Tả hoạt động của cô giáo trong một tiết học hoặc một buổi học lớp em, các em cũng có thể tham khảo thêm một số bài văn khác trong tài liệu những bài văn hay lớp 5 như: Tả bố em đang làm vườn, Tả thầy giáo đang giảng bài, Tả hình ảnh một bác nông dân đang cày ruộng, Tả em bé đang tuổi tập đi, tập nói,… để nâng cao hơn nữa kĩ năng viết văn miêu tả hoạt động của người. 

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button