Tổng hợp

Điểm lexile là gì? Ý nghĩa của điểm Lexile

Điểm lexile là gì?

Tên tiếng Anh là “Lexile Measure” hoặc “Lexile Level” là một phương tiện phổ biến được rất nhiều trường học trên toàn thế giới sử dụng để đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh và cả người lớn. Nó là công cụ hêt sức hữu dụng cho thày giáo, học sinh và bố mẹ. Điểm Lexile phản ánh độ khó của văn bản hoặc trình độ của học sinh. Thang điểm Lexile do MetaMetrics© phát triển, đây là một cơ quan nghiên cứu và giáo dục được tài trợ bởi National Institute of Child Health and Human Development.

Khung Lexile (Lexile Framework for Reading) là một phương pháp khoa học được sử dụng để kết nối bạn đọc mọi lứa tuổi với các tài liệu phù hợp với trình độ tiếng Anh của mình. Khung này được phát triển bởi tiến sĩ Jackson Stenner, và tiến sĩ Malbert Smith, hai nhà nghiên cứu giáo dục mong muốn lấy điểm số của các kì thi làm cơ sở để tìm ra lộ trình phát triển kĩ năng đọc tiếp theo cho trẻ, thay vì chỉ căn cứ vào số tuổi của trẻ.

Ví dụ, một cuốn sách cho trình độ học sinh lớp 4 có thể là quá dễ, nhưng cũng có thể là quá sức với các em học sinh khác nhau cùng thuộc lứa tuổi lớp 4. Tiến sĩ Jackson Stenner, và tiến sĩ Malbert Smith đã phát triển một cách thức đo lường khả năng đọc của trẻ chính xác hơn số tuổi, đó chính là Lexile.

Điểm lexile là gì?
Điểm lexile là gì?

Điểm Lexile có ký hiệu chữ L. Ví dụ, học sinh có thể đạt 1240L, tức 1240 điểm Lexile. Điểm số này càng cao thì càng thể hiện trình độ đọc hiểu cao của học sinh. Hệ thống đánh giá Lexile có điểm thấp nhất là 5L. Điểm cao nhất là 2200L. Dưới 5L được coi là BR tức Beginning Reader (người mới bắt đầu).

Học sinh có thể nhận được điểm Lexile của mình theo một hoặc hai cách: Làm bài kiểm tra đọc hiểu được thiết kế dành riêng cho chấm điểm Lexile hoặc làm bài đọc hiểu theo tiêu chuẩn khác có thể chuyển đổi sang giá trị của điểm Lexile.

Điểm số TOEFL Primary/ TOEFL Junior của trẻ có thể được quy đổi ra điểm Lexile tương ứng. Hiện tại, hơn 35 triệu học sinh nhận được điểm Lexile trên khắp 50 bang của Hoa Kỳ, và số quốc gia có thí sinh nhận điểm Lexile trên toàn thế giới lên đến 180 nước.

Căn cứ theo mức điểm của thí sinh, hệ thống Lexile sẽ gợi ý những đầu sách phù hợp với sở thích và trình độ của mỗi học sinh trong thư viện hàng chục nghìn tác phẩm được sắp xếp theo các chủ đề đa dạng như phiêu lưu, trinh thám, nghệ thuật cổ điển, văn học.

Tài liệu đọc cho trẻ em không nên dựa theo độ tuổi mà nên phù hợp với khả năng đọc của các em.

Để có chỉ số cấp độ đọc Lexile, trẻ sẽ cần hoàn thành các bài kiểm tra đọc khác nhau, mỗi bài kiểm tra tập trung vào những khía cạnh khác nhau của kỹ năng đọc hiểu.

Số điểm Lexile sẽ luôn đi kèm với chữ “L” ở phía sau, ví dụ 770L = 770 Lexile. Điểm Lexile càng cao thì cấp độ về khả năng đọc của trẻ càng cao. Trong đó, số điểm cao nhất là 2000L. Nếu trẻ đạt được số điểm dưới 5L thì sẽ được coi là đang ở trình độ Sơ cấp (BR).

Chỉ số Lexile sẽ giúp bố mẹ nhận định khả năng đọc của trẻ có đang phát triển chậm hơn so với các bạn đồng trang lứa hay không. Tuy nhiên bố mẹ đừng nên quá lo lắng nếu trẻ không đạt được kết quả như mong muốn và cũng không nên lấy đó làm tiêu chuẩn để so sánh con mình với các bạn khác. Bởi vì chỉ số Lexile còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm động lực, sở thích và kiến thức nền của trẻ.

Hơn nữa, Lexile cũng không phải là bài kiểm tra khả năng học tập và tư duy của trẻ. Nó chỉ đơn giản là một công cụ giúp bố mẹ tìm cho con mình những cuốn sách phù hợp với khả năng đọc của con. Bố mẹ nên sử dụng chỉ số này để so sánh và theo dõi quá trình phát triển kỹ năng đọc của trẻ qua thời gian.

