Tổng hợp

Đường lưỡi bò là gì? Quan điểm của Việt Nam về đường lưỡi bò

Đường lưỡi bò là gì?

Đưỡng lưỡi bò trong ngôn ngữ của người Trung Quốc thì nó được gọi là đường chín đoạn hay cứu đoạn tuyến. Đây thực chất là đường biên giới ở khu vực biển Đông có hình dạng tương tự như lưỡi bò. Năm 2009, Trung Quốc đã đơn phương đăng tải thông tin này trên bản đồ địa lý Trung Quốc.

Theo đó, đường lưỡi bò bắt đầu từ khu vực Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam sau đó kéo dài xuống khu vực phía Nam, đi qua khi vực biển của Philippin và Malaysia. Điểm kết thúc là ở phía Nam của Đài Loan. Đường lưỡi bò này đã cắt đi phần lớn biển đông thuộc địa phận Việt Nam trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngay khi công bố bản đồ có hình lưỡi bò này, Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối gay gắt của cộng đồng quốc tế bởi vi phạm các quy ước về Biển Đông (DOC). Theo đường lưỡi bò này thì 75% Biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Còn lại 5 nước Brunei, Philippin, Malaysia, Indonesia và Việt Nam chỉ được sở hữu 5% của biển Đông cho mỗi nước.

Đường lưỡi bò là gì?
Đường lưỡi bò là gì?

Đường lưỡi bò có từ khi nào?

Đường lưỡi bò tuy đã xuất hiện từ lâu những chỉ đến năm 2009, khi Trung Quốc đon phương công bố thì nó mới trở thành vấn đề nóng gây tốn nhiều giấy mực thế của giới.

Trong lịch sử, lần đầu tiên đường lưỡi bò được công bố là vào tháng 2/1948. Nó nằm trong phụ lục “Bản đồ vị trí các đảo Nam Hải” của “Bản đồ khu vực hành chính Trung Hoa Dân Quốc”. Lúc này đường lưỡi bò có 11 đoạn. Chúng chỉ là những nét vẽ đứt, không có sơ sở khoa học cũng không có tọa độ địa lý chính xác. Tất cả các ranh giới chỉ do một mình Trung Quốc tự vẽ ra và quy ước. Trong từng thời kì khác nhau, hình dáng của đường này cũng có những thay đổi khác nhau.  Lúc thì 11 đoạn, lúc thì 9 đoạn, khi thì 10 đoạn.

Ý nghĩa của đường lưỡi bò, tranh chấp đường lưỡi bò

Khi Trung Quốc đơn phương đăng tải bản đồ có chứa hình lưỡi bò có nghĩa là chúng muốn tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Biểu hiện của việc muốn gây chiến với Việt Nam. Và một loạt những hành động liên tiếp sau đó cũng đã chứng minh dã tâm này. Vào năm 2014, sự kiện đỉnh điểm thể hiện rõ ý đồ và dã tâm chính là việc Trung Quốc đặt giàn khoan dầu Hải Dương 981 phi pháp trên lãnh thổ Việt Nam và tiến hành khai thác trái phép vào ngày 25/6/2014 . Chính vụ việc này đã đẩy việc tranh chấp lên đến đỉnh cao và buộc các quốc gia khác phải tham gia vào.

Vào ngày 12/7/2016 tại The Hague, Hà Lan, trong vụ kiện đòi chủ quyền đường lưỡi bò, Trung Quốc chính thức thua Philippin thì cụm từ đường lưỡi bò mới chính thức lắng xuống. Trong tài Liên hiệp quốc đã tuân theo quy định trong Phụ lục VII của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 đã bác bỏ những yêu sách vô lý của Trung Quốc. Bởi quốc gia này không chứng minh được cơ sở pháp lý về chủ quyền cùng như tài nguyên và lịch sử đối với vùng đất này.

Nhưng vẫn không chấp nhận phán quyết của Trọng tài Liên hiệp ước quốc tế, Trung Quốc cho rằng những phán quyết đó là vô lý và không có cơ sở khoa học thì chính quyền quốc gia này vẫn không ngừng bỏ qua dã tâm muốn nuốt trọn Việt Nam. Và những tấm bản đồ có đường lưỡi bò không ngừng được Trung Quốc tung ra. Bản đồ có hình lưỡi bò này xuất hiện trên các cuốn sách dạy cho học sinh hàng ngày, in trên áo phông của thương hiệu nổi tiếng, hoặc xuất hiện trên các bộ phim có độ rating cao. Mục đích là để khẳng định chủ quyền tại biển Đông một cách bất chấp cho dù bị chỉ trích hoặc phán xét. Tại Việt Nam, đã có nhiều bộ phim bị cấm lên sóng bởi vấn đề này.

