Giáo dụcLớp 12

5 Đề đọc hiểu Dặn con (Trần Nhuận Minh) có đáp án chi tiết

Dặn con đọc hiểu

5 Đề đọc hiểu Dặn con (Trần Nhuận Minh) có đáp án chi tiết được THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp từ các bài thi Ngữ Văn trên toàn quốc sẽ là tài liệu cho các em ôn luyện trước khi bước vào kì thi sắp tới. Hy vọng với 5 bộ đề Dặn con đọc hiểu dưới đây, các em sẽ trả lời đúng toàn bộ các câu hỏi trong bài thi nhé.

Đề đọc hiểu Dặn con (Trần Nhuận Minh) có đáp án chi tiết
Đề đọc hiểu Dặn con (Trần Nhuận Minh) có đáp án chi tiết

Đọc hiểu Dặn con (Trần Nhuận Minh) – Đề số 1

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

DẶN CON

Chẳng ai muốn làm hành khất

Tội trời đày ở nhân gian

Bạn đang xem: 5 Đề đọc hiểu Dặn con (Trần Nhuận Minh) có đáp án chi tiết

Con không được cười giễu họ

Dù họ hôi hám úa tàn

Nhà mình sát đường họ đến

Có cho thì có là bao

Con không bao giờ được hỏi

Quê hương họ ở nơi nào

Con chó nhà mình rất hư

Cứ thấy ăn mày là cắn

Con phải răn dạy nó đi

Nếu không thì con đem bán

Mình tạm gọi là no ấm

Ai biết cơ trời vần xoay

Lòng tốt gửi vào thiên hạ

Biết đâu nuôi bố sau này.

(Trần Nhuận Minh)

Câu 1. Hãy cho biết thể thơ và cách gieo vần của bài thơ.

Lời giải:

Thể thơ: Tự do. Gieo vần chân.

Câu 2. Ý nghĩa của cách gọi “hành khất” mà không phải “ăn mày” ở câu thơ mở đầu?

Lời giải:

Cách gọi “hành khất” mà không phải “ăn mày” thể hiện thái độ tôn trọng của người cha với những người bị “giời đày” chẳng may phải xin ăn trên phố, đồng thời cũng thể hiện niềm đồng cảm chân thành với nỗi bất hạnh của họ. Qua cách gọi ấy người cha cũng muốn con mình nhận ra nên có thái độ hành xử như thế nào cho đúng với những người cơ cực, khổ nghèo.

Câu 3. Việc lặp lại: “Con không…Con không…” ở khổ 1, 2 thể hiện thái độ gì của nhân vật trữ tình”

Lời giải:

Việc lặp lại “Con không… Con không…” ở khổ 1,2 là những câu khẳng định có ý nghĩa mệnh lệnh thể hiện thái độ nghiêm khắc căn dặn con của nhân vật trữ tình. Người cha muốn khắc sâu trong con những điều tuyệt đối không được làm khi gặp những người hành khất tránh gây nên sự tổn thương về tinh thần cho họ.

Câu 4. Hãy thử lí giải tại sao người cha lại dặn con: Con không bao giờ được hỏi/ Quê hương họ ở nơi nào.

Lời giải:

Nguyên nhân khiến người ha dặn dò con: Con không bao giờ được hỏi/Quê hương họ ở nơi nào.

+ Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi có họ hàng, làng xóm,… Ai cũng yêu, cũng muốn gắn bó với quê hương mình và khi đi xa thì tha thiết mong nhớ.

+ Những người hành khất không may phải lang thang xin ăn, họ vì lí do nào đó mà phải xa quê, nên khi hỏi họ về quê hương là đâm sâu hơn vào nỗi đau tha hương của họ, khiến họ xót xa hơ cho tình cảnh thực tại nghiệt ngã của chính mình.

=> Qua lời dặn dò này, người cha dạy con cần phải có tình yêu thương con người, biết quý trọng con người. Không chỉ giúp đỡ những con người hành khất về vật chất, một người biết yêu thương cần phải biết đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu để không gây ra những tổn thương tinh thần cho họ.

Câu 5. Những lời chia sẻ trong khổ cuối gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì?