Cấp độ Lexile của một cuốn sách được đo lường ra sao?

Việc đo lường cấp độ Lexile của một cuốn sách sẽ được tiến hành bởi Tổ chức Giáo dục MetaMetrics. Đơn vị đo chỉ số Lexile của sách cũng giống như với khả năng đọc của trẻ. Sau khi cuốn sách được xem xét và định mức, nó sẽ có chỉ số Lexile của riêng mình, ví dụ 600L. Chỉ số càng cao, cuốn sách càng khó.

Có hai tiêu chí để xác định chỉ số Lexile của một cuốn sách, đó là mật độ xuất hiện của từ và độ phức tạp của câu. Những cuốn sách dưới 10L được coi là dành cho trình độ sơ cấp (BR).

Ứng dụng của cấp độ đọc Lexile

Khi biết chỉ số cấp độ đọc Lexile của trẻ, bố mẹ sẽ có thể dễ dàng hơn khi tìm kiếm những cuốn sách phù hợp với trình độ đọc của trẻ. Ví dụ, trẻ có chỉ số Lexile là 300L, bố mẹ nên chọn những cuốn sách hoặc tạp chí cũng có điểm là 300L.

Lúc này, trẻ sẽ cảm thấy việc đọc không quá khó khăn, từ đó trở nên tự tin hơn với khả năng đọc của mình. Bố mẹ cũng nên chọn những cuốn sách liên quan đến sở thích của trẻ, giúp trẻ hứng thú hơn với việc đọc. Đây chính là động lực cho trẻ chăm chỉ đọc sách và phát triển các kỹ năng đọc của mình.

Cấp độ đọc Lexile tuy không phải là thước đo khả năng học tập và tư duy của trẻ, nhưng nó góp phần hỗ trợ bố mẹ theo dõi sát sao quá trình phát triển kỹ năng đọc của trẻ. Từ đó, bố mẹ có thể chọn những cuốn sách phù hợp với khả năng của trẻ và có những phương pháp dạy con tập đọc phù hợp nhất.

Ý nghĩa của điểm Lexile

Học sinh nhận được điểm Lexile của mình theo một hoặc hai cách: Làm bài kiểm tra đọc hiểu được thiết kế dành riêng cho chấm điểm Lexile hoặc làm bài đọc hiểu theo tiêu chuẩn khác có thể chuyển đổi sang giá trị của điểm Lexile. Nếu một học sinh đạt được diểm 550L, đó là giá trị 550 điểm Lexile. 550L này là sự đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh đó. Tuy nhiên không nên cứng nhắc gọi đây là “điểm”, đây là sự đánh giá về sự tiến bộ của học sinh.

Ý nghĩa của điểm Lexile
Ý nghĩa của điểm Lexile

Học sinh muốn biết điểm Lexile của mình thì theo cách nào?

Trên các phương tiện học tập, điểm Lexile có ký hiệu chữ L – ví dụ 770L – tức là 770 điểm Lexile. Điểm số này càng cao thì càng thể hiện trình độ đọc hiểu cao của học sinh. Hệ thống đánh giá Lexile có điểm thấp nhất là 5L. Điểm cao nhất là 2200L. Dưới 5L được coi là BR tức Beginning Reader (mới học).

Tìm sách đọc phù hợp theo thang điểm Lexile như thế nào?

Độ khó của một cuốn sách tính ra điểm Lexile được đánh giá mởi MetaMetrics©. Hai cơ sở chính để đánh giá dựa trên sự lặp lại của tự ngữ và độ dài của câu văn. Mỗi bước điểm đánh giá là 10L

Cách chon sách đọc lý tưởng nhất là lựa trình điểm số Lexile của sách ngang với trình độ người đọc để có thể hiểu tốt nội dung, tránh nản chí nhàm chán. Hệ thống tính điểm Lexile chính là phượng tiện tốt để chọn sách đọc.

Làm thế nào để tìm sách có điểm Lexile phù hợp với trình độ của con bạn?

Điểm Lexile được tính toán dựa trên cơ sở khoa học và toán học chính xác nhằm đánh giá độ khó. Căn cứ vào điểm Lexile của con, bố mẹ sử dụng các cơ sở dữ liệu dựa trên Lexile để tìm sách phù hợp để giúp con giữ được hứng thú với việc đọc và cải thiện năng lực tốt. Có nhiều trang web hoặc cơ sở dữ liệu như vậy, có thể tìm được dễ dàng với từ khóa “book, reading, lexile…”

Bảng quy đổi điểm Lexile qua trình độ theo lứa tuổi và lớp

Lưu ý:

  • Bảng này tính theo trình độ của học sinh bản ngữ.
  • Bảng đánh giá có tính chất tham khảo, không có tính tuyệt đối với từng học sinh bởi sở thích và cảm hứng về mỗi loại sách đối với mỗi người có thể khác nhau dẫn đến kết quả đọc khác nhau trong từng trường hợp cụ thể.
Lớp Cơ bản Thành Thạo Nâng Cao
1 BR – 189 190 – 530 921 – 1700+
2 220 – 419 420 – 650 985 – 1700+
3 330 – 519 520 – 820 921 – 1700+
4 540 – 739 740 – 890 991 – 1700+
5 620 – 829 830 – 1010 1011 – 1700+
6 730 – 924 925 – 1070 1071 – 1700+
7 770 – 969 970 – 1120 1121 – 1700+
8 790 – 1009 1110 – 1185 1186 – 1700+
9 850 – 1049 1050 – 1260 1261 – 1700+

Làm thế nào để tra cứu tài liệu đọc trên website Lexile?

Khi đã biết điểm Lexile, làm sao có thể tra cứu tài liệu phù hợp với trình độ của mình? Học sinh có thể thực hiện các bước như sau:

Bước 1. Truy cập website:www.Lexile.com/toefl-primary hoặc www.toefljunior.lexile.com

Bước 2. Điền số điểm Lexile của mình vào ô trống “Enter Lexile Measure” và nhấn vào nút Enter. Dải điểm thấp nhất là BR250 (ký tự BR viết tắt của Beginning Reader – trình độ Đọc của người mới bắt đầu và để đánh giá những thí sinh có điểm đọc dưới 0L) và cao nhất là 1600L.

Bước 3. Lựa chọn chủ đề tài liệu đọc muốn tham khảo trong mục “Choose Interests” bằng cách tick vào các ô chủ đề với nội dung tương ứng. Có tất cả 12 chủ đề để các em học sinh lựa chọn:

  • Adventure – Truyện phiêu lưu
  • Animals & Nature  – Động vật & Tự nhiên
  • Art & Music  – Nghệ thuật và Âm nhạc
  • Classics & Literature  – Nghệ thuật cổ điển & Văn học
  • Fantasy  – Truyện tưởng tượng
  • Graphic Novels & Comics  – Truyện tranh & Truyện cười
  • History – Lịch sử
  • Mystery – Truyện trinh thám
  • People & Places – Con người & Phong cảnh
  • Romance – Truyện lãng mạn
  • Science & Technology – Khoa học & Công nghệ

Học sinh có thể lựa chọn tất cả các chủ đề trên bằng cách chọn “Select all”.

Bước 4. Chọn chức năng tìm đầu sách cụ thể trong mục “Find Books”

Sau khi chọn “Find Books”, Lexile sẽ tự động đưa ra các gợi ý cho học sinh trong khoảng điểm Lexile – 50L và +100L so với điểm Lexile đã nhập. Như vậy, nếu học sinh muốn tham khảo các tài liệu đọc tương ứng với điểm Lexile 250L thì chương trình sẽ gợi ý các tài liệu trong khoảng điểm từ 150L đến 300L. Tính năng này giúp các em có định hướng lâu dài để phát triển năng lực đọc hiểu. Đồng thời, Lexile sẽ phân loại các tài liệu theo 2 loại là tài liệu sách và tài liệu báo chí (Article).

Bước 5: Xem lại các tài liệu đã lưu trong mục “Your Bookshelf”

Mục “Your Bookshelf” sẽ lưu lại các thông tin điểm Lexile tra cứu, khoảng điểm Lexile gợi ý, các sách/bài báo đã được lưu.

Khi nhấp chuột vào tên bài báo, học sinh sẽ xem được nội dung và các thông tin của bài báo như điểm Lexile tương ứng, tác giả, v..v

Đối với các tài liệu sách, chương trình sẽ tóm tắt nội dung chính và một số thông tin cơ bản của cuốn sách, đồng thời chuyển tới các đường link  hỗ trợ mua sách trực tuyến (Buy online) như Amazon.

Nội dung các tài liệu đã được gợi ý cho học sinh sẽ được lưu lại trong phần Thư viện tài liệu

Mẹo hay khi sử dụng công cụ Lexile

Để lưu lại các thông tin tra cứu, học sinh có thể tạo 1 tài khoản miễn phí trên Lexile tại http://toefljunior.lexile.com/en/account/profile_home/ và sau khi đã có tài khoản, có thể đăng nhập tài khoản cá nhân.

Mẹo hay khi sử dụng công cụ Lexile
Mẹo hay khi sử dụng công cụ Lexile

Học sinh có thể giới hạn số lượng kết quả tra cứu thể hiện trên mỗi trang kết quả, hoặc lựa chọn cách sắp xếp các kết quả tra cứu theo các chủ đề. Các em có thể thay đổi hoặc cập nhật các chủ đề ưa thích bất cứ lúc nào.

Mục “Bookshelf” lưu lại thông tin các sách mà học sinh đã lưu lại từ thư viện tài liệu (Library). Các em có thể giới hạn số lượng các sách trong mục sách đã đọc/sách chưa đọc.

********************

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button