Giáo dụcLớp 11

4 Đề đọc hiểu Mời trầu hay nhất kèm đáp án chi tiết

Mời trầu đọc hiểu lớp 11

Mời các em cùng tham khảo bộ đề đọc hiểu Mời trầu có đầy đủ đáp án ngay sau đây nhé. Với 4 đề Mời trầu đọc hiểu được THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 11 luyện thêm đề môn Ngữ văn có đáp án.

Đề đọc hiểu Mời trầu hay nhất kèm đáp án chi tiết
Đề đọc hiểu Mời trầu hay nhất kèm đáp án chi tiết

Đọc hiểu Mời trầu – Đề số 1

Đọc đoạn thơ dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Mời trầu

“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương mới quệt rồi

Bạn đang xem: 4 Đề đọc hiểu Mời trầu hay nhất kèm đáp án chi tiết

Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá bạc như vôi.”

(Thơ Hồ Xuân Hương, NXB Văn học,H, 1987)

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Đáp án: Bài Mời trầu được viết theo thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt

Câu 2. Chỉ ra thành ngữ được sử dụng trong bài thơ?

Đáp án: thành ngữ được sử dụng trong bài thơ là: Xanh như lá, bạc như vôi

Câu 3. Nêu hiệu quả biểu đạt của việc tác giả tự xưng tên mình trong câu thơ: “Này của Xuân Hương mới quệt rồi”.

Đáp án: Thể hiện một cá tính mạnh mẽ, dõng dạc => Là sự thách thức sâu cay vào chế độ xã hội phong kiến tồi tàn, mục nát. Là sự khẳng định về quyền bình đẳng

Câu 4. Nêu suy nghĩ của anh/chị về khát vọng của người phụ nữ được thể hiện trong bài thơ?

Đáp án:

Dưới sự hà khắc của chế độ xã hội phong kiến, người phụ nữ bị kìm kẹp, hạn chế về mọi mặt, họ phải chịu đủ mọi sự bất công, oan trái và gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nam giới. Và Hồ Xuân Hương chính là một trong số ít những người phụ nữ giám đứng lên để bày tỏ tiếng lòng của mình, để đòi lại sự tự do đẳng quyền cho phụ nữ. Khát khao đó của bà là nỗi khác khao mãnh liệt về tình yêu, về sự sắt son chung thủy và hạnh phúc. Nhưng chính xã hội phong kiến với những luật lệ hà khắc khiến cho những ước mơ hạnh phúc tưởng chừng như có thể kia lại trở nên xa vời với người phụ nữ, họ mong muốn được sống bên người mình yêu, ước mong có được một tình yêu trọn vẹn, thủy chung…nhưng tất cả đều chỉ là vô vọng.

Đọc hiểu Mời trầu – Đề số 2

Đọc đoạn thơ dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Mời trầu

“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương mới quệt rồi

Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá bạc như vôi.”

(Thơ Hồ Xuân Hương, NXB Văn học,H, 1987)

Câu 1. Bài thơ được làm theo thể thơ nào?

Đáp án: Bài Mời trầu được viết theo thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt

Câu 2. Chỉ ra 1 từ láy, 1 từ ghép trong bài thơ trên

Đáp án: 

– Từ láy: Nho nhỏ

– Từ ghép: Quả cau

Câu 3. Trong bài thơ, tác giả sử dụng thành ngữ nào?

Đáp án: Trong bài thơ, tác giả sử dụng thành ngữ: “xanh như lá bạc như vôi”

Câu 4. Hình ảnh “quả cau và miếng trầu” trong câu thơ thứ nhất gợi cho em suy nghĩ gì?

Đáp án: Hình ảnh: “Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi” Là hình ảnh ẩn dụ để chỉ ra than phận nhỏ bé, số phận hẩm hiu của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

Câu 5. Cách nói này của Xuân Hương trong câu thơ thứ hai giúp em hiểu gì về tính cách của người mời trầu?

Đáp án:

Cách nói này của Xuân Hương trong câu thơ thứ hai giúp em hiểu gì về tính cách của người mời trầu :

  • Hồ Xuân Hương có ý thức khẳng định giá trị bản thân
  • Nhà thơ có cá tính mạnh mẽ
  • Thể hiện sự khát vọng về quyền bình đẳng trong xã hội cũ

Câu 6. Nhận xét về lời nhắn nhủ của tác giả trong câu thơ cuối.

Đáp án:

Câu thơ: ”Đừng xanh như lá bạc như vôi ‘‘ nhà thơ muốn nhắn nhủ:

  • Hồ Xuân Hương bày tỏ thái độ không đồng tình trước sự bội bạc, bạc bẽo.
  • Nhà thơ khuyên mọi người sống phải coi trọng tình nghĩa, thủy chung

Đọc hiểu Mời trầu – Đề số 3

Đọc đoạn thơ dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Mời trầu

“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương mới quệt rồi

Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá bạc như vôi.”

(Thơ Hồ Xuân Hương, NXB Văn học,H, 1987)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ

Đáp án: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ Mời trầu là biểu cảm

Câu 2. Bài thơ được làm theo thể thơ nào?