Lời giải:

Những lời chia sẻ trong khổ cuối là lời dặn dò vô cùng ý nghĩa của người cha dành cho con:

+ Mình tạm gọi là no ấm/Ai biết cơ trời vần xoay: Gia đình mình chỉ “tạm” gọi là no ấm hơn những người hành khất tội nghiệp kia. Sự no ấm ấy chưa biết tồn tại được bao lâu bởi cuộc sống luôn “vần xoay” biến đổi…

+ Lòng tốt gửi vào thiên hạ/Biết đâu nuôi bố sau này: Con hãy sống giàu tình yêu thương, sẻ chia, trân trọng những người nghèo khổ, tu nhân tích đức, bởi biết đâu sau này bố cũng rơi vào tình cảnh như họ, và cũng được mọi người giúp đỡ, trân trọng như con đã làm.

⟹ Người cha đã đánh thức lòng trắc ẩn, tình yêu thương, khơi dậy lòng tốt không chỉ của con mình mà con của nhiều người khác.

Câu 6. Đọc bài thơ này, anh/chị có liên tưởng đến bài thơ nào đã học? Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 dòng) bàn về những lời dạy quý giá của cha.

Lời giải:

Bài thơ gợi nhớ đến bài “Nói với con” của Y Phương.

Đoạn văn cần kết cấu rõ ràng, mạch lạc, tập trung bàn về những lời dạy của cha: Nội dung những lời dạy, ý nghĩa của những lời dạy.

Bài mẫu số 1:

Đoạn thơ tuy ngắn nhưng chứa đầy những lời dạy quý giá của người cha đối với đứa con của mình. Người cha dạy con biết bao nhiêu là điều. Đó là không nên cười giễu những người ăn mày, không nên hỏi quê hương họ ở đâu. Những lời dạy ấy thể hiện giá trị nhân văn rất sâu sắc. Qua lời dặn dò này, người cha dạy con cần phải có tình yêu thương con người, biết quý trọng con người. Không chỉ giúp đỡ những con người hành khất về vật chất, một người biết yêu thương cần phải biết đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu để không gây ra những tổn thương tinh thần cho họ. Dẫu cho họ có hoàn cảnh cơ cực, có úa tàn thì cũng không nên xa lánh họ, mà trái lại nên đồng cảm, chia sẻ và trân trọng họ. Cũng nên tinh tế khi chia sẻ với họ, đừng làm tổn thương tinh thần ngay khi về mặt vật chất họ cũng đã quá thiếu thốn. Những lời người cha dạy con xuất phát từ sự trải nghiệm trong cuộc sống. Gia đình mình chỉ “tạm” gọi là no ấm hơn những người hành khất tội nghiệp kia. Sự no ấm ấy chưa biết tồn tại được bao lâu bởi cuộc sống luôn “vần xoay” biến đổi… Vì thế, con hãy sống giàu tình yêu thương, sẻ chia, trân trọng những người nghèo khổ, tu nhân tích đức, bởi biết đâu sau này bố cũng rơi vào tình cảnh như họ, và cũng được mọi người giúp đỡ, trân trọng như con đã làm.Như vậy, người cha đã đánh thức lòng trắc ẩn, tình yêu thương, khơi dậy lòng tốt không chỉ của con mình mà con của nhiều người khác.

Bài mẫu số 2:

Trong đoạn thơ Dặn con, ta có thể thấy được nhiều lời dạy ý nghĩa mà cha gửi tới con. Người cha dạy con bài học về sự cảm thông, thấu hiểu. Đó chính là đức tính tốt đẹp mà con cần hình thành. Thay vì dạy con cách “hơn người”, cha muốn con hiểu hơn về bài học của thấu hiểu. Vì đó mới là chìa khóa gắn kết con người với con người. Đặc biệt, người cha còn dặn con hãy biết cho đi. Cho đi thì mới có thể có được hạnh phúc. Mọi sự khinh bỉ đối với người yếu thế hơn mình sẽ bị lên án và là điều con cần lánh xa. Như cha dạy con, cơ trời vần xoay, và cha chỉ muốn con hãy trao đi nhiều điều tốt để đón nhận lại điều tốt. Cuộc sống muôn màu nhưng điều tốt đẹp đến cùng chính là đạo đức, là sự bao dung, cao thượng mà mỗi người phải gìn giữ.

