Giáo dụcLớp 10

Đề đọc hiểu Dục Thuý sơn (Nguyễn Trãi) có đầy đủ đáp án chi tiết

Đề đọc hiểu Dục Thuý sơn (Nguyễn Trãi) có đầy đủ đáp án chi tiết được THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp từ các đề thi Ngữ Văn trên toàn quốc. Hy vọng với đề Dục Thuý sơn đọc hiểu dưới đây, các em sẽ tự tin trả lời đúng toàn bộ các câu hỏi trong bài thi sắp tới.

Đề đọc hiểu Dục Thuý sơn (Nguyễn Trãi) có đầy đủ đáp án chi tiết
Đề đọc hiểu Dục Thuý sơn (Nguyễn Trãi) có đầy đủ đáp án chi tiết

Đọc hiểu Dục Thuý sơn (Nguyễn Trãi) – Đề số 1

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Cửa biển có non tiên,

Từng qua lại mấy phen

Cảnh tiên rơi cõi tục,

Bạn đang xem: Đề đọc hiểu Dục Thuý sơn (Nguyễn Trãi) có đầy đủ đáp án chi tiết

Mặt nước nổi hoa sen

Bóng tháp hình trâm ngọc,

Gương sông ánh tóc huyền.

Nhớ xưa Trương Thiếu Bảo

Bia khắc dấu rêu hoen.

(Dục Thúy Sơn – Nguyễn Trãi, NXB Văn học.)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong bài thơ.

Lời giải:

Phương thức biểu đạt chính trong bài thơ: Biểu cảm

Câu 2. Nêu nội dung chính của bài thơ.

Lời giải:

Nội dung chính của bài thơ: hình ảnh thiên nhiên và nỗi lòng của nhà thơ Nguyễn Trãi

Câu 3. Nhân vật lịch sử được nhắc đến trong câu thơ sau là ai? Xuất hiện trong thời đại phong kiến nào?

Nhớ xưa Trương Thiếu Bảo Bia khắc dấu rêu hoen.

Lời giải:

Nhân vật lịch sử được nhắc đến trong câu thơ sau là: Trương Hán Xiêu thời nhà Trần.

Nhân vật lịch sử được nhắc đến trong câu thơ trên là Trương Hán Siêu, ông là bậc danh sĩ cao khiết, nhà thơ lỗi lạc đời Trần. Tên tuổi ông gắn liền với Dục Thúy Sơn, với những bài kí rất nổi tiếng. Ông đã được thờ ở Văn Miếu, Thăng Long. Thiếu bảo là danh vị cao quý vua Trần ban cho ông. Ức Trai không gọi tên mà chỉ nhắc đến họ, đến danh vị Trương Hán Siêu là một cách xưng hô đầy trọng vọng, cung kính.

Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong 2 câu thơ sau:

Bóng tháp hình trâm ngọc, Gương sông ánh tóc huyền.

Lời giải:

Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp tu từ so sánh bóng tháp in trên dòng ông như chiếc trâm ngọc bích cài trên mái tóc dài xanh mướt của người thiếu nữ.

=> Tác dụng: nhấn mạnh vẻ đẹp thiên nhiên của núi Dục Thúy Sơn.

Câu 5. Nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi trong 4 câu thơ đầu.

Lời giải:

Tâm hồn yêu thiên nhiên, quê hương đất nước của Nguyễn Trãi

Câu 6. Qua nội dung bài thơ, em rút ra thông điệp gì cho bản thân? Hãy lí giải trong một đoạn văn từ 3-5 câu.

Lời giải:

Mỗi người cần phải yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên. Bởi thiên nhiên chính là cội nguồn cung cấp cho con người nhưng gì cần thiết nhất cả về vật chất lẫn tinh thần. Đó là môi trường sống của con người, không có thiên nhiên thì con người không thể tồn tại được.

Câu 7. Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một nét đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện trong bài thơ Dục Thúy sơn.