Đáp án: Bài thơ được làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

Câu 3. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

Đáp án: Nhân vật trữ tình chính là tác giả Hồ Xuân Hương

Câu 4. Anh chị hiểu thế nào về nội dung hai câu thơ:

“Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá bạc như vôi.”

Đáp án:

“Có duyên nhau thì thắm lại”: Nỗi lòng khát khao yêu thương, mong muốn có người bạn tình “phải duyên”, như miếng trầu kia có người ăn mà “thắm lại”. Đây rõ ràng là tâm sự của một cô gái vừa đến tuổi yêu, một cô gái thanh tân tươi tốt có trái tim nóng bỏng yêu thương và đang khao khát được đáp lại.

“Đừng như xanh lá, bạc như vôi” : Từ đó nàng bộc lộ mong ước tình duyên sẽ trọn vẹn, nàng sẽ gặp được người tâm đầu ý hợp, để nàng không phải lẽ loi, đơn côi, như miếng trầu không có người ăn mà: “xanh như lá, bạc như vôi”.

Câu 5. Chỉ ra biện pháp tu từ trong câu thơ và nêu tác dụng:

“Đừng xanh như lá bạc như vôi.”

Đáp án: “Đừng xanh như lá bạc như vôi”: Ý nói nếu giữa cô gái và chàng trai có tình cảm với nhau thì hãy như sự xúc tác giữa miếng trầu và vôi, khi nhai sẽ tạo ra màu đỏ. Đừng như vẻ bề ngoài: trầu lá xanh, vôi bạc trắng. Như thế ẩn dụ ấy cho thấy niềm mong muốn của Hồ Xuân Hương trong tình yêu: con người đừng như những thực thể xa cách mà hãy yêu nhau hết lòng, dành tình cảm cho nhau.

Đọc hiểu Mời trầu – Đề số 4

Đọc đoạn thơ dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Mời trầu

“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương mới quệt rồi

Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá bạc như vôi.”

(Thơ Hồ Xuân Hương, NXB Văn học,H, 1987)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ.

Câu 2. Chủ thể trữ tình trong bài thơ là ai?

Câu 3. Quả cau, miếng trầu ở câu thơ đầu được miêu tả qua những chi tiết nào?

Câu 4. Anh/Chị hiểu như thế nào về câu thơ: Có phải duyên nhau thì thắm lại

Câu 5. Trong bài thơ có một thành ngữ, anh/chị hiểu như thế nào về thành ngữ ấy?

Câu 6. Qua bài thơ Mời trầu, tác giả gửi gắm thông điệp gì?

=> Với đề đọc hiểu Mời trầu số 4 này, các em học sinh tự giải nhé. Sau khi đã có đáp án của 3 đề Mời trầu đọc hiểu ở trên.

Dưới đây là phần bổ sung để các em nắm chắc kiến thức hơn.

Nội dung bài thơ Mời Trầu của Hồ Xuân Hương

Bài thơ mời trầu là một thi phẩm xuất sắc được nhiều thế hệ bạn đọc yêu thích của Hồ Xuân Hương. Di tác của bà hoàn toàn là thơ, trong đó mảng nôm có nhiều phẩm chất tốt cần sự khảo cứu lâu, nhưng thi sĩ Xuân Diệu đã tôn Hồ Xuân Hương làm Bà chúa thơ Nôm. Bài thơ Mời Trầu mang đậm phong cách thơ của bà. Bà luôn bênh vực số phận bi thảm của người phụ nữ trong thời kì trọng nam khinh nữ xưa. Chỉ với bốn câu thơ nhưng đã đủ bộc lộ những tâm tư của bà về tình duyên và cuộc đời.

Nội dung bài thơ Mời Trầu của Hồ Xuân Hương
Nội dung bài thơ Mời Trầu của Hồ Xuân Hương

Phân tích bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương hay nhất

Xuân Diệu, nhà thơ, nhà bình thơ tinh tế đã viết về bài thơ “Mời trầu” của Hồ Xuân Hương, song chủ yếu nghiêng vể bình diện xã hội học: “Bọn cậu viên, cậu ấm không thực bụng yêu thương, chỉ định quẩn quanh chim chuột, bọn bạc tình, bọn nhạt nhẽo” được Xuân Hương lấy cau, lấy trầu ra mời mà thực là mắng khéo hoặc mỉa mai… Cậu công tử kia lần sau còn đến, và lần này Xuân Hương lại dùng đến trầu cau một cách rõ ràng hơn, để tống khách đi ngay từ cái phút “miếng trầu làm đầu câu chuyện”

“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi,

Này của Xuân Hương mới quệt rồi.

Có phải duyên nhau thì thắm lại,

Đừng xanh như lá, bạc như vôi”

Nhưng vấn để không chỉ có thế. Đi sâu khảo sát câu chữ, tín hiệu ngữ nghĩa của từng dòng thơ, dường như bài thơ tứ tuyệt ngắn gọn ấy lại mở ra khá nhiều phương diện nghệ thuật sâu lắng phù hợp với phong cách tư duy thơ ca của Hồ Xuân Hương.

