Giáo dục

Dựng nước đi đôi với giữ nước có ý nghĩa gì đôi với nước ta

Trong “hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam”, tư tưởng Hồ Chí Minh về “dựng nước phải đi đôi với giữ nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội phải gắn liền với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” giữ vị trí trụ cột của toàn hệ thống, đã trở thành hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng của Cách mạng Việt Nam. Vậy câu dựng nước đi đôi với  giữ  nước có ý nghĩa gì đôi với nước ta? Xin mời các bạn cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết sau đây!

Nguồn gốc câu nói dựng nước đi đôi với  giữ nước

Sáng ngày 19-9-1954, nói chuyện với các cán bộ Đại đoàn 308 ở Đền Hùng (Phú Thọ), Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: bộ đội ta tuy đánh giặc giỏi, nhưng phải được lòng dân, được nhân dân tin cậy mới là quan trọng,… và Người nói: “Bác cháu ta gặp nhau ở đây tuy tình cờ nhưng lại rất có ý nghĩa. Ngày xưa, các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Đây là sự ghi nhận về công lao to lớn dựng nước và giữ nước của Tổ tiên, dân tộc; là sự nhắc nhở trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta về sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc; thể hiện sự kế thừa và phát triển tư tưởng chỉ đạo chiến lược đặc sắc, một bài học kinh nghiệm quý báu, đã trở thành quy luật của dân tộc ta – “Dựng nước đi đôi với giữ nước”.

Lời căn dặn của Bác, không chỉ là lời giáo huấn cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 308, mà còn là Mệnh lệnh của Lãnh tụ tối cao, “Người cha thân yêu của lực lượng vũ trang nhân dân” với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.

Bài viết sớm nhất mang tính tường thuật lại sự việc này được đăng trong tờ báo “Lập công” của Đại đoàn, số ra ngày 25 tháng 9 năm 1954, đã viết:

 “… Ngày xưa, các vua Hùng dựng nước, nay Bác cháu ta là những người giành lại đất nước, trải qua bao nhiêu thời đại đấu tranh, ông cha ta mới giữ được Thủ đô. Tám chín năm nay, do quân dân ta kiên quyết kháng chiến nên mới có thắng lợi trở về Hà Nội. Vì thế, các chú được Trung ương và Chính phủ giao cho nhiệm vụ tiếp quản Thủ đô là được nhận một vinh dự rất lớn…” 

Bài viết có tiêu đề: Nhân ngày giỗ Tổ Vua Hùng mồng 10 tháng 3 Âm lịch”. Trong đó, Đồng chí Phạm Văn Đồng đã trích dẫn lời căn dặn của Bác tại Đền Hùng thành một típ đề lớn viết:

LỜI HỒ CHỦ TỊCH

“Các vua Hùng đã có công dựng nước

Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Ý nghĩa thực hiện lời dặn của Bác Hồ “dựng nước đi đôi với giữ nước”

Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã khẳng định một chân lý: Dựng nước phải đi đôi với giữ nước. Chân lý đó đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc, đồng thời là một quy luật nội tại của quá trình xây dựng và phát triển bền vững đất nước. Ngay sau chiến thắng Ðiện Biên Phủ, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Tại Ðền thờ các Vua Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ân cần căn dặn cán bộ, chiến sĩ Ðại đoàn 308 trước khi về tiếp quản Thủ đô: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Ðây là tư tưởng chỉ đạo rất quan trọng của Bác với quân và dân ta.
Thực tiễn lịch sử cho thấy: thời đại nào gắn chặt dựng nước đi đôi với lo giữ nước, xây dựng đất nước theo quan điểm dân giàu, nước mạnh, quốc phú, binh cường, thì độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ được giữ vững; thời đại nào không gắn chặt giữa dựng và giữ nước, không lo giữ nước từ lúc nước chưa nguy, để nước nghèo, dân đói, xã hội lạc hậu, quốc phòng và an ninh không được củng cố, nội bộ mâu thuẫn, sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi để kẻ thù tiến công.
Bài học kết hợp chặt chẽ dựng nước đi đôi với lo giữ nước trong lịch sử dân tộc được Ðảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát triển lên một bước mới, thành tư tưởng chỉ đạo chiến lược, kết hợp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc được tiến hành trong cả hòa bình cũng như khi đất nước có chiến tranh. Ngay sau khi đất nước vừa giành được độc lập tháng 9-1945, Ðảng ta và Hồ Chủ Tịch đã kêu gọi toàn dân hăng hái lao động sản xuất, chăm lo xây dựng và củng cố quốc phòng. Do đó, đất nước đã nhanh chóng vượt qua nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử năm 1945, hệ thống chính quyền từ Trung ương đến địa phương được củng cố, lực lượng vũ trang ngày càng trưởng thành. Tạo nền tảng quan trọng để quân và dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ đất nước. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Ðảng ta và Bác Hồ chủ trương: Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, vừa chặn đánh làm chậm tốc độ tiến công của kẻ thù ở phía Nam đất  nước, vừa xây dựng tiềm lực và chuẩn bị hậu phương kháng chiến. Mục tiêu chiến lược của cách mạng lúc này là phải diệt cho được cả ba loại giặc: Giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm.
Vận dụng thành công bài học kết hợp dựng và giữ nước trong lịch sử, Ðảng ta và Bác Hồ đã phát huy được sức mạnh toàn dân, sự ủng hộ và giúp đỡ của quốc tế, đánh thắng thực dân Pháp xâm lược giải phóng Tổ quốc. Bước vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, tư tưởng chỉ đạo dựng nước đi đôi với lo giữ nước lại được Ðảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát triển lên một bước cao hơn thành hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội và giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Trong đó, Bác xác định rõ: “Xây dựng miền Bắc là cái nền, cái gốc để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”. Nhờ có tư tưởng, đường lối và nhiệm vụ chiến lược đúng đắn của Ðảng, quân và dân ta đã xây dựng miền Bắc vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Tiềm lực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, quốc phòng và an ninh ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Quân đội và công an được xây dựng chính quy, có trang bị ngày càng hiện đại, các công trình quốc phòng được xây dựng và củng cố, tạo sức mạnh bảo vệ miền Bắc và giải phóng miền Nam… Có sự chi viện to lớn của nhân dân miền Bắc, sự ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế, quân và dân ta đã đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Thắng lợi của cách mạng Việt Nam là thắng lợi của hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi, cả nước đi lên CNXH và bước vào công cuộc đổi mới, phát triển; bài học dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc, cùng với những chỉ bảo sâu sắc của Bác, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN tiếp tục được Ðảng ta phát triển lên một tầm cao mới. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm 1991 chỉ rõ: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, nhân dân ta luôn luôn nâng cao cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Tổ quốc và các thành quả cách mạng”. Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương khóa IX của Ðảng ra Nghị quyết chuyên đề về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, tiếp tục khẳng định quan điểm kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Thực tiễn lịch sử cho thấy: thời đại nào gắn chặt dựng nước đi đôi với lo giữ nước, xây dựng đất nước theo quan điểm dân giàu, nước mạnh, quốc phú, binh cường, thì độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ được giữ vững; thời đại nào không gắn chặt giữa dựng và giữ nước, không lo giữ nước từ lúc nước chưa nguy, để nước nghèo, dân đói, xã hội lạc hậu, quốc phòng và an ninh không được củng cố, nội bộ mâu thuẫn, sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi để kẻ thù tiến công.