Lời giải:

Nguyễn Trãi là tác gia lớn của dân tộc Việt Nam, ông đã có rất nhiều những tác phẩm nổi tiếng nói về cảnh sông núi và miêu tả về thiên nhiên vô cùng đặc sắc. Bài thơ Dục Thúy sơn đã nói về khung cảnh núi Dục Thúy, một vẻ đẹp hùng vĩ và nó không chỉ để lại cho người đọc những cảm xúc sâu sắc về khung cảnh ấy mà người đọc còn cảm nhận được một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đất nước của Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi đã thành công trong việc mượn thiên nhiên để nói lên cảm xúc của chính mình, những cảm xúc đang đan xen và tạo nên những khoảnh khắc riêng đã làm sống động tâm hồn và ý nghĩa mạnh mẽ cho người đọc hôm nay và mai sau. Khi tác giả đang có tâm sự đó là nỗi buồn đối với đất nước, ông đang buồn rầu và những nỗi buồn đó được trải nghiệm trên cảnh thiên nhiên nơi đây, sự diễn tả đó mang những tâm trạng thuần khiết và sự lo lắng về tình trạng nước nhà. Ngắm cảnh từ xa tác giả đang cố nhìn những sự vật hiện tượng bên ngoài mình để có những cái nhìn mới mẻ và da diết nhất, những hình ảnh đẹp đẽ của thiên nhiên nồng ghép với tâm trạng đượm buồn cũng để lại cho bài thơ nhiều cảm xúc và tâm sự thời thế. Những hình ảnh mang đậm giá trị sâu sắc qua những bia đá nó đã khắc họa nhiều cảm xúc trong tâm hồn của mỗi con người nó không chỉ để lại cho con người những tình cảm đối với Dục Thúy Sơn mà nó còn nói về tâm sự thời thế của Nguyễn Trãi đối với đất nước đối với dân tộc của mình. Dù có ngắm nhìn cảnh thiên nhiên núi non hùng vĩ và tráng lệ đến đâu thì tâm hồn Nguyễn Trãi vẫn là một tâm hồn tràn ngập tình yêu đất nước, lo lắng cho tình hình thế sự và ông đã viết lên bài thơ Dục Thúy sơn, một bài thơ tả cảnh ngụ tình gửi gắm nỗi, niềm tâm hồn mình đến với người đọc.

Đọc hiểu Dục Thuý sơn (Nguyễn Trãi) – Câu hỏi trong bài

Câu 1. Lưu ý các yếu tố cơ bản của thể loại.

Lời giải:

– Các yếu tố cơ bản của thể thơ ngũ ngôn bát cú thuộc thể thơ Đường luật, có tám câu, mỗi câu năm chữ. Về cơ bản thì luật bằng trắc, niêm và vần của thể ngũ ngôn bát cú cũng giống như thể thất ngôn bát cú.

Câu 2. Chú ý các chi tiết miêu tả, các hình ảnh so sánh, ẩn dụ.

Lời giải:

Học sinh chú ý các chi tiết miêu tả, các hình ảnh so sánh, ẩn dụ như:

– Chi tiết miêu tả cảnh thiên nhiên núi Dục thúy.

– Hình ảnh so sánh dáng núi, bóng tháp,…

– Hình ảnh ẩn dụ tấm bia đá khắc thơ văn của Trương Hán Siêu.

Câu 1. Nêu một vài điểm khác biệt đáng chú ý giữa bản dịch nghĩa và bản dịch thơ.

Lời giải:

Điểm khác biệt đáng chú ý giữa bản dịch thơ và bản dịch nghĩa:

– Ở bản dịch nghĩa, các từ Hán văn được giải nghĩa đầy đủ, ý nghĩa câu thơ cũng được biểu lộ rõ ràng.

– Còn bản dịch thơ thì cô đọng lại nội dung câu thơ, lược bớt một số từ để phù hợp với thể thơ, bài thơ ngắn gọn, xúc tích hơn.

Câu 2. Xác định đặc điểm kết cấu của Dục Thúy sơn.