Ngay ở câu thơ mở đầu, đối tượng vận dụng không được nữ sĩ mô tả ở vẻ đẹp toàn diện, cũng không phải cái đẹp thông thường, mà căn bản cảm nhận ở khía cạnh bất thường, dị thường. Ở đây, quả cau phải là “nho nhở còn miếng trầu thì “hôi”. Điều này có sự chiếu ứng tương hap với quan niệm cái đẹp và hình thức tư duy nghệ thuật trong phần lón các sáng tác của Hồ Xuân Hương. Trong dự cảm sáng tạo của mình, dễ thấy nữ sĩ thường đổng cảm với những đối tượng tầm thường nhỏ mọn như loại con ốc, cái quạt, quả mít “xù xì”, cái trống “thủng”, bánh trôi nước “bảy nổi ba chìm”, đồng tiền “hoẻn”; cho đến những hình ảnh thiên nhiên cũng thô kệch, méo mó, kì dị, dị thường đến hết mức, với những đá “ông chồng, bà chồng”, trăng “chín mõm mòm”, “dỏ lòm lom”… Chung quy đó là cách hình dung thế giới theo lối Hồ Xuân Hương, sự liên tưởng ứng hợp giữa mặc cảm về con người nhỏ bé ở chủ đề sáng tạo với đối tượng được mô tả.

Đến câu thơ thứ hai cũng biểu lộ rất rõ phong cách thơ của Bà chúa thơ Nôm, ở đây, “đỏ lòm lom”… Chung quy đó là cách hình dung thế giới theo lối Hồ Xuân Hương, sự liên tưởng ứng hợp giữa mặc cảm về con người nhỏ bé ở chủ đề sáng tạo với đối tượng được mô tả.

Đến câu thơ thứ hai cũng biểu lộ rất rõ phong cách thơ của Bà chúa thơ Nôm, ở đây, chỉ từ “này” đi với đại từ sở hữu “của” vừa có nghĩa để chỉ quả cau, miếng trầu trên kia, vừa có nghĩa chỉ về một cái gì đó, một cái nào đó “của” Xuân Hương. Hơn nữa, cái “này của Xuân Hương” cũng hàm nghĩa chuyển tiếp, phiếm chỉ những trầu, cau ở câu trên và nối với động từ “quệt”. Ý thơ ở đây khá là lấp lửng: “trầu cau – cái này” và “cái này – quệt” (quệt vôi hoặc có thể quệt cái gì đó!). Cách nói ỡm ờ, thanh – tục, tục – thanh kiểu này vốn rất phổ biến trong thơ Hồ Xuân Hương.

Còn lại hai câu thơ sau vừa mở ra những tuyến cảm xúc trữ tình như khác biệt mà kì thực lại nương tựa, liên hệ hoàn chỉnh lẫn cho nhau. Câu thơ “Có phải duyên nhau thì thắm lại” chính là một lời “mời mọc, khao khát nguyện cầu” cho duyên tình tròn đầy; còn câu kết “Đừng xanh như lá, bạc như vôi” lại là tiếng nói răn đe, cảnh tỉnh, hàm thêm một nghĩa phê phán khinh bạc: loại người “xanh như lá, bạc như vôi’’ ấy mà. Câu thành ngữ được sử dụng ở đây quả là đắc dụng. Điều sâu lắng và tế nhị hơn, khi nói về sự “phải duyên”, nhà thơ đã nói hết lẽ, nói đến điều cái kết quả viên mãn “thắm lại”; nhưng ở câu thơ sau, thi nhân chỉ nêu hiện tượng, chỉ đưa ra lời khuyên: “Đừng…”, chứ không đành lòng, không nỡ nói tới tận cùng cái nhân, cái quả như kiểu câu thơ trên. Một lời khuyên nhủ, cảnh tỉnh xa xôi, kể cũng thật tình tứ và giàu lòng trắc ẩn.

Có một điều khác nữa – và đây mới là điểm nút để hiểu cả bài thơ – là mối liên hệ lôgic sâu xa giữa hai câu thơ sau này với ý tưởng chủ đạo qua câu thơ mở đầu. Dường như ờ đáy sâu tâm thức sáng tạo, dự cảm xót xa về thân phận con người nhỏ bé đổng hành với tiếng nói nguyện cầu khát khao hạnh phúc. Trên cái nền của lối thơ, biểu tượng ỡm ờ hai mặt truyền thống, bài thơ “Mời trầu” chắc hẳn không chỉ gắn với ỷ nghĩa phê phán cụ thể nào đó (nếu có), mà căn bản hơn là tiếng lòng thâm trầm sâu lắng, khát khao hạnh phúc, khát khao giao cảm với đời, khát khao mong chờ tiếng đồng vọng, hay là chiếc xương sườn thứ bảy còn vô tăm tích nơi xa.

*********

Trên đây là 4 đề đọc hiểu Mời trầu kèm đáp án chi tiết hy vọng sẽ giúp các em ôn tập đạt kết quả cao.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button