Đọc hiểu Dặn con (Trần Nhuận Minh) – Đề số 2

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

DẶN CON

Chẳng ai muốn làm hành khất

Tội trời đày ở nhân gian

Con không được cười giễu họ

Dù họ hôi hám úa tàn

Nhà mình sát đường họ đến

Có cho thì có là bao

Con không bao giờ được hỏi

Quê hương họ ở nơi nào

Con chó nhà mình rất hư

Cứ thấy ăn mày là cắn

Con phải răn dạy nó đi

Nếu không thì con đem bán

Mình tạm gọi là no ấm

Ai biết cơ trời vần xoay

Lòng tốt gửi vào thiên hạ

Biết đâu nuôi bố sau này.

(Trần Nhuận Minh)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?

Lời giải:

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

Câu 2. Hãy tìm trong vốn từ tiếng Việt từ đồng nghĩa với từ hành khất? Theo em, vì sao tác giả dùng từ hành khất thay vì các từ đồng nghĩa khác?

Lời giải:

* Từ đồng nghĩa với từ hành khất: ăn xin, ăn mày

* Tác giả dùng từ hành khất vì:

  • Tác dụng phối thanh
  • Hành khất là từ Hán Việt có sắc thái trang trọng, khác với sắc thái trung tính của các từ thuần Việt ăn xin, ăn mày, do đó phù hợp với cảm xúc của nhân vật trữ tình trong lời dặn con (phải tôn trọng, giữ thể diện cho những người hành khất)

Câu 3. Em có suy nghĩ gì về lời dặn con của người bố trong đoạn trích? (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng).

Lời giải:

Thí sinh có thể trình bày nhiều cách, nhiều nội dung, sau đây là một phương án:

  • Những lời dặn thể hiện tinh thần nhân văn: thương yêu con người, tôn trọng con người
  • Những lời dặn đầy sự chiêm nghiệm sâu sắc về lẽ đời như: cơ trời vần xoay, lòng tốt, cho và nhận… khiến con người phải suy nghĩ về cách sống

Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, chặt chẽ.

Đọc hiểu Dặn con (Trần Nhuận Minh) – Đề số 3

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

DẶN CON

Chẳng ai muốn làm hành khất

Tội trời đày ở nhân gian

Con không được cười giễu họ

Dù họ hôi hám úa tàn

Nhà mình sát đường họ đến

Có cho thì có là bao

Con không bao giờ được hỏi

Quê hương họ ở nơi nào

Con chó nhà mình rất hư

Cứ thấy ăn mày là cắn

Con phải răn dạy nó đi

Nếu không thì con đem bán

Mình tạm gọi là no ấm

Ai biết cơ trời vần xoay

Lòng tốt gửi vào thiên hạ

Biết đâu nuôi bố sau này.

(Trần Nhuận Minh)

Câu 1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Lời giải:

– Thể thơ: Tự do (Hoặc 6 chữ)

– Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Biểu cảm.

Câu 2. Ở khổ thơ thứ ba, tác giả dùng từ ăn mày (Cứ thấy ăn mày là cắn), nhưng ở khổ thơ đầu tác giả lại dùng từ hành khất (Chẳng ai muốn làm hành khất), ý nghĩa?

Con không bao giờ được hỏi

Quê hương họ ở nơi nào.

Lời giải:

Ở khổ thơ thứ ba, tác giả dùng từ ăn mày (Cứ thấy ăn mày là cắn), nhưng ở khổ thơ đầu tác giả lại dùng từ hành khất (Chẳng ai muốn làm hành khất): Thí sinh có thể có nhiều cách lí giải nghĩa, miễn là hợp lí.

Gợi ý:

+ Cách gọi ăn mày: Loài vật chỉ biết quan sát bộ dạng bên ngoài, không thể nhìn thấu được cuộc đời, tâm hồn, trái tim,… của họ.

+ Cách gọi hành khất: Thể hiện sự tôn trọng và yêu thương…

Câu 3. Tại sao người cha dặn con điều đó?