Lời giải:

Kết cấu của bài thơ Dục Thúy sơn: đề – thực – luận – kết.

– Đề là hai câu mở đầu bài thơ, mở đầu bằng hình ảnh núi non cửa biển.

– Phần thực với hai câu thơ tả thực, tả cảnh ngụ tình, tả thiên nhiên mà gợi về tâm trạng nhân vật trữ tình.

– Phần luận là hai câu thơ với 4 hình ảnh ẩn dụ đối nhau.

– Phần kết là hai câu cuối, kết lại bài thơ bằng hình ảnh bia đá khắc thơ văn Trương Hán Siêu.

Câu 3. Bức tranh toàn cảnh về vẻ đẹp của núi Dục Thúy được miêu tả như thế nào?

Lời giải:

Bức tranh toàn cảnh về vẻ đẹp của núi Dục Thúy:

– Dáng núi được tả giống như đóa hoa sen nổi trên mặt nước.

– Bóng của tòa tháp trên núi khi soi xuống mặt nước thì nhìn như chiếc trâm ngọc xanh đẹp.

– Hình ảnh ngọn núi phản chiếu dưới mặt nước như cô gái đang soi mái tóc dài mềm nhẹ của mình qua sự phản chiếu của ánh sáng.

=> Vẻ đẹp của núi Dục Thúy hiện lên chiếc mắt người đọc với một vẻ đẹp hoàn hảo, đầy sự thơ mộng và dịu nhẹ.

Câu 4. Nêu những chi tiết miêu tả cận cảnh núi Dục Thúy. Những liên tưởng xuất hiện khi say ngắm thiên nhiên cho thấy nét đẹp nào của tâm hồn Nguyễn Trãi.

Lời giải:

* Những chi tiết miêu tả cận cảnh núi Dục Thúy:

– Dáng núi được ví như đóa hoa sen.

– Bóng tòa tháp trên núi như chiếc trâm ngọc khi soi xuống mặt nước.

– Ngọn núi phản chiếu qua sóng nước thì giống như soi mái tóc biếc.

* Nét đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi là vẻ đẹp của một tâm hồn thơ mộng, tài hoa khi đã thành công miêu tả núi Dục Thúy là một thắng cảnh, đẹp kì lạ, hiếm có trên đất nước ta.

Câu 5. Trong phần kết của những bài thơ viết về đề tài “đăng cao”, “đăng sơn”, thi nhân xưa thường thể hiện chí khí hào hùng, khát vọng lớn lao hoặc nhấn mạnh sự nhỏ bé, cô đơn của con người trước núi sống kì vĩ. Theo bạn, trong hai câu kết của Dục Thúy sơn, Nguyễn Trãi muốn gửi gắm những nỗi niềm chung ấy hay muốn bày tỏ suy ngẫm riêng của mình?

Lời giải:

Nỗi niềm mà Nguyễn Trãi muốn bày tỏ qua hai câu cuối:

– Hai câu kết biểu lộ một nỗi cảm hoài man mác.

– Nhà thơ xúc động nhìn nét chữ khắc đã mờ dưới làn rêu, bày tỏ tình cảm với nhà thơ Trương Hán Siêu của đời Trần.

– Nỗi niềm mà Nguyễn Trãi muốn bày tỏ là nỗi niềm về một tấm lòng “Uống nước nhớ nguồn”, nhìn cảnh thiên nhiên gợi nhớ về nhà thơ từng lỗi lạc một thời mà nay có còn đâu.

Câu hỏi xoay quanh bài Dục Thúy Sơn

Tác Phẩm Dục Thúy Sơn

Về Tác Phẩm Dục Thúy Sơn, bài thơ được viết theo thể thơ đường luật. Bài thơ này rút trong “Ức Trai thi tập” của Nguyễn Trãi.

Tác phẩm vẽ ra bức tranh sơn thủy nơi núi Dục Thúy đẹp tựa cảnh tiên rơi cõi tục, vừa thể hiện niềm say mê với thiên nhiên, vừa gợi nỗi lòng cảm hoài của Nguyễn Trãi khi nghĩ về Trương Hán Siêu – một nhà thơ có những bài kí gắn liền với núi Dục Thúy.

