Giáo dục

5 Đề đọc hiểu Lá đỏ (Nguyễn Đình Thi) có đáp án chi tiết

Lá đỏ đọc hiểu

5 Đề đọc hiểu Lá đỏ (Nguyễn Đình Thi) có đáp án chi tiết được THPT Ngô Thì Nhậm chọn lọc từ các bài kiểm tra học kì sẽ là tài liệu giúp các em ôn tập thật tốt tại nhà, nắm vững kiến thức trước khi bước vào bài thi sắp tới. Các em hãy ôn luyện thật kỹ 5 đề Lá đỏ đọc hiểu để trả lời đúng toàn bộ câu hỏi trong phần đọc hiểu nhé.

5 Đề đọc hiểu Lá đỏ (Nguyễn Đình Thi) có đáp án chi tiết
5 Đề đọc hiểu Lá đỏ (Nguyễn Đình Thi) có đáp án chi tiết

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Lá đỏ

Mùa thu năm 1974, Nguyễn Đình Thi cùng với nhà thơ Tế Hanh, Phạm Tiến Duật và nhà nhiếp ảnh Đinh Đăng Định theo đường mòn Hồ Chí Minh vào chiến trường Nam Bộ.

Tại đây, ông đã chứng kiến hiện thực của cuộc chiến tranh khốc liệt “với sự hy sinh mất mát, đớn đau mà con người phải trải qua ở nhiều góc độ, khía cạnh, tầng bậc khác nhau… Nhưng cũng chính từ những tổn thất, đau thương, mất mát ấy lại hiện lên một vẻ đẹp diệu kỳ, lãng mạn của bức tranh thiên nhiên Trường Sơn đại ngàn giữa mùa trút lá.

Lấy hiện thực làm điểm tựa cho cảm xúc, những trải nghiệm có thật đã tạo nên sự rung động thẩm mỹ trong tâm hồn bay bổng của Nguyễn Đình Thi. Bất ngờ, xúc động ông đã nhặt một chiếc lá đỏ ép vào cuốn sổ ghi chép và trong khoảnh khắc đó bài thơ được ra đời, và trở thành khúc ca ra trận dọc theo chiều dài đất nước.

Bài thơ này về sau đã được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc thành bài hát cùng tên.

Nội dung bài thơ Lá đỏ

Bài thơ Lá đỏ của Nguyễn Đình Thi mang ý nghĩa tái hiện cả một cuộc hành quân vĩ đại của dân tộc ta trong cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc – cuộc hành quân trên đường Trường Sơn, tiến vào Sài Gòn, giải phóng miền Nam.

Ba hình ảnh chủ đạo của bài thơ: lá đỏ, em gái tiền phương và đoàn quân là sự đặc tả có sức khái quát cao, đặc biệt, hình ảnh lá đỏ tạo cảm giác mạnh, mang ý nghĩa biểu trưng cho những dự báo về thắng lợi tất yếu của dân tộc.

=>Thông qua bài thơ này bạn sẽ hiểu thêm về những năm tháng chiến đấu khốc liệt ấy. Để rồi nó vẫn mãi vang vọng trong lòng mỗi người dân nước Việt.

Nghệ thuật bài thơ Lá đỏ

Bài thơ viết theo thể tự do. Trong 8 câu thơ có 7 câu là thể lục ngôn.

Nhịp điệu thơ mang tính dồn dập, vững bền, chắc khoẻ.

Yếu tố nghệ thuật chính làm nên thành công của “Lá đỏ” là hình ảnh, nhịp điệu và ngôn ngữ thơ.

Bài thơ nêu ba hình ảnh: lá đỏ, em gái tiền phương và đoàn quân như những tâm điểm và đặc tả, có sức khái quát cao về vẻ đẹp của đất nước con người Việt Nam.

Ngôn ngữ thơ rất chân thực. Cuộc sống chiến trường sôi động, khắc nghiệt nhưng cũng rất trữ tình hiện lên một cách tự nhiên không một chút bóng bẩy, hào nhoáng.

Đọc hiểu Lá đỏ (Nguyễn Đình Thi) – Đề số 1

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Gặp em trên cao lộng gió

Rừng lạ ào ào lá đỏ

Em đứng bên đường như quê hương

Bạn đang xem: 5 Đề đọc hiểu Lá đỏ (Nguyễn Đình Thi) có đáp án chi tiết

Vai áo bạc quàng súng trường.

Đoàn quân vẫn đi vội vã

Bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa.

Chào em, em gái tiền phương

Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.

Em vẫy tay cười đôi mắt trong.

(Lá đỏ, Nguyễn Đình Thi)

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Lời giải:

Bài thơ được viết theo thể thơ tự do.