Lời giải:

Quê hương gắn bó sâu nặng với cuộc đời của mỗi con người, một khi phải tha hương cầu thực chắc cuộc đời họ phải chịu nhiều buồn đau, cay đắng. Vì thế, hỏi về quê hương là chạm tới nỗi đau…

Câu 4. Cảm xúc của em về hai dòng thơ cuối:

Lòng tốt gửi vào thiên hạ

Biết đâu nuôi bố sau này…

Lời giải:

Thí sinh có thể có những cảm nhận khác nhau, song phải hướng tới giá trị chân chính mà tác giả gửi gắm.

Gợi ý:

Người cha muốn nhắn nhủ tới con về bài học cho và nhận – gửi lòng tốt, tình yêu thương, sự sẻ chia, đùm bọc cho thiên hạ đó chính là nguồn hạnh phúc nuôi dưỡng chúng ta. Vì thế hãy biết sống thật ý nghĩa.

Đọc hiểu Dặn con (Trần Nhuận Minh) – Đề số 4

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

DẶN CON

Chẳng ai muốn làm hành khất

Tội trời đày ở nhân gian

Con không được cười giễu họ

Dù họ hôi hám úa tàn

Nhà mình sát đường họ đến

Có cho thì có là bao

Con không bao giờ được hỏi

Quê hương họ ở nơi nào

Con chó nhà mình rất hư

Cứ thấy ăn mày là cắn

Con phải răn dạy nó đi

Nếu không thì con đem bán

Mình tạm gọi là no ấm

Ai biết cơ trời vần xoay

Lòng tốt gửi vào thiên hạ

Biết đâu nuôi bố sau này.

(Trần Nhuận Minh)

Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt của bài thơ?

Lời giải:

Phương thức biểu đạt là biểu cảm, nghị luận

Câu 2. Chỉ ra các từ ngữ được dùng theo nghĩa chuyển trong khổ thơ thứ nhất và giải thích ngắn gọn ý nghĩa của từ ngữ đó gắn với ngữ cảnh trong bài thơ?

Lời giải:

Từ được dùng với nghĩa chuyển ở khổ thơ thứ nhất là từ “úa tàn”

Ý nghĩa: rách rưởi, nghèo khổ, mệt mỏi…

Câu 3. Tại sao tác giả lại dặn: “Con không bao giờ được hỏi/Quê hương họ ở nơi nào”?

Lời giải:

Vì hỏi quê quán là chạm vào nỗi đau của họ, khiến họ thêm tủi hổ

Người hành khất phải xa lìa gia đình, quê hương để “tha phương cầu thực” nên nếu ai đó hỏi về nơi chôn rau cắt rốn chỉ càng khiến họ thêm nhớ thương, xót xa, buồn tủi, đau đớn…

Câu 4. Bài thơ đã gợi cho anh chị suy nghĩ gì về cách ứng xử của con người đối với con người? (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)

Lời giải:

Thể hiện được suy nghĩ chân thành, sâu sắc về các ứng xử của con người với nhau.

Câu 5. Tìm ít nhất 03 từ Hán Việt được sử dụng trong bài thơ? Vì sao tác giả lại dùng từ “hành khất” mà không dùng từ “người ăn mày” trong câu thơ đầu?

Lời giải:

– Từ Hán Việt: Hành khất, nhân gian, thiên hạ.

– Tác giả lại dùng từ “hành khất” mà không dùng từ “người ăn mày” vì:

+ “Hành khất”,”ăn mày”: đều chỉ người kém may mắn trong cuộc sống, phải đi lang thang xin ăn.

+ Từ “Hành khất” là một từ Hán Việt thể hiện thái độ tôn trọng của tác giả đối với những người không may cơ nhỡ trong cuộc sống.

Câu 6. Theo em người cha muốn dặn con điều gì?

Lời giải:

Người cha muốn nói với con: Cần tôn trọng, đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡ những người không may mắn trong cuộc sống.

Người cha dạy con cần phải có tình yêu thương con người, biết quý trọng con người. Không chỉ giúp đỡ những con người hành khất về vật chất, một người biết yêu thương cần phải biết đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu để không gây ra những tổn thương tinh thần cho họ.

