Giáo dụcLớp 9

3 Đề đọc hiểu Hai Biển Hồ có đáp án chi tiết

Hai Biển Hồ đọc hiểu

3 Đề đọc hiểu Hai Biển Hồ có đáp án chi tiết được trường THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp từ các bài thi kiểm tra học kì sẽ là tài liệu giúp các em ôn luyện tại nhà trước khi bước vào kì thi sắp tới. Hy vọng với bộ đề Hai Biển Hồ đọc hiểu dưới đây, các em sẽ trả lời đúng các câu hỏi trong bài thi nhé.

3 Đề đọc hiểu Hai Biển Hồ có đáp án chi tiết
3 Đề đọc hiểu Hai Biển Hồ có đáp án chi tiết

Đọc hiểu Hai Biển Hồ-Đề số 1

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

(1) Người ta bảo ở bên Palextin có hai biển hồ. Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh. Ai ai cũng đều không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này.

(2) Nhưng điều kì lạ là cả hai biển hồ này đều đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muôn thú và con người..

(Quà tặng cuộc sống, Nhà xuất bản Trẻ, 2007)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Lời giải:

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

Lời giải:

Nội dung nói về vai trò, ý nghĩa, giá trị của nguồn nước đối với sự sống của cây cối, muôn thú và con người.

Câu 3: Theo đoạn trích, 2 biển hồ có điểm chung gì?

Lời giải:

Theo đoạn trích, 2 biển hồ có điểm chung: Cả hai biển hồ đều đón nhận nguồn nước từ sông Jordan.

Câu 4: Tại sao người ta gọi biển hồ thứ nhất là biển Chết?

Lời giải:

Vì: Không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này.

Câu 5: Chỉ ra điểm khác biệt giữa biển hồ thứ nhất và biển hồ thứ hai. Nguyên nhân nào tạo ra sự khác biệt đó?

Lời giải:

– Biển hồ thứ nhất: không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống cũng bị bệnh. Không một ai muốn sống ở gần đó.

– Biển hồ thứ hai: Đây là biển hồ thu hút khách du lịch nhiều nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng có thể sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây ở đây tốt tươi nhờ nguồn nước này…

– Nguyên nhân sự khác nhau là:

+ Biển chết chỉ nhận nước và giữ lại cho riêng mình mà không chia sẻ nên nước mặn chát

+ Còn biển hồ thứ hai sau khi nhận nước thì san sẻ cho những ao hồ nhỏ hơn, đem lại sự sống cho vạn vật.

Câu 6: Chỉ ra 2 phép liên kết được sử dụng trong đoạn (1)

Lời giải:

– Phép lặp: biển hồ

– Phép thế: “Biển chết” được thế bằng “biển hồ này”

Câu 7: Anh/chị có suy nghĩ gì sau khi đọc đoạn trích trên?

Lời giải:

Hai biển hồ khác nhau ở điểm: Biển hồ thứ nhất không chia sẻ nguồn nước nên dẫn đến nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng khiến cây cối, muôn thú đều không sống được, con người uống phải đều bị bệnh. Còn biển hồ thứ hai biết chia sẻ nguồn nguồn chảy qua các hồ nhỏ nên nước lúc nào cũng trong sạch giúp cây cối xanh tốt, muôn thú và con người đều sống khỏe mạnh. Từ câu chuyện hai biển hồ, ta rút bài học: Cuộc sống chỉ thực sự có giá trị, ý nghĩa khi ta biết lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau. Hãy dang rộng vòng tay nhân ái để nhân đôi niềm vui, lan tỏa tình yêu thương đến khắp mọi nơi nhé!

Câu 8: Từ văn bản trên em hãy viết đoạn văn 7-10 dòng nói về ý nghĩa sự sẻ chia trong cuộc sống.

Lời giải:

– Giới thiệu vấn đề: sự sẻ chia trong cuộc sống

– Giải thích:

Sẻ chia: Cùng người khác san sẻ vui buồn, những trạng thái tình cảm, tâm hồn với nhau; cả sự chia sẻ những khó khăn về vật chất, giúp nhau trong hoạn nạn…

– Bàn luận:

Cuộc sống đầy những khó khăn vì vậy cần lắm những tấm lòng đồng cảm, sẻ chia:

  • Sẻ chia về vật chất: Giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn.
  • Sẻ chia về tinh thần: Ánh mắt, nụ cười, lời an ủi, chúc mừng, đôi khi chỉ là sự im lặng cảm thông, lắng nghe.
  • Sự đồng cảm, sẻ chia được thể hiện trong những mối quan hệ khác nhau:
  • Đối với người nhận (…)
  • Đối với người cho (…)
  • Đồng cảm, sẻ chia và xã hội ngày nay (…)

– Mở rộng: Cần lên án, phê phán căn bệnh vô cảm, lối sống ích kỉ, sống thiếu trách nhiệm với đồng loại, với cộng đồng ở một số người.