Câu 2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ Em đứng bên đường như quê hương?

Lời giải:

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ Em đứng bên đường như quê hương là biện pháp so sánh

Câu 3. Không khí hành quân hào hùng, thần tốc được gợi lên qua hình ảnh nào? Từ hình ảnh này, anh/chị có thể liên tưởng đến hình ảnh nào trong một bài thơ đã học?

Lời giải:

– Không khí hành quân hào hùng thần tốc được thể hiện qua hình ảnh: đoàn quân đi vội vã; bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa

– Thí sinh có thể liên hệ với hình ảnh trong bài thơ khác nhau, ví dụ bài Việt Bắc (Quân đi điệp điệp trùng trùng. Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan)

Câu 4. Cảm nhận của anh chị về những dự cảm và niềm tin tất thắng của dân tộc qua bài thơ? (viết 5 – 7 dòng)

Lời giải:

– Những dự cảm và niềm tin tất thắng của dân tộc thể hiện qua những câu thơ:

Chào em cô gái tiền phương

Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn

Em vẫy tay cười đôi mắt trong

Đọc hiểu Lá đỏ (Nguyễn Đình Thi) – Đề số 2

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Gặp em trên cao lộng gió

Rừng lạ ào ào lá đỏ

Em đứng bên đường như quê hương

Vai áo bạc quàng súng trường.

Đoàn quân vẫn đi vội vã

Bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa.

Chào em, em gái tiền phương

Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.

Em vẫy tay cười đôi mắt trong.

(Lá đỏ, Nguyễn Đình Thi)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?

Lời giải:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: Biểu cảm

Câu 2. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Em đứng bên đường như quê hương.

Lời giải:

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: so sánh (em (đứng bên đường) – quê hương)

Câu 3. Không khí hành quân, hào hùng, thần tốc được gợi lên qua hình ảnh nào?

Lời giải:

Không khí hành quân hào hùng thần tốc được thể hiện qua hình ảnh đoàn quân đi vội vã; bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa

Thí sinh có thể liên hệ với hình ảnh trong bài thơ khác nhau, ví dụ bài Việt Bắc (quân đi điệp điệp trùng trùng. Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan)

Câu 4. Hãy chỉ ra các hình ảnh miêu tả thiên nhiên. Các hình ảnh đó tạo nên bức tranh rừng Trường Sơn như thế nào?

Lời giải:

– Các hình ảnh miêu tả thiên nhiên: đỉnh trường Sơn lộng gió, rừng lạ ào ào lá đỏ.

– Các hình ảnh vẽ lên khung cảnh rừng Trường Sơn khoáng đạt, đầy ấn tượng với những vẻ đẹp lạ lùng của rừng lá đỏ, những trận mưa lá đổ ào ào trong gió…

Câu 5. Hình ảnh “em gái tiền phương” được khắc họa như thế nào? (trình bày ngắn gọn từ một đến ba câu).

Lời giải:

Hình ảnh “em gái tiền phương”: nhỏ bé giữa rừng Trường Sơn bạt ngàn, lộng gió nhưng lại mang đến cảm giác thân thương, gần gũi vai áo bạc, quàng súng trường – như quê hương; với dáng đứng vững vàng bên đường khi làm nhiệm vụ, gợi hình ảnh cô gái giao liên hay những cô gái TNXP thời chống Mĩ.

Đọc hiểu Lá đỏ (Nguyễn Đình Thi) – Đề số 3

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Gặp em trên cao lộng gió

Rừng lạ ào ào lá đỏ

Em đứng bên đường như quê hương

Vai áo bạc quàng súng trường.

Đoàn quân vẫn đi vội vã

Bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa.

Chào em, em gái tiền phương

Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.

Em vẫy tay cười đôi mắt trong.

(Lá đỏ, Nguyễn Đình Thi)

Câu 1. Dựa vào những thông tin trong tác phẩm, hãy nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

Lời giải:

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: tháng 12/1974. Đó là thời điểm cuộc chiến tranh chống Mĩ ở giai đoạn gấp rút. Tất cả quân và dân đang dồn sức cho tiền tuyến, tiến về Sài Gòn. Bài thơ được tác giả viết giữa rừng Trường Sơn.

Câu 2. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Lời giải:

Bài thơ viết theo thể thơ tự do

Câu 3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ Em đứng bên đường như quê hương?

Lời giải:

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: so sánh (em (đứng bên đường) – quê hương)

Câu 4. Chỉ ra các hình ảnh miêu tả thiên nhiên. Các hình ảnh đó tạo nên bức tranh rừng Trường Sơn như thế nào?

