[Văn mẫu 6] Đóng vai người chứng kiến câu truyện kể lại truyện Lợn cưới áo mới bằng những lời văn mới mẻ và hấp dẫn để các em tham khảo
Đóng vai người hàng xóm kể lại truyện Lợn cưới áo mới – Đọc tài liệu sưu tầm những bài văn mẫu có văn phong kể chuyện hóm hỉnh, mới mẻ để chia sẻ đến các em. Đây cũng là một dạng đề sáng tạo giúp các em tăng khả năng tư duy cũng như cách dùng câu văn sao cho phù hợp nhất khi viết bài.
——–
Đóng vai người hàng xóm kể lại truyện Lợn cưới áo mới
Bài văn được đánh giá cao kể lại truyện Lợn cưới áo mới bằng ngôi thứ ba
Hàng xóm nhà tôi là một anh chàng kì quặc! Tính anh ta chẳng khác trẻ con là mấy, đặc biệt cái tính hay khoe của.
Hôm ấy, tôi đi vớt bèo dưới ao làng. Trời vừa sáng, tôi cắp thúng ra ao, vừa đến nơi đã thấy anh hàng xóm đứng ngó nghiêng ở ngã ba cạnh bờ ao. Anh ta mặc một chiếc áo mới màu nâu sậm. Chà! Lại sắp khoe rồi đây! Để tránh rắc rối, tôi phải đi đường vòng để tránh gặp. Vớt bèo dưới ao, thỉnh thoảng ngẩng lên, tôi vẫn thấy anh ta đứng đó ngó nghiêng. “Đến chỗ anh ta rồi – Tôi thầm nghĩ – Có lẽ sáng này không ai đi đâu ra khỏi làng”. Mãi đến chiều mới thấy một người hớt hải chạy đến. Anh ta hỏi anh hàng xóm của tôi:
– Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua không?
Tôi suýt bật cười! Trời ơi, lại thêm một anh khoe của nữa! May sao tôi nén được để chờ nghe câu trả lời của người hàng xóm. Anh hàng xóm của tôi trả lời rành rọt từng tiếng một:
– Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!
Đến đây, tôi bật cười thành tiếng. Hai anh chàng hợm của quay ra nhìn tôi đỏ mặt.
Tính khoe của có thể biến con người thành những kẻ lố bịch, hợm hĩnh, trở thành đối tượng cho mọi người cười chê như vậy. Bời thế, sống ở đâu phải biết khiêm nhường. Huống chi, của cải chưa phải là điều quan trọng thể hiện giá trị con người. Từ câu chuyện về những anh chàng hay khoe của, tôi luôn tự nhủ mình như thế.
Gợi ý thêm cho bạn: Phát biểu cảm nghĩ truyện Lợn cưới áo mới
Bài văn mẫu trong vai người hàng xóm kể lại truyện Lợn cưới áo mới ngắn gọn
Các cụ ta có câu: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”. Nhưng tôi xin thề là có tặng thêm vàng bạc, châu báu thế nào tôi cũng không thể bầu bạn chứ đừng nói đến chuyện “mua” anh hàng xóm nhà tôi! Anh ta chẳng những là một anh chàng kì quặc mà còn trẻ con đến lố bịch, nhất là cái tính hay khoe của.
Hôm ấy, tôi đi chặt tre để làm đôi quang gánh. Trời vừa sáng, tôi mang dao ra rặng tre đầu làng. Vừa đến nơi đã thấy anh hàng xóm đứng ngó nghiêng ở ngã ba cạnh bờ ao. Anh ta mặc một chiếc áo mới màu nâu sậm. Chà! Lại sắp khoe rồi đây! Để tránh rắc rối, tôi phải đi đường vòng để tránh gặp. Hì hụi chặt tre rồi pha, vót…, trời đã đứng bóng mà thỉnh thoảng ngó sang, tôi vẫn thấy anh ta đứng đó ngó nghiêng. “Đen cho anh ta rồi – Tôi thầm nghĩ – Có lẽ sáng này không ai đi đâu ra khỏi làng”. Mãi đến chiều mới thấy một người hớt hải chạy đến. Anh ta hỏi anh hàng xóm của tôi:
Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua không?
Tôi suýt bật cười! Trời ơi, lại thêm một anh khoe của nữa! May sao tôi nén được để chờ nghe câu trả lời của người hàng xóm. Anh hàng xóm của tôi trả lời rành rọt từng tiếng một:
Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!
Đến đây, tôi bật cười thành tiếng. Hai anh chàng hợm của quay ra nhìn tôi đỏ mặt.
Tính khoe của có thể biến con người thành những kẻ lố bịch, hợm hĩnh, trở thành đối tượng cho mọi người cười chê như vậy. Bởi thế, sống ở đời phải biết khiêm nhường. Huống chi, của cải chưa phải là điều quan trọng thể hiện giá trị con người. Từ câu chuyện về những anh chàng hay khoe của, tôi luôn tự nhủ mình như thế.
——–
Các em vừa tham khảo qua bài văn Đóng vai hàng xóm kể lại truyện Lợn cưới áo mới mà Đọc tài liệu biên tập. Hy vọng các em đã có cho mình thêm cách kể chuyện cũng như viết văn sáng tạo hơn. Chúc các em học tốt môn văn mẫu 6