Quan điểm của Việt Nam về đường lưỡi bò

Khi Trung Quốc đơn phương tuyên bố bản đồ có chứa đường lưỡi bò thì Việt Nam đã đứng lên để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đưa ra được những bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với địa phận lãnh thổ này.

Quan điểm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa này cũng được thể hiện trong nhiều văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà Nước. Những văn bản đó cụ thể là Chỉ thị 20-CT/TƯ ngày 22- 9-1997 của Bộ Chính trị (Khóa VIII), Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa X) hay nghị quyết 03/NĐ-TW ngày 6/5/1993 của Bộ Chính trị khóa VII.

Đảng Cộng Sản Việt Nam đã khẳng định rằng biển đảo là một trong những bộ phận tối quan trọng, không thể tách rời với lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Biển đảo đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bỏ vệ đất nước. Chính vì vậy, bảo vệ chủ quyền biển đảo là nhiệm vụ quan trọng không của riêng ai. Nó là nhiệm vụ mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải chấp hành.

Với những tranh chấp trên chủ quyền biển Đông, Việt Nam luôn tôn trọng nguyên trạng, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Luôn chủ trương giải quyết những vấn đề mẫu thuẫn bằng thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Đặc biệt, Việt Nam luôn tuân thủ theo công ước về luật Biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc, tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Chính vì vậy, Đảng luôn có chủ trương tìm kiếm những giải pháp hữu ích lâu dài nhằm đá ứng những lợi ích chính đáng của các bên liên quan. Từ đó tiến tới xây dựng khu vực Biển Đông thành vùng  biển hòa bình, hợp tác và cùng phát triển.

Quan điểm của Việt Nam về đường lưỡi bò
Quan điểm của Việt Nam về đường lưỡi bò

Trung Quốc đưa ‘đường lưỡi bò’ vào phim ảnh, nghệ thuật

Trung Quốc nhiều lần đưa bản đồ có ‘đường lưỡi bò’ (chín đoạn) phi pháp vào phim ảnh, tranh vẽ để tuyên truyền xuyên tạc về chủ quyền lãnh thổ.

Trong nhiều năm qua, Trung Quốc gài cắm hình ảnh “đường lưỡi bò” và những chi tiết khẳng định chủ quyền sai lệch vào phim ảnh, tranh vẽ… Một số tác phẩm được tổ chức quốc tế lớn phát hành hoặc chiếu rạp phổ biến. Điều này cần lên án mạnh mẽ.

Bản đồ hải dương học Trung Quốc có “đường lưỡi bò”

Đây là sự việc gần nhất, xảy ra trong tháng 6. Bản đồ hải dương học Trung Quốc của họa sĩ Feifei Ruan liệt kê 35 loài sinh vật biển nhưng một nửa đang sống tại vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Tác giả thêm đường chín đoạn (lưỡi bò) để biến chúng thành sinh vật thuộc địa phận Trung Quốc.

Bản đồ này được đăng trên tài khoản Behance của họa sĩ minh họa Feifei Ruan. Behance là mạng xã hội lớn về tranh minh họa nên hình ảnh có thể được phát tán rộng. Feifei Ruan phải gỡ ảnh vào ngày 25-6 sau khi nhận được vài trăm bình luận phản đối và báo cáo vi phạm.

Đáng chú ý, đây không phải bản đồ lưu hành trong nội bộ Trung Quốc mà là do Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên WWF phát hành nhân Ngày đại dương thế giới 2020 (ngày 8-6). Trên các tấm bản đồ đều có logo của WWF.

Lợi dụng COVID-19, vẽ tranh cổ động có “đường lưỡi bò”

Hồi tháng 3, Đại sứ quán Trung Quốc tại Ý đăng lên Facebook và Twitter bức tranh hai nhân viên y tế Trung Quốc và Ý cùng nâng bản đồ hai nước, thể hiện ý đồ tri ân và giúp đỡ lẫn nhau vượt qua COVID-19. Phần bản đồ Trung Quốc trong tranh lại đính thêm đường lưỡi bò.

