Giáo dụcLớp 11

3 Đề Đọc hiểu Chợ đồng (Nguyễn Khuyến) có đáp án chi tiết

Chợ đồng đọc hiểu

Đọc hiểu Chợ đồng của nhà thơ Nguyễn Khuyến thường xuyên xuất hiện trong các đề thi văn THPT. THPT Ngô Thì Nhậm sẽ giới thiệu tới các em học sinh một số đề đọc hiểu bài thơ Chợ Đồng có kèm theo gợi ý trả lời. Hy vọng các đề thi đọc hiểu kiểu mẫu sau đây sẽ giúp ích các em trong quá trình ôn thi học kỳ.

Đọc hiểu Chợ đồng – Mẫu 1

Đọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:

CHỢ ĐỒNG

Tháng chạp hai mươi bốn chợ Đồng,

Năm nay chợ họp có đông không?

Bạn đang xem: 3 Đề Đọc hiểu Chợ đồng (Nguyễn Khuyến) có đáp án chi tiết

Dở trời, mưa bụi còn hơi rét.

Nếm rượu, tường đền được mấy ông?

Hàng quán người về nghe xáo xác,

Nợ nần năm hết hỏi lung tung.

Dăm ba ngày nữa tin xuân tới. ‘

Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng.

Nguyễn Khuyến 

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính?

Trả lời:

– Thể thơ: thất ngôn bát cú đường luật

– Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 2. Trong văn bản, khung cảnh chợ Đồng được miêu tả qua những chi tiết nào?

Trả lời:

Khung cảnh chợ Đồng được miêu tả qua các chi tiết: “hàng quán người về nghe xáo xác”, “nợ nần năm hết hỏi lung tung”

Câu 3. Không khí tết chợ Đồng được gợi ra như thế nào qua 2 câu thơ: Hàng quán người về nghe xáo xác, Nợ nần năm hết hỏi lung tung.

Trả lời:

Không khí chợ tết càng về cuối lại thấy sự rã đám, “xáo xác” và “lung tung” là những ồn ào, rối loạn, Phiên chợ Tết đáng lẽ phải vui tươi, nhộn nhịp, người người hân hoan mua sắm sửa sang mà ở đây chỉ có tiếng đòi nợ, thúc nợ lung tung. Cái không khí nghèo túng bao đang trùm cả làng quê. Tác giả thế hiện nỗi buồn của nhà Nho bất đắc chí, thương cho nỗi cơ cực, nghèo đói của nhân dân

Câu 4. Tìm và nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ.

Trả lời:

– Biện pháp ẩn dụ được sử dụng trong trong câu: “Dở trời, mưa bụi còn hơi rét.” – “Dở trời, mưa bụi còn hơi rét” mang hàm nghĩa cho cảnh lầm than, nỗi cơ cực của nhân dân, của bà con dân cày nghèo khổ.

Câu 5. Từ nội dung của bài thơ, em hãy viết đoạn văn nêu cảm nhận về không khí ngày tết quê em (viết đoạn văn khoảng 100 chữ).

Trả lời:

Mùa xuân đến trên quê em náo nức biết bao, Tết gõ cửa từng nhà, mang bao niềm vui, hạnh phúc. Trẻ con chúng em háo hức chờ Tết để có thêm nhiều quần áo mới, được nhận lì xì, bánh kẹo ăn thỏa thích. Nhà tất bật quét dọn sạch sẽ, nhà trang trí cây mai cây đào, nhà lại gói bánh chưng,… Khuân mặt trẻ con, người lớn, ai ai cũng tràn đầy hứng khởi, mọi người chúc cho nhau một năm mới bình an, phát tài phát lộc. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, mang theo tình yêu cùng niềm tự hào với bao giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước.

Đọc hiểu Chợ đồng – Mẫu 2

Đọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:

CHỢ ĐỒNG

Tháng chạp hai mươi bốn chợ Đồng,

Năm nay chợ họp có đông không?

Dở trời, mưa bụi còn hơi rét.

Nếm rượu, tường đền được mấy ông?

Hàng quán người về nghe xáo xác,

Nợ nần năm hết hỏi lung tung.

Dăm ba ngày nữa tin xuân tới. ‘

Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng.

Nguyễn Khuyến 

Câu 1. Chỉ ra một phép tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ:

Hàng quán người về nghe xáo xác,

Nợ nần năm hết hỏi lung tung.

Trả lời: 

Biện pháp tu từ Ẩn dụ “nghe xao xác”

Câu 2. Chỉ ra những hình ảnh về quang cảnh và âm thanh của chợ tết trong bài thơ trên? Những chi tiết đó nói lên điều gì?