– Bài học nhận thức và hành động:

  • Nhận thức: Đồng cảm, sẻ chia giúp con người thêm sức mạnh để vượt qua những thử thách, những nghịch cảnh của cuộc đời. Đó cũng là một trong những phẩm chất “người”, kết tinh giá trị nhân văn cao quý ở con người.
  • Hành động: Phải học cách đồng cảm, sẻ chia và phân biệt đồng cảm, sẻ chia với sự thương hại, ban ơn… Ai cũng có thể đồng cảm, sẻ chia với những người quanh mình với điều kiện và khả năng có thể của mình.

Bài văn mẫu:

Sẻ chia là hành động cao cả của con người thể hiện lòng nhân đạo của mình với mục đích san sẻ gánh nặng, sẻ chia nỗi đau và xoa dịu những tổn thương mà người khác gặp phải để giúp họ vươn lên trong cuộc sống. Chúng ta có thể tham gia hoạt động tình nguyện, quyên góp hoặc động viên những người gặp khó khăn trong cuộc sống để giúp họ vượt lên chính mình. Sẻ chia là trao đi yêu thương mà không mong nhận lại, là dùng tấm lòng mình để đối đãi với mọi người và mong rằng tình cảm ấy chạm đến trái tim họ để họ không con thấy cô đơn, đau thương không không trôi ngược thành dòng nước mắt. Ta chìa đôi bàn tay của mình ra để họ nắm lấy và để họ biết rằng cuộc sống này dù có mệt mỏi hay đau đớn thế nào chăng nữa thì họ vẫn có thể vượt qua được. Cuộc đời luôn mang đến những bất ngờ khó lường trước được, chúng ta rồi sẽ gặp ai, cuộc đời ta rồi sẽ như thế nào là điều mà chẳng một ai dám nói trước. Nhiều người vẫn thề non hẹn biển hứa rằng tương lai mình sẽ thế này, mình sẽ trở thành một con người như thế kia nhưng sự thật là chẳng có mấy ai làm được. Chúng ta của ngày hôm qua còn lạc quan và yêu đời thế nhưng chúng ta ngày sau liệu còn có đủ tự tin để mỉm cười nói rằng tôi vẫn ổn. Cuộc đời là thế, nhiều bi thương và cũng vô vàn đau đớn, chẳng ai là ngoại lệ và ai cũng sẽ phải trải qua đau thương. Những lúc khó khăn tột cùng như thế thì thực sự rất cần có sự sẻ chia. Sẻ chia giúp ta vơi bớt đi nỗi buồn của bản thân, ta được trải lòng với đời mà sống, không còn cảm thấy mình cô đơn và lạc lõng. Bầu trời giông bão nếu có người cùng gánh sẽ bớt đi phần nào gánh nặng. Sẻ chia khiến cuộc sống này nhân đạo hơn, nó thể hiện tinh thần nhân đạo giữa những con người với nhau. Người cho đi mà không mong nhận lại sẽ cảm thấy thanh thản, giúp đỡ mọi người ta sẽ thấy bản thân mình có ích, được mọi người yêu mến và tôn trọng.

Đọc hiểu Hai Biển Hồ-Đề số 2

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

(1) Người ta bảo ở bên Palextin có hai biển hồ. Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh. Ai ai cũng đều không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này.

(2) Nhưng điều kì lạ là cả hai biển hồ này đều đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muôn thú và con người..

(Quà tặng cuộc sống, Nhà xuất bản Trẻ, 2007)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Lời giải:

Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Nghị luận

Câu 2: Anh/chị hãy đặt một nhan đề khác cho văn bản.

Lời giải:

Đặt lại nhan đề: Cho và nhận; Lối sống cao thượng; Bài học từ hai biển hồ,…

Câu 3: Theo tác giả, vì sao Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết?

Lời giải:

Theo tác giả, Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết bởi không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh. Ai ai cũng đều không muốn sống gần đó.

Câu 4: Cho biết điểm giống nhau và khác nhau giữa biển hồ Galile và biển hồ Chết.

Lời giải:

Điểm giống nhau: cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan.

Điểm khác nhau:

  • Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát.
  • Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người.

Câu 5: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: “Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát.”

Lời giải:

Trong câu: “Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát.”