Lời giải:

  • Các hình ảnh miêu tả thiên nhiên: đỉnh trường Sơn lộng gió, rừng lạ ào ào lá đỏ.
  • Các hình ảnh vẽ lên khung cảnh rừng Trường Sơn khoáng đạt, đầy ấn tượng với những vẻ đẹp lạ lùng của rừng lá đỏ, những trận mưa lá đổ ào ào trong gió…

Câu 5. Không khí hành quân hào hùng, thần tốc được gợi lên qua hình ảnh nào? Từ hình ảnh này, anh/chị có thể liên tưởng đến hình ảnh nào trong một bài thơ đã học?

Lời giải:

  • Không khí hành quân hào hùng thần tốc được thể hiện qua hình ảnh đoàn quân đi vội vã; bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa.
  • Thí sinh có thể liên hệ với hình ảnh trong bài thơ khác nhau, ví dụ bài Việt Bắc (quân đi điệp điệp trùng trùng. Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan).

Câu 6. Hình ảnh “em gái tiền phương” được khắc họa như thế nào? Hình ảnh đó gợi lên cho anh/chị suy nghĩ gì về sự góp mặt của những người phụ nữ trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc?

Lời giải:

  • Hình ảnh “em gái tiền phương”: nhỏ bé giữa rừng Trường Sơn bạt ngàn, lộng gió nhưng lại mang đến cảm giác thân thương, gần gũi vai áo bạc, quàng súng trường – như quê hương; với dáng đứng vững vàng bên đường khi làm nhiệm vụ.
  • Hình ảnh ấy là một biểu tượng về cuộc chiến tranh nhân dân –“em gái tiền phương”, nữ chiến sĩ giao liên hay cô gái thanh niên xung phong. Sự có mặt của cô gái trên đỉnh Trường Sơn nơi tuyến đầu Tổ quốc đã nhắc với mai sau về cuộc chiến đấu toàn dân tham gia, trong đó có sự đóng góp những người con gái trẻ trung xinh đẹp mảnh mai nhưng vô cùng dũng cảm, gan dạ.

Câu 7. Bài thơ từng được cho là có những dự cảm, dự báo về thắng lợi tất yếu của dân tộc. Theo anh/ chị điều đó được thể hiện qua câu thơ hoặc hình ảnh thơ nào?

Lời giải:

Bài thơ từng được cho là có những dự cảm, dự báo về thắng lợi tất yếu của dân tộc. điều đó được thể hiện qua câu thơ chào em, em gái tiền phương. Hẹn gặp nhé, giữa Sài gòn.

Câu 8. Nêu những biểu hiện của không khí sử thi và lãng mạn được thể hiện trong bài thơ.

Lời giải:

  • Không khí sử thi: Khung cảnh cuộc hành quân hào hùng, thần tốc. Trên nền của bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, và những đoàn quân hành quân vội vã kéo dài không dứt là hình ảnh của em gái tiền phương gan dạ, dũng cảm.
  • Cảm hứng lãng mạn: vẻ đẹp của thiên nhiên rừng Trường Sơn; vẻ đẹp của người con gái trẻ trung, tươi tắn; niềm tin tất thắng vào cuộc kháng chiến.

Đọc hiểu Lá đỏ (Nguyễn Đình Thi) – Đề số 4

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Gặp em trên cao lộng gió

Rừng lạ ào ào lá đỏ

Em đứng bên đường như quê hương

Vai áo bạc quàng súng trường.

Đoàn quân vẫn đi vội vã

Bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa.

Chào em, em gái tiền phương

Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.

Em vẫy tay cười đôi mắt trong.

(Lá đỏ, Nguyễn Đình Thi)

Câu 1. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

Lời giải:

Nhân vật trữ tình trong bài thơ là cô gái (em gái tiền phương).

Câu 2. Hình ảnh so sánh: “Em đứng bên đường như quê hương Vai áo bạc quàng súng trường” gợi lên vẻ đẹp nào của nhân vật “em”?

Lời giải:

Hình ảnh so sánh “Em đứng bên đường như quê hương Vai áo bạc quàng súng trường” gợi lên vẻ đẹp gần gũi, thân thương, vừa mộc mạc, tao tần vừa kiên cường, rắn roi,… của người con gái tiền phương.

Câu 3. Sức gợi của hình ảnh “Rừng lạ ào ào lá đỏ” và “Bụi Trường Sơn nhoà trời ta”?