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Dục Thúy Sơn

Bài thơ có thể được sáng tác vào thời điểm sau cuộc kháng chiến chống giặc Minh và trước khi Nguyễn Trãi lui về ở ẩn tại Côn Sơn. Bài thơ được sưu tầm và xếp vào Ức Trai thi tập.

Ý nghĩa nhan đề bài thơ Dục Thúy Sơn

Tên cũ của núi là Băng Sơn. Về đời Trần, Trương Hán Siêu lên chơi núi này, mới đổi thành Dục Thuý Sơn (núi tắm màu biếc); ngày nay gọi là núi Non Nước, thuộc thị xã Ninh Bình. Dục Thuý Sơn là một thắng cảnh, từng được nhiều tao nhân mặc khách đến thăm và làm thơ ca ngợi

Trước đây núi có tên là Sơn Thuý. Tên Dục Thuý là do Trương Hán Siêu đặt. Có người giải thích núi giống hình chim trả, lại ở trên bờ sông, nên gọi là Dục Thuý, với nghĩa là chim trả tắm (dục: tắm, thuý: chim trả).

Giá trị bài thơ Dục Thúy Sơn

Sau đây là các giá trị bài thơ Dục Thúy Sơn.

Giá trị nội dung

  • Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên núi Dục Thúy, vẻ đẹp mĩ lệ, toàn bích.
  • Thể hiện tâm trạng nỗi niềm của tác giả khi nghĩ tới người xưa.

Giá trị nghệ thuật

  • Tả cảnh ngụ tình
  • Ngôn từ thơ giàu hình ảnh, sức gợi tả
  • Hình ảnh ẩn dụ sử dụng sóng đôi nhau

Bố cục bài thơ Dục Thúy Sơn

Bố cục bài thơ Dục Thúy Sơn gồm 2 phần chính:

  • 6 câu thơ đầu: Khung cảnh núi Hương sơn
  • 2 câu cuối: Cảm hoài của Nguyễn Trãi

Nỗi niềm của Nguyễn Trãi trong bài Dục Thúy Sơn

– Hai câu kết biểu lộ một nỗi cảm hoài man mác. Nhiều bài thơ của ức Trai đều có cấu tứ cảm xúc tương tự. Nhà thơ trực tiếp thổ lộ tình cảm:

“Dẽ cố ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khấp đòi phương”

– Gần một thế kỉ sau lên chơi núi Dục Thúy, khi người xưa đã khuất từ lâu rồi, đọc bia tháp Linh Tế, nhà thơ xúc động nhìn nét chữ khắc đã mờ dưới làn rêu.

– Nhà thơ xúc động bày tỏ tình cảm với nhà thơ Trương Hán Siêu của đời Trần. Ông là bậc danh sĩ cao khiết, nhà thơ lỗi lạc. Tên tuổi ông gắn liền với Dục Thúy Sơn, với những bài kí rất nổi tiếng. Ông đã được thờ ở Văn Miếu, Thăng Long. Thiếu bảo là danh vị cao quý vua Trần ban cho ông. Ức Trai không gọi tên mà chỉ nhắc đến họ, đến danh vị Trương Hán Siêu là một cách xưng hô đầy trọng vọng, cung kính.

– Nỗi niềm mà Nguyễn Trãi muốn bày tỏ là nỗi niềm về một tấm lòng “Uống nước nhớ nguồn”, nhìn cảnh thiên nhiên gợi nhớ về nhà thơ từng lỗi lạc một thời mà nay có còn đâu.

**************

Trên đây là đề đọc hiểu Dục Thuý sơn (Nguyễn Trãi) có đầy đủ đáp án chi tiết. Hy vọng dựa vào đây, các em sẽ tự tin trả lời đúng các câu hỏi trong kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập thật tốt trước khi bước vào kì thi học kì sắp tới.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button