Trả lời:

Quang cảnh: dở trời mưa bụi hơi rét, hàng quán người về,

Âm thanh: pháo trú, hỏi han,

Chi tiết nói lên rằng chợt Tết năm nay không có cái ồn ã, náo nhiệt như chợ Tết mọi năm.

Câu 3. Nêu tác dụng của phép tu từ đã sử dụng trong câu hỏi 1?

Trả lời: 

Tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho câu thơ

Nhấn mạnh những suy tư, khắc khoải trong tác giả khi chứng kiến cảnh đìu hiu dù đang là Tết đến.

Câu 4. Nêu gắn gọn cảm nhận về tâm trạng của Nguyễn Khuyến biểu hiện trong bài thơ?

Trả lời: 

Tâm trạng của Nguyễn Khuyến biểu hiện ở bài thơ là tâm trạng nhiều những thất vọng, chán chường. Nhà thơ buồn trước cảnh và người nơi đây. Khugn cảnh chợ Tết lại thiếu vắng đi những gì cần có. Đó cũng phản ánh thực tại xã hội Việt Nam thời kì ấy, cái buồn bao trùm khiến người ta không còn những tâm trạng sắm Tết dù là ngày vui.

Đọc hiểu Chợ đồng – Mẫu 3

Đọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:

CHỢ ĐỒNG

Tháng chạp hai mươi bốn chợ Đồng,

Năm nay chợ họp có đông không?

Dở trời, mưa bụi còn hơi rét.

Nếm rượu, tường đền được mấy ông?

Hàng quán người về nghe xáo xác,

Nợ nần năm hết hỏi lung tung.

Dăm ba ngày nữa tin xuân tới. ‘

Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng.

Nguyễn Khuyến 

Câu 1. Khung cảnh chợ Đồng được tái hiện như thế nào trong bài thơ?

Trả lời:

– Thời gian: Tháng chạp hai mươi bốn – thời gian giáp Tết.

– Không gian: Không gian của chợ quê – khi tan chợ.

=> Thời gian gần hết một năm thường gợi lên nhiều suy tư; không gian quen thuộc gợi lên nhịp sống, bộ mặt của mỗi làng quê.

Câu 2. Nêu nội dung của bài thơ?

Trả lời:

Bài thơ thể hiện tâm trạng buồn của Nguyễn Khuyến khi chứng kiến nhịp sống của người dân qua cảnh chơ Đồng. Tan chợ, phiên chợ Tết mà chỉ có tiếng đòi nợ, thúc nợ lung tung. Năm cũ sắp qua, năm mới đang dần đến mà cái cái nghèo, cái túng đói vẫn ám ảnh đời sống dân quê. 

Câu 3Nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong 2 câu thơ?

Hàng quán người về nghe xáo xác,

Nợ nần năm hết hỏi lung tung.

Trả lời:

Biện pháp nghệ thuật: đối

-> Nhấn mạnh sự đối lập giữa khung cảnh chợ đồng.“người về” không phải là về họp mà là ra về; càng về cuối chợ, có cái huyên thuyên của sự rã đám, kẻ đòi nợ càng thúc người chịu nợ… Cái âm “xáo xác” đối với cái thanh “ lung tung”. Xao xác nghĩa là ồn ào mà ngơ ngác. Lung tung là rắc rối, loạn xạ cả lên. Tan chợ, phiên chợ Tết mà chỉ có tiếng đòi nợ, thúc nợ lung tung. Cái nghèo túng đang đè nặng xóm làng quê. Cảnh hàng quán mua bán “nghe xáo xác”. Cái buồn của sự đói nghèo càng được nhân lên khi năm hết Tết đến rồi.

Câu 4Qua bài thơ, anh(chị) cảm nhận gì về tâm trạng của tác giả?

Trả lời:

Qua đoạn thơ, em cảm nhận được rằng, tâm hồn nhà thơ là một tâm hồn bình dị, tinh tế với cuộc sống. Tâm hồn nhà thơ cũng vô cùng chất phác, hồn hậu, thanh bạch và nhạy cảm với nhịp sống xung quanh mình.

Trên đây là 3 mẫu đề đọc hiểu Chợ đồng của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Các đề đọc hiểu kiểu mẫu có kèm lời giải được chia sẻ tại THPT Ngô Thì Nhậm. Các em học sinh có thể tham khảo những bài văn mẫu hay để bổ sung kiến thức trong quá trình học tập.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button