Giáo dụcLớp 6

Em hãy tả lại một tiết học văn

Đề bài: Em hãy tả lại một tiết học văn

em hay ta lai mot tiet hoc van

Em hãy tả lại một tiết học văn

Bạn đang xem: Em hãy tả lại một tiết học văn

I. Dàn ý Tả lại một tiết học văn

1. Mở bài

Giới thiệu về tiết học Văn: Học bài gì? Cảm nhận thế nào về không khí buổi học?

2. Thân bài
* Miêu tả lớp trước khi vào tiết học:
– Thầy cô giáo bước vào lớp.
– Học sinh chào thầy cô.
– Quá trình thầy cô giới thiệu bài học.

* Miêu tả các hình ảnh trong khi học:
– Lớp học tập theo nhóm.
– Các bạn học sinh thi đua học tập…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý  tả lại một tiết học văn tại đây
 

II. Bài văn mẫu Em hãy tả lại một tiết học văn

“Bỗng loè chớp đỏ,
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ,
Một dòng máu tươi!”

Cho đến bây giờ, những lời thơ đau xót ấy vẫn còn vang vọng trong tâm trí tôi. Tuần vừa qua, lớp tôi đều vô cùng ấn tượng với tiết Ngữ văn “Lượm” của cô giáo chủ nhiệm. Tiết học như tái hiện những khoảnh khắc vừa trong trẻo vừa bi hùng của thời kì kháng chiến của dân tộc.

Như mọi ngày, cô Nga bước vào lớp với ánh mắt nghiêm nghị. Chúng tôi đứng nghiêm chào cô sau khi Hoàng lớp trưởng hô lớn. Cô giáo tôi nhìn một vòng chung quanh lớp, ánh mắt cô dừng lại ở Chung “mập”. Lớp lặng im phăng phắc nhưng chúng tôi ai nấy đều lén nhìn xuống chỗ cậu bạn. Thì ra cậu ta còn đang vội đưa vạt áo vào trong quần để đóng thùng. Cô tôi phì cười, chào lớp rồi cho chúng tôi ngồi. Mỗi tiết học, cô giáo lớp tôi đều có những phần khởi động hấp dẫn. Hôm ấy, cô Nga cho chúng tôi chơi “Vượt chướng ngại vật” như trong chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” theo nhóm. Chúng tôi đua nhau trả lời các câu hỏi hàng ngang là những người trẻ tuổi tài giỏi thời xưa hay các đồng chí thiếu niên dũng cảm thời chiến. Cuối cùng, nhóm tôi đã giải được từ khóa cần tìm là “Tuổi trẻ tài cao”. Từ cụm từ ấy, cô Nga đã dẫn chúng tôi đến với bài thơ “Lượm” của nhà thơ Tố Hữu.

Đang trong không khí thi đua khốc liệt, lớp tôi tiếp tục tìm hiểu bài thơ theo nhóm. Chúng tôi được cô hướng dẫn tìm hiểu về tác giả Tố Hữu qua các gợi ý. Chúng tôi nhanh chóng có những ghi chú cho những gợi ý ấy. Khi cô chốt lại những hiểu biết chung về tác giả, lớp tôi im lặng nghe. Cô đã đọc những vần thơ cách mạng rất hào hùng mà không kém phần tha thiết “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ/ Mặt trời chân lí chói qua tim…” Có lẽ, lớp tôi sẽ nhớ mãi giờ đọc thơ ngày hôm đó. Lan Anh của nhóm 1 giả giọng chú bé Lượm “Cháu đi liên lạc/ Vui lắm chú à…” Chúng tôi bật cười vì bạn ấy đọc với giọng rất “thảo mai”. Cô Nga lập tức nhận xét Lan Anh đọc tốt vì thể hiện được vẻ tinh nghịch, hồn nhiên của lời nói nhân vật.

Bước vào phần tìm hiểu nội dung bài thơ, chúng tôi hăng say nghe cô giảng. Qua lời giảng của cô, tôi liên tưởng đến những chú bé mảnh khảnh với gương mặt hài hước nhưng nhanh nhẹn, tháo vát trong mấy bộ phim đen trắng thời xưa. Cô cất giọng trầm ấm kể về công việc của những chú bé liên lạc, về sự hiểm nguy của công việc ấy. Từng dòng phấn trắng cứ thế hiện ra và lấp đầy chiếc bảng xanh. Những gương mặt hào hứng của chúng tôi chỉ hướng về một phía – cô Nga. Mấy chiếc quạt trần cứ đua nhau quay vòng, khẽ phát ra những tiếng vù vù. Thanh âm ấy chẳng thấm vào đâu so với tiếng giảng của cô và tiếng thảo luận của trò lớp tôi. Ngoài trời, dường như gió và chim cũng lặng im nghe chúng tôi học.

Cuối tiết học, cô giáo cho chúng tôi tự tổng kết các nội dung đã học bài hôm đó qua sơ đồ. Các nhóm lại đua nhau “tăng tốc” với 10 câu hỏi nhanh của cô như mọi hôm. Tiết học Lượm ngày hôm đó đã giúp nhóm 2 của tôi vươn lên huy hiệu kim cương. Cô tôi còn giao nhiệm vụ cho ba nhóm là vẽ ba bức tranh khác nhau tương ứng với ba phần của bài thơ. Lớp tôi lại nhao nhao tranh nhau đưa ra ý tưởng về bức tranh mà quên mất phải chào cô.

Tiết học ‘Lượm” là tiết học hào hứng, sôi nổi và cũng có nhiều phút giây xúc động, xót thương. Cô giáo của tôi bảo “tuổi trẻ tài cao”, dù ở lứa tuổi nào chúng ta vẫn có thể làm những việc có ích cho chính mình và cho xã hội. Chúng tôi sẽ mãi ghi nhớ lời cô dạy và nhớ mãi hình ảnh chú bé Lượm tung tăng vượt qua cánh đồng.

———————-HẾT———————–

Bài văn Kể lại một tiết học văn giúp các em rèn luyện khả năng quan sát mà miêu tả không khí lớp học trong một giờ học mà bản thân yêu thích. Bên cạnh đó, các em có thể làm quen với nhiều dạng đề bài khác để có kĩ năng viết bài phong phú như: Tả cảnh trường em, Tả cảnh mùa gặt ở quê em, Tả cảnh biển vào buổi sáng sớm, Tả cảnh đẹp đất nước.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button