Thực hiện lời dạy của Bác trong xã hội hiện đại

Ngày nay quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước thể hiện trong hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Dưới ánh sáng đường lối đổi mới, nhân dân ta đang ra sức xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Đó chính là thực hiện tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong những chặng đường phát triển của dân tộc, của cách mạng Việt Nam, chúng ta vẫn đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp, không thể coi thường bất cứ thách thức nào. Ðặc biệt tình hình Biển Ðông nhiều năm qua và trong thời gian gần đây đang đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, an ninh của đất nước và của khu vực, thế giới.
Trước những diễn biến khó lường của tình hình Biển Ðông vừa qua, chúng ta càng thấy thấm thía hơn lời dạy của Người “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” vẫn vẹn nguyên tính thời sự nóng hổi về bài học dựng nước đi đôi với giữ nước, bài học về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân để giữ vững toàn vẹn non sông mà tiền nhân đã dày công gây dựng.
Trích Câu trả lời của tác giả Mai Văn Khoái – Phòng TKTP & CNTT trong Cuộc thi với chủ đề “Bác Hồ trong trái tim tôi”,câu hỏi:
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta hãy cùng nhau giữ lấy nước”, đồng chí (anh, chị) cần phải làm gì để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc như lời Bác Hồ dạy. Trả lời:
” Bước vào thời kỳ chiến lược mới trong bối cảnh thế giới đang thay đổi rất nhanh, phức tạp và khó lường, Đất nước ta đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. Toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức thể hiện những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen, phức tạp. Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ đã làm gia tăng các tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao và làm phát sinh một số phương thức, thủ đoạn mới. Những vấn đề trên đặt ra nhiều yêu cầu mới trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi mỗi người dân đặc biệt là thế hệ trẻ cần nhận thức rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với sự phát triển của đất nước và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Thế nhưng hiện nay, nhiều giới trẻ không nhận thức được điều đó. Vì thiếu chín chắn, bồng bột trong suy nghĩ và hành động, đặc biệt trong tiếp thu, học hỏi cái mới nên dễ dàng tiếp nhận thiếu chọn lọc văn hóa không phù hợp với chuẩn mực xã hội, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đi ra đường thấy bạn bị đánh đập thì đứng ngoài cỗ vũ, quay phim,… Lối sống thực dụng, ích kỉ, thờ ơ, vô cảm, vô trách nhiệm, thiếu nhiệt tình và niềm tin đang Cuộc thi với chủ đề “Bác Hồ trong trái tim tôi” Mai Văn Khoái – Phòng TKTP & CNTT Trang 3 là một căn bệnh của thế giới hiện đại. Bên cạnh đó, một số sinh viên mới ra trường, chưa có việc làm dễ bị lôi kéo, lợi dụng tham gia các tổ chức phản động, tuyên truyền chống phá Nhà nước. Một số do yếu kém về nhận thức chính trị hoặc lập trường tư tưởng không vững vàng nên dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng kích động, mua chuộc, dụ dỗ tham gia biểu tình, gây rối trật tự công cộng. Bề ngoài các cuộc biểu tình có hình thức ủng hộ những vấn đề chính trị của Đất nước như vấn đề biển đông, vấn đề dân tộc, tôn giáo,… nhưng thực chất các thế lực thù địch lợi dụng để kích động gây rối trật tự, chống phá chính quyền. Ngoài ra, thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Blog, Twist,… các thế lực thù địch không ngừng lợi dụng để tuyên truyền, tác động nhằm thay đổi nhận thức, hệ tư tưởng giới trẻ, đặc biệt là tầng lớp sinh viên, trụ cột của Đất nước, thúc đẩy diễn biến hoà bình. Chúng còn cho du nhập những văn hóa lai căng, làm lệch lạc lối sống sinh viên, dần dần để họ đánh mất các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc để tác động tới sinh viên, khuyến khích lối sống thục dụng, hưởng thụ, tự do vô tổ chức. Diễn biến hòa bình làm phai nhạt lí tưởng cách mạng của sinh viên, lòng tin của họ vào Đảng, vào chủ nghĩa xã hội dần giảm sút, gây ảnh hưởng cho việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.”