Lời giải:

Hình ảnh “Rừng lạ ào ào lá đỏ” và “Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa” gợi tả không gian của cuộc gặp gỡ giữa anh lính Trường Sơn và cô gái tiên phương: không gian núi rừng vừa hiện thực vừa lãng mạn; vừa trữ tình, thơ mộng (giữa mùa thu của đại ngàn Trường Sơn, lá rừng rụng ào ạt, đỏ rực) vừa hào hùng, dữ dội (lửa bụi chiến tranh bay nhoà trời)

Câu 4. Anh/ Chị có nhận xét gì về hai câu thơ cuối bài?

Lời giải:

Hai câu thơ cuối bài là lời chào, cũng là lời ước hẹn tràn đầy niềm lạc quan, tin tưởng và hi vọng vào ngày chiến thắng của người lính Trường Sơn.

Đọc hiểu Lá đỏ (Nguyễn Đình Thi) – Đề số 5

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Gặp em trên cao lộng gió

Rừng lạ ào ào lá đỏ

Em đứng bên đường như quê hương

Vai áo bạc quàng súng trường.

Đoàn quân vẫn đi vội vã

Bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa.

Chào em, em gái tiền phương

Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.

Em vẫy tay cười đôi mắt trong.

(Lá đỏ, Nguyễn Đình Thi)

 

Câu 1: Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên.

Lời giải:

Bài thơ trên thuộc thể thơ tự do

Phương thức biểu đạt chính của bài thơ: Biểu cảm

Câu 2: Tìm và giải thích nghĩa của các từ Hán Việt trong bài thơ.

Lời giải:

Từ Hán Việt trong bài thơ: Quê hương, tiền phương

Nghĩa của các từ Hán Việt:

Quê hương: Là nơi mình được sinh ra, nuôi dưỡng và lớn lên. Quê hương là nơi gắn liền với kí ức, kỉ niệm tuổi thơ, đầy ắp tình yêu thương.

Tiền phương: Là nơi diễn ra trực tiếp cuộc chiến đấu.

Câu 3: Câu thơ “Vai áo bạc quàng súng trường” gợi lên vẻ đẹp gì của người con gái tiền phương?

Lời giải:

Vai áo bạc quàng súng trường” gợi lên vẻ đẹp giản dị, gần gũi, thể hiện được ý chí, nghị lực, kiên cường, phấn đấu, không quản ngại gian nan, hiểm nguy của người con gái tiền phương.

Câu 4: Hình ảnh “em gái tiền phương” gợi lên cho anh/chị suy nghĩ gì về sự góp mặt của những người phụ nữ trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc?

Lời giải:

Hình ảnh ” em gái tiền phương” gợi lên suy nghĩ về sự góp mặt của những người phụ nữ trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc:

– Vẻ đẹp oai hùng, dũng cảm, kiên cường của những cô gái thanh niên xung phong.

– Tinh thần, tình yêu thương dành cho quê hương, đất nước là nguồn động lực to lớn giúp những cô gái vững vàng ra chiến đầu.

– Niềm khâm phục, lòng biết ơn, trân quý đối với sự hy sinh cao đẹp của những cô gái chiến sĩ.

– Tự hào khi các cô chiến sĩ không quản ngại khó khăn, vất vả, gian nan trong việc xây dựng, giữ gìn, bảo vệ sự bình yên cho đất nước, dân tộc.

Câu 5: Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) trình bày suy nghĩ của em về hình ảnh “em gái tiền phương” trong bài thơ

Lời giải:

Tiếp nối bản hùng ca về cuộc kháng chiến của dân tộc, một khúc tráng ca đầy âm hưởng anh hùng ca, bằng tài năng, tâm huyết và kinh nghiệm của ông. Lê Minh Khuê thêm một nốt nhạc đẹp. Hình ảnh những nữ thanh niên xung phong Trường Sơn không hiếm trong văn học chống Mỹ cứu nước, nhưng với những sáng tạo rất hiện đại, họ đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, giàu ước mơ và tỉnh thần dũng cảm trong cuộc sống. trận chiến gian khổ. Sự hy sinh hồn nhiên, lạc quan của các cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đưỡng Trường Sơn là hình ảnh đẹp, tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Rõ ràng chúng ta thấy thế hệ trẻ đi kháng chiến thời chống Mỹ đa phần là học sinh, sinh viên đều có học, cư xử rất văn hóa, tế nhị, bây giờ chúng ta cùng thế hệ trẻ thời đại mới. Với thế kỷ XXI, chúng ta phải vượt ra khỏi lối suy nghĩ công nghiệp của chúng ta.

*********

Trên đây là 5 Đề đọc hiểu Lá đỏ (Nguyễn Đình Thi) có đáp án chi tiết. Hy vọng sẽ là tài liệu giúp các em ôn luyện tại nhà thật tốt và tự tin trước khi bước vào kì thi học kì sắp tới. Chúc các em thi thật tốt và đạt điểm cao.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button