Đọc hiểu Dặn con (Trần Nhuận Minh) – Đề số 5

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

DẶN CON

Chẳng ai muốn làm hành khất

Tội trời đày ở nhân gian

Con không được cười giễu họ

Dù họ hôi hám úa tàn

Nhà mình sát đường họ đến

Có cho thì có là bao

Con không bao giờ được hỏi

Quê hương họ ở nơi nào

Con chó nhà mình rất hư

Cứ thấy ăn mày là cắn

Con phải răn dạy nó đi

Nếu không thì con đem bán

Mình tạm gọi là no ấm

Ai biết cơ trời vần xoay

Lòng tốt gửi vào thiên hạ

Biết đâu nuôi bố sau này.

(Trần Nhuận Minh)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản trên? Nội dung của bài thơ trên là gì?

Lời giải:

Các phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả và biểu cảm

Nội dung của bài thơ trên: Lời ba dặn con không được chế giễu những người hành khất. Mà phải quan tâm, giúp đỡ họ, biết đâu tương lại sẽ nuôi cuộc sống của ta.

Câu 2. Chỉ ra một biện pháp tu từ nổi bật trong văn bản và tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Lời giải:

– Biện pháp tư từ: Điệp từ ”Con không…”

– Tác dụng:

+ Làm cho các ý thêm sinh động, tạo nhịp điệu, âm hưởng cho bài thơ.

+ Nhấn mạnh lời người ba dặn con không được chế giễu những người hành khất. Mà phải quan tâm, giúp đỡ họ, biết đâu tương lại sẽ nuôi cuộc sống của ta.

+ Thể hiện sự giáo dục nghiêm khắc của người cha với con, mong muốn con mình thấu hiểu và sống đúng với đạo lí làm người: trân trọng, không chế nhạo những người cơ nhỡ.

Câu 3. Chỉ ra câu phủ định có trong văn bản và nêu tác dụng của câu phủ định đó

Lời giải:

Câu phủ định là: Chẳng ai muốn làm hành khất

Tác dụng: Thông báo, xác nhận về việc không ai muốn làm hành khất.

Câu 4. Anh/chị có suy nghĩ gì về bài học rút ra mà người cha nói với con qua bài thơ?

Lời giải:

Bài học rút ra:

+ Cần tôn trọng ,đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

+ Cần phải có tình yêu thương con người, biết quý trọng con người. Không chỉ giúp đỡ những con người hành khất về vật chất, một người biết yêu thương cần phải biết đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu để không gây ra những tổn thương tinh thần cho họ.

+ Người cha đã đánh thức lòng trắc ẩn, tình yêu thương, khơi dậy lòng tốt không chỉ của con mình mà con của nhiều người khác.

Câu 5. Hai câu thơ sau xét theo mục đích nói, thì thuộc kiểu câu gì?

Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn.

Lời giải:

Hai câu thơ sau xét theo mục đích nói, thì thuộc kiểu câu trần thuật.

Câu 6. Em hiểu gì về từ hành khất?

Lời giải:

“Hành khất” là những người ăn xin, ăn mày. Là những người không có quê hương hoặc phải xa quê để mưu sinh.

Câu 7. Những lời khuyên của người cha trong đoạn trích có ý nghĩa gì đối với anh/chị?

Lời giải:

Những lời khuyên của người cha đã giúp em có thêm sự đồng cảm với những người có cuộc sống khó khăn, để có thể trao đi yêu thương và sống tử tế với những người xung quanh mình hơn nữa.

Câu 8. Anh/chị hiểu thế nào về câu thơ:

Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này…”

Lời giải:

Hai câu thơ là lời nhắc nhở khéo léo và sâu sắc của người cha, ngụ ý: cuộc đời con người lúc lên lúc xuống, biết đâu sau này chính bố cũng ở vào hoàn cảnh của người ăn mày hôm nay, vì thế hãy biết mở rộng lòng nhân ái, biết cho đi để được nhận lại.

**************

Trên đây là 5 Đề đọc hiểu Dặn con (Trần Nhuận Minh) có đáp án chi tiết . Hy vọng dựa vào đây, các em sẽ tự tin trả lời đúng các câu hỏi trong kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập thật tốt trước khi bước vào kì thi học kì sắp tới.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button