– Biện pháp tu từ: Nhân hóa. (hoặc điệp)

– Tác dụng: Làm nổi bật đặc điểm của Biển Chết.

Câu 6: Em rút ra được bài học gì từ văn bản trên?

Lời giải:

Bài học rút ra được từ văn bản trên:

– Cho và nhận;

– Lối sống giữ lại cho riêng mình.

Câu 7: Tìm câu chủ đề của đoạn văn trên?

Lời giải:

Câu chủ đề: Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ cho riêng mình.

Câu 8: Tác giả muốn gửi tới người đọc thông điệp gì?

Lời giải:

Thông điệp đó là chia sẻ yêu thương, vừa cho đi vừa nhận lại và góp phần lan tỏa giá trị yêu thương tốt đẹp trong cuộc sống, kiến tạo nên những giá trị tốt đẹp ra cuộc sống xung quanh.

Câu 9: Nếu cho em lựa chọn, em sẽ lựa chọn cách sống của biển Chết hay biển Galilê? Vì sao?

Lời giải:

Nếu được lựa chọn, em sẽ chọn lối sống của biển Galilê. Vì sống ích kỉ là thói xấu giết chết con người, trong cuộc sống chúng ta nên biết sẻ chia, trao đi yêu thương để nhận lại yêu thương.

Đọc hiểu Hai Biển Hồ-Đề số 3

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

(1) Người ta bảo ở bên Palextin có hai biển hồ. Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh. Ai ai cũng đều không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này.

(2) Nhưng điều kì lạ là cả hai biển hồ này đều đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muôn thú và con người..

(Quà tặng cuộc sống, Nhà xuất bản Trẻ, 2007)

Bạn đang xem: 3 Đề đọc hiểu Hai Biển Hồ có đáp án chi tiết

Câu 1: Xác định những phương thức biểu đạt trong văn bản trên.

Lời giải:

Những phương thức biểu đạt: tự sự, thuyết minh, miêu tả, nghị luận.

Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của nghệ thuật nhân hóa được sử dụng trong văn bản?

Lời giải:

Chỉ ra nghệ thuật nhân hóa: Biển Chết đón nhận và giữ riêng cho mình mà không chia sẻ nguồn nước; Biển hồ Ga-li-lê đón nhận nguồn nước…

Tác dụng:

  • Làm nổi bật sự khác biệt về đời sống của biển Ga-li-lê và biển Chết, nhấn mạnh về hai cách sống trái ngược nhau của con người: lẽ sống biết sẻ chia, yêu thương như biển Ga-li-lê và lối sống ích kỉ như biển Chết.
  • Chuyển tải thông điệp của tác giả về lẽ sống: Hãy sống biết trao gửi yêu thương, biết cho đi thì sẽ hạnh phúc; ngược lại, lối sống ích kỉ sẽ giết chết con người.
  • Làm cho cách diễn đạt giàu hình ảnh, sinh động.

Câu 3: Theo anh/ chị, đâu là điểm gặp gỡ về lẽ sống như đời sống của biển Ga-li-lê và lẽ sống của nhân vật trữ tình trong khổ thơ sau:

Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc.

Lời giải:

Điểm gặp gỡ về lẽ sống như đời sống của biển Ga-li-lê và lẽ sống của nhân vật trữ tình trong khổ thơ của Thanh Hải-Lẽ sống cống hiến, trao gửi yêu thương.

+ Biển Ga-li-lê: chia sẻ, bao trao cho những dòng sông nhỏ để làm giàu đời sống của mình.

+ Nhân vật trữ tình: khao khát hòa nhập và hiến dâng một cách lặng thầm, tự nguyện tuổi trẻ và những điều tốt đẹp cho cuộc đời.

Câu 4: Hãy rút ra và ghi lại thông điệp từ văn bản trên bằng một câu văn. Viết tiếp 3 câu để lí giải thông điệp mà anh/ chị vừa rút ra. 

Lời giải:

– Học sinh biết rút ra thông điệp hợp lí và viết dưới dạng một câu văn: (VD: Lối sống cao thượng; Cần biết cho đi và nhận lại; Bài học về lẽ sống đẹp; Cái giá của sự ích kỉ….)

– Viết tiếp 3 câu lí giải ý của câu văn trước một cách hợp lí.

*************

Trên đây là 3 Đề đọc hiểu Hai Biển Hồ có đáp án chi tiết thường gặp trong các bài thi học kì. Các em hãy ôn luyện thật kỹ để trả lời đúng các câu hỏi trong bài thi sắp tới nhé. Chúc các em thi thật tốt và đạt điểm cao.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button