Video về dựng nước đi đôi với giữ nước có ý nghĩa gì đôi với nước ta

Kết luận

Phấn đấu học tập, làm việc thực hiện đúng, đầy đủ, sáng tạo và phù hợp lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là công cuộc sứ mệnh của toàn dân tộc Việt Nam.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

về dựng nước đi đôi với giữ nước có ý nghĩa gì đôi với nước ta

Trong “hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam”, tư tưởng Hồ Chí Minh về “dựng nước phải đi đôi với giữ nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội phải gắn liền với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” giữ vị trí trụ cột của toàn hệ thống, đã trở thành hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng của Cách mạng Việt Nam. Vậy câu dựng nước đi đôi với  giữ  nước có ý nghĩa gì đôi với nước ta? Xin mời các bạn cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết sau đây! Nguồn gốc câu nói dựng nước đi đôi với  giữ nước Sáng ngày 19-9-1954, nói chuyện với các cán bộ Đại đoàn 308 ở Đền Hùng (Phú Thọ), Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: bộ đội ta tuy đánh giặc giỏi, nhưng phải được lòng dân, được nhân dân tin cậy mới là quan trọng,… và Người nói: “Bác cháu ta gặp nhau ở đây tuy tình cờ nhưng lại rất có ý nghĩa. Ngày xưa, các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Đây là sự ghi nhận về công lao to lớn dựng nước và giữ nước của Tổ tiên, dân tộc; là sự nhắc nhở trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta về sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc; thể hiện sự kế thừa và phát triển tư tưởng chỉ đạo chiến lược đặc sắc, một bài học kinh nghiệm quý báu, đã trở thành quy luật của dân tộc ta – “Dựng nước đi đôi với giữ nước”. Lời căn dặn của Bác, không chỉ là lời giáo huấn cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 308, mà còn là Mệnh lệnh của Lãnh tụ tối cao, “Người cha thân yêu của lực lượng vũ trang nhân dân” với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Bài viết sớm nhất mang tính tường thuật lại sự việc này được đăng trong tờ báo “Lập công” của Đại đoàn, số ra ngày 25 tháng 9 năm 1954, đã viết:  “… Ngày xưa, các vua Hùng dựng nước, nay Bác cháu ta là những người giành lại đất nước, trải qua bao nhiêu thời đại đấu tranh, ông cha ta mới giữ được Thủ đô. Tám chín năm nay, do quân dân ta kiên quyết kháng chiến nên mới có thắng lợi trở về Hà Nội. Vì thế, các chú được Trung ương và Chính phủ giao cho nhiệm vụ tiếp quản Thủ đô là được nhận một vinh dự rất lớn…”  Bài viết có tiêu đề: “Nhân ngày giỗ Tổ Vua Hùng mồng 10 tháng 3 Âm lịch”. Trong đó, Đồng chí Phạm Văn Đồng đã trích dẫn lời căn dặn của Bác tại Đền Hùng thành một típ đề lớn viết: LỜI HỒ CHỦ TỊCH “Các vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Ý nghĩa thực hiện lời dặn của Bác Hồ “dựng nước đi đôi với giữ nước” Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã khẳng định một chân lý: Dựng nước phải đi đôi với giữ nước. Chân lý đó đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc, đồng thời là một quy luật nội tại của quá trình xây dựng và phát triển bền vững đất nước. Ngay sau chiến thắng Ðiện Biên Phủ, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Tại Ðền thờ các Vua Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ân cần căn dặn cán bộ, chiến sĩ Ðại đoàn 308 trước khi về tiếp quản Thủ đô: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Ðây là tư tưởng chỉ đạo rất quan trọng của Bác với quân và dân ta. Thực tiễn lịch sử cho thấy: thời đại nào gắn chặt dựng nước đi đôi với lo giữ nước, xây dựng đất nước theo quan điểm dân giàu, nước mạnh, quốc phú, binh cường, thì độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ được giữ vững; thời đại nào không gắn chặt giữa dựng và giữ nước, không lo giữ nước từ lúc nước chưa nguy, để nước nghèo, dân đói, xã hội lạc hậu, quốc phòng và an ninh không được củng cố, nội bộ mâu thuẫn, sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi để kẻ thù tiến công. Bài học kết hợp chặt chẽ dựng nước đi đôi với lo giữ nước trong lịch sử dân tộc được Ðảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát triển lên một bước mới, thành tư tưởng chỉ đạo chiến lược, kết hợp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc được tiến hành trong cả hòa bình cũng như khi đất nước có chiến tranh. Ngay sau khi đất nước vừa giành được độc lập tháng 9-1945, Ðảng ta và Hồ Chủ Tịch đã kêu gọi toàn dân hăng hái lao động sản xuất, chăm lo xây dựng và củng cố quốc phòng. Do đó, đất nước đã nhanh chóng vượt qua nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử năm 1945, hệ thống chính quyền từ Trung ương đến địa phương được củng cố, lực lượng vũ trang ngày càng trưởng thành. Tạo nền tảng quan trọng để quân và dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ đất nước. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Ðảng ta và Bác Hồ chủ trương: Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, vừa chặn đánh làm chậm tốc độ tiến công của kẻ thù ở phía Nam đất  nước, vừa xây dựng tiềm lực và chuẩn bị hậu phương kháng chiến. Mục tiêu chiến lược của cách mạng lúc này là phải diệt cho được cả ba loại giặc: Giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Vận dụng thành công bài học kết hợp dựng và giữ nước trong lịch sử, Ðảng ta và Bác Hồ đã phát huy được sức mạnh toàn dân, sự ủng hộ và giúp đỡ của quốc tế, đánh thắng thực dân Pháp xâm lược giải phóng Tổ quốc. Bước vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, tư tưởng chỉ đạo dựng nước đi đôi với lo giữ nước lại được Ðảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát triển lên một bước cao hơn thành hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội và giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Trong đó, Bác xác định rõ: “Xây dựng miền Bắc là cái nền, cái gốc để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”. Nhờ có tư tưởng, đường lối và nhiệm vụ chiến lược đúng đắn của Ðảng, quân và dân ta đã xây dựng miền Bắc vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Tiềm lực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, quốc phòng và an ninh ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Quân đội và công an được xây dựng chính quy, có trang bị ngày càng hiện đại, các công trình quốc phòng được xây dựng và củng cố, tạo sức mạnh bảo vệ miền Bắc và giải phóng miền Nam… Có sự chi viện to lớn của nhân dân miền Bắc, sự ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế, quân và dân ta đã đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam là thắng lợi của hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi, cả nước đi lên CNXH và bước vào công cuộc đổi mới, phát triển; bài học dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc, cùng với những chỉ bảo sâu sắc của Bác, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN tiếp tục được Ðảng ta phát triển lên một tầm cao mới. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm 1991 chỉ rõ: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, nhân dân ta luôn luôn nâng cao cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Tổ quốc và các thành quả cách mạng”. Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương khóa IX của Ðảng ra Nghị quyết chuyên đề về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, tiếp tục khẳng định quan điểm kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Thực tiễn lịch sử cho thấy: thời đại nào gắn chặt dựng nước đi đôi với lo giữ nước, xây dựng đất nước theo quan điểm dân giàu, nước mạnh, quốc phú, binh cường, thì độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ được giữ vững; thời đại nào không gắn chặt giữa dựng và giữ nước, không lo giữ nước từ lúc nước chưa nguy, để nước nghèo, dân đói, xã hội lạc hậu, quốc phòng và an ninh không được củng cố, nội bộ mâu thuẫn, sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi để kẻ thù tiến công. Thực hiện lời dạy của Bác trong xã hội hiện đại Ngày nay quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước thể hiện trong hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Dưới ánh sáng đường lối đổi mới, nhân dân ta đang ra sức xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Đó chính là thực hiện tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong những chặng đường phát triển của dân tộc, của cách mạng Việt Nam, chúng ta vẫn đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp, không thể coi thường bất cứ thách thức nào. Ðặc biệt tình hình Biển Ðông nhiều năm qua và trong thời gian gần đây đang đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, an ninh của đất nước và của khu vực, thế giới. Trước những diễn biến khó lường của tình hình Biển Ðông vừa qua, chúng ta càng thấy thấm thía hơn lời dạy của Người “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” vẫn vẹn nguyên tính thời sự nóng hổi về bài học dựng nước đi đôi với giữ nước, bài học về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân để giữ vững toàn vẹn non sông mà tiền nhân đã dày công gây dựng. Trích Câu trả lời của tác giả Mai Văn Khoái – Phòng TKTP & CNTT trong Cuộc thi với chủ đề “Bác Hồ trong trái tim tôi”,câu hỏi: Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta hãy cùng nhau giữ lấy nước”, đồng chí (anh, chị) cần phải làm gì để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc như lời Bác Hồ dạy. Trả lời: ” Bước vào thời kỳ chiến lược mới trong bối cảnh thế giới đang thay đổi rất nhanh, phức tạp và khó lường, Đất nước ta đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. Toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức thể hiện những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen, phức tạp. Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ đã làm gia tăng các tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao và làm phát sinh một số phương thức, thủ đoạn mới. Những vấn đề trên đặt ra nhiều yêu cầu mới trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi mỗi người dân đặc biệt là thế hệ trẻ cần nhận thức rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với sự phát triển của đất nước và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Thế nhưng hiện nay, nhiều giới trẻ không nhận thức được điều đó. Vì thiếu chín chắn, bồng bột trong suy nghĩ và hành động, đặc biệt trong tiếp thu, học hỏi cái mới nên dễ dàng tiếp nhận thiếu chọn lọc văn hóa không phù hợp với chuẩn mực xã hội, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đi ra đường thấy bạn bị đánh đập thì đứng ngoài cỗ vũ, quay phim,… Lối sống thực dụng, ích kỉ, thờ ơ, vô cảm, vô trách nhiệm, thiếu nhiệt tình và niềm tin đang Cuộc thi với chủ đề “Bác Hồ trong trái tim tôi” Mai Văn Khoái – Phòng TKTP & CNTT Trang 3 là một căn bệnh của thế giới hiện đại. Bên cạnh đó, một số sinh viên mới ra trường, chưa có việc làm dễ bị lôi kéo, lợi dụng tham gia các tổ chức phản động, tuyên truyền chống phá Nhà nước. Một số do yếu kém về nhận thức chính trị hoặc lập trường tư tưởng không vững vàng nên dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng kích động, mua chuộc, dụ dỗ tham gia biểu tình, gây rối trật tự công cộng. Bề ngoài các cuộc biểu tình có hình thức ủng hộ những vấn đề chính trị của Đất nước như vấn đề biển đông, vấn đề dân tộc, tôn giáo,… nhưng thực chất các thế lực thù địch lợi dụng để kích động gây rối trật tự, chống phá chính quyền. Ngoài ra, thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Blog, Twist,… các thế lực thù địch không ngừng lợi dụng để tuyên truyền, tác động nhằm thay đổi nhận thức, hệ tư tưởng giới trẻ, đặc biệt là tầng lớp sinh viên, trụ cột của Đất nước, thúc đẩy diễn biến hoà bình. Chúng còn cho du nhập những văn hóa lai căng, làm lệch lạc lối sống sinh viên, dần dần để họ đánh mất các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc để tác động tới sinh viên, khuyến khích lối sống thục dụng, hưởng thụ, tự do vô tổ chức. Diễn biến hòa bình làm phai nhạt lí tưởng cách mạng của sinh viên, lòng tin của họ vào Đảng, vào chủ nghĩa xã hội dần giảm sút, gây ảnh hưởng cho việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.” Video về dựng nước đi đôi với giữ nước có ý nghĩa gì đôi với nước ta Kết luận Phấn đấu học tập, làm việc thực hiện đúng, đầy đủ, sáng tạo và phù hợp lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là công cuộc sứ mệnh của toàn dân tộc Việt Nam.

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button