Hình ảnh này bị cư dân mạng Việt Nam phản đối dữ dội, yêu cầu Trung Quốc “ngừng nói dối” và gỡ hình ảnh bản đồ có “đường lưỡi bò” phi pháp. Nhiều người để lại bình luận khẳng định “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” và lên án hành động của Đại sứ quán Trung Quốc.

Sau đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định Việt Nam không công nhận bất kỳ yêu sách biển nào của Trung Quốc dựa trên cái gọi là “đường chín đoạn” phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông.

“Đường lưỡi bò” trong phim hoạt hình Everest – Người tuyết bé nhỏ

Tháng 10-2019, phim hoạt hình Everest – Người tuyết bé nhỏ (Abominable) bị rút khỏi các rạp chiếu Việt Nam sau khi bị cư dân mạng lên án gay gắt vì tấm bản đồ có “đường lưỡi bò” trong một cảnh phim.

Phim do Hãng DreamWorks (Mỹ) hợp tác sản xuất với Công ty Pearl của Trung Quốc. Khi rút phim khỏi rạp, nhà phát hành CGV lấy lý do phim đã chiếu hai tuần, ít khán giả nên ngừng khai thác. Sau đó, CGV đã bị phạt 170 triệu đồng và phải tiêu hủy bản phim (các file phim kỹ thuật số đã nhập, các tài liệu quảng cáo phim).

Bộ Văn hóa – thể thao và du lịch cũng cho thôi chức bà Nguyễn Thị Thu Hà, quyền cục trưởng Cục Điện ảnh sau sự cố này.

Everest – Người tuyết bé nhỏ là điển hình của việc Trung Quốc gài cắm “đường lưỡi bò” phi pháp trong sản phẩm nghệ thuật dành cho thiếu nhi. Bộ phim cũng bị các quốc gia Đông Nam Á phản đối dữ dội: Philippines kêu gọi tẩy chay toàn cầu đối với hãng DreamWorks, Malaysia cấm phát hành bộ phim.

Điệp vụ Biển Đỏ và tranh cãi biển đảo

Tháng 3-2018, phim Trung Quốc Điệp vụ Biển Đỏ cũng bị rút khỏi rạp Việt Nam do tranh cãi về hai phút cuối phim. Đó là cảnh đoàn tàu chiến Trung Quốc bao vây một chiếc tàu nước ngoài và phát loa thông báo: “Chú ý, đây là hải quân Trung Quốc. Quý vị sắp tiến vào lãnh hải Trung Quốc, xin hãy đi ngay”.

2 phút phim này bị cho là hoàn toàn không ăn nhập với nội dung phim nhưng lại được gài cắm vào với ý đồ riêng.

Bên cạnh đó, Điệp vụ Biển Đỏ cũng được Bộ Quốc phòng Trung Quốc khen ngợi và tuyên truyền. Phần giới thiệu về bộ phim từ trang web Bộ Quốc phòng Trung Quốc bị tiến sĩ Trần Công Trục, cựu trưởng Ban biên giới Chính phủ, cho là “sự xuyên tạc chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa và chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông”.

Sau sự việc, Cục Điện ảnh cho biết sẽ rút kinh nghiệm.

Trung Quốc đưa 'đường lưỡi bò' vào phim ảnh, nghệ thuật
Trung Quốc đưa ‘đường lưỡi bò’ vào phim ảnh, nghệ thuật

Nghệ sĩ Trần Lương yêu cầu nhà tổ chức Trung Quốc “cắt đường lưỡi bò”

Tháng 11-2019, nghệ sĩ Trần Lương tham gia Polyphony: Southeast Asia – triển lãm nghệ thuật đương đại quy mô lớn đầu tiên của các nghệ sĩ Đông Nam Á tại Trung Quốc. Anh phát hiện hình minh họa khu vực Đông Nam Á trên poster và tài liệu của triển lãm có hình lưỡi bò.

Ngay lập tức, Trần Lương thông báo cho các nghệ sĩ chủ chốt ở các nước Đông Nam Á để kêu gọi cùng tẩy chay triển lãm nếu ban tổ chức giữ nguyên poster và tài liệu có hình vẽ này. Hành động của anh khiến ban tổ chức phải chấp thuận cắt bỏ hình “đường lưỡi bò”.

********************

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Bạn đang xem: Đường lưỡi bò là gì? Quan điểm của Việt Nam về đường lưỡi bò

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button