Giáo dục

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm học 2022 – 2023 sở GD&ĐT Hậu Giang

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2022 – 2023 sở GD&ĐT Hậu Giang, có đáp án kèm theo. Qua đó, giúp các em học sinh tham khảo, so sánh với bài thi vào lớp 10 năm 2022 – 2023 của mình thuận tiện hơn.

Kỳ thi tuyển sinh vào 10 năm học 2022 – 2023 Hậu Giang diễn ra vào ngày 17 – 18/6/2022, với 3 môn Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh. Môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài 120 phút. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của THPT Ngô Thì Nhậm để tham khảo đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Hậu Giang:

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Hậu Giang năm 2022 – 2023

I. ĐỌC HIỂU:

Bạn đang xem: Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm học 2022 – 2023 sở GD&ĐT Hậu Giang

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

Câu 2: Theo đoạn trích, sự sẻ chia mang lại nhiều ý nghĩa khi: Sự chia sẻ thật sự phải xuất phát từ tình cảm chân thành của con tim, từ chính niềm vui và lòng vị tha của chúng ta. Động lực của sự chia sẻ hoàn toàn là do tự nguyện mà không cần đến đáp.

Câu 3: Ý nghĩa của thành phần phụ chú: Giải thích rõ hơn về hậu quả của việc cho đi với dụng ý được nhận lại.

Câu 4: ọc sinh tự đưa ra quan điểm của bản thân mình. Có lý giải phù hợp.

Gợi ý:

  • Đồng tình.
  • Lý giải: Khi con người biết cho đi đồng nghĩa với việc con người tạo ra một giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Con người sẽ được sống trong tình yêu thương, được tôn trọng. Điều đó tạo nên cuộc sống tốt đẹp. Đó cũng chính là những giá trị mà con người nhận được khi biết cho đi.

II. LÀM VĂN:

Câu 1:

Cách giải:

* Yêu cầu mặt hình thức: Viết đúng đoạn văn 200 chữ.

* Yêu cầu về mặt nội dung: – Xác định đúng yêu cầu nghị luận: Sự cần thiết phải biết sống chia sẻ

* Giải thích:

  • Sự sẻ chia trong cuộc sống là sự lắng nghe, thấu hiểu cảm thông, cùng san sẻ nỗi buồn, niềm vui, cùng nhau vượt qua khó khăn gian khổ trong cuộc sống.
  • Sự sẻ chia rất cần thiết và quan trọng trong cuộc sống.

* Sự cần thiết phải biết sống sẻ chia:

  • Sự sẻ chia giúp thu ngắn khoảng cách giữa người với người, giúp người gần người hơn, tạo nên tình yêu thương bền chặt trong các mối quan hệ.
  • Sự sẻ chia giúp con người dễ dàng vượt qua những trở ngại về mặt tâm lý, những khó khăn trên bước đường tương lai phía trước, tiếp thêm sức mạnh để con người đối diện và giải quyết vấn đề.
  • Sự sẻ chia giúp con người học cách quan tâm đến người khác, sống bao dung và tích cực hơn trong cuộc đời.
  • Sự sẻ chia giúp con người nhận ra những giá trị tốt đẹp trong cuộc đời, biết trân trọng cuộc sống, trân trọng những người thân yêu xung quanh mình.
  • Sự sẻ chia đôi khi khiến con người nhận ra những giá trị khuất lấp mà xưa nay chưa từng thấy ở con người.

* Bàn luận:

  • Phê phán, lên án những người chỉ biết sống cho bản thân, ích kỉ, không biết chia sẻ.
  • Học cách quan tâm, chia sẻ với người khác nhưng cũng cần sáng suốt chỉ ra những mặt bất cập để cùng nhau tốt lên. Cần phân biệt rõ ràng giữa sự chia sẻ và hùa theo một cách mù quáng.

Câu 2:

Cách giải:

1. Mở bài:

  • Giới thiệu tác giả Y Phương, tác phẩm nói với con.
  • Giới thiệu khái quát nội dung vấn đề: Tình yêu thương của cha mẹ và sự đùm bọc của quê hương với con trong đoạn trích thơ.

2. Thân bài:

a. Tình yêu thương của cha mẹ với con

– Cội nguồn sinh thành, nuôi dưỡng con trước hết là gia đình:

“Chân phải bước tới cha
Hai bước tới tiếng cười”

  • Những hình ảnh thơ giàu giá trị tạo hình: “chân phải chân trái một bước/ hai bước” đã khắc họa những bước chân trẻ thơ chập chững, non nớt. Đó là ha con với những bước đi đầu tiên trong cuộc đời.
  • Thủ pháp liệt kê “tiếng nói cười”, “tới cha mẹ” gợi nhớ em bé đang tuổi tập nói, tập đi, gợi không khí gia đình ấm áp, yêu thương. Qua đó, ta cũng cảm nhận được ánh mắt dõi theo, khích lệ và vòng tay đón đợi, sẵn sàng nâng đỡ con của người cha, người mẹ.

=> Qua lối miêu tả giản dị, người cha nói với con: gia đình chính là cội nguồn tinh thần, nuôi dưỡng con, là cái nôi cho con những yêu thương, ấm áp đầu đời.

=> Đoạn thơ còn mang ý nghĩa khái quát: Con phải học nói, học đi, để khôn lớn trưởng thành. Trên hành trình ấy, sự vững vàng “một bước/ hai bước”, sự hiểu biết tiếng nói/cười” đều có được do công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Vì thế, con không được phép quên công lao của mẹ cha.

b. Sự đùm bọc của quê hương đối với con:

– Cội nguồn sinh thành, nuôi dưỡng con còn là quê hương:

“Người đồng mình yêu lắm con ơi …
Con đường cho những tấm lòng”

  • “Người đồng mình”, cuộc sống lao động, nếp sinh hoạt hàng ngày và không gian sống: cánh rừng, con đường về nhà, về bản => mang đến tình yêu quê hương xứ sở.
  • Những hình ảnh giàu sức gợi: “đan lờ cài nan hoa” vừa tả thực công cụ lao động được trang trí đẹp đẽ, vừa gợi đôi bàn tay cần cù, khéo léo, tài hoa và óc sáng tạo của con người. “Vách nhà ken câu hát”: tả thực sinh hoạt văn hóa của người đồng mình, tả cảnh hát cho nhau nghe tràn đêm, suốt sáng khiến vách nhà như được ken dày những câu hát say sưa, tinh tế, gợi tâm hồn tinh tế, phong phú, tràn đầy lạc quan của người đồng mình.
  • Thủ pháp nhân hóa: rừng cho hoa” là vẻ đẹp của thiên nhiên, cũng là niềm vui, hạnh phúc mà quê hương ban tặng, qua đó ngợi ca sự giàu có và hào phóng của thiên nhiên quê hương. “Con đường cho những tấm lòng” gợi được tình cảm gắn bó, keo sơn thắm thiết của người đồng mình với căn nhà, với làng bản; gợi những bàn chân, những tấm lòng trở về với quê hương, xứ sở.

=> Cùng với gia đình, truyền thống văn hóa, nghĩa tình quê hương đã nuôi dưỡng con khôn lớn, trưởng thành.

– Con còn lớn khôn từ những kỉ niệm êm đềm, hạnh phúc nhất của cha mẹ: “Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”

  • “Ngày cưới” – “ngày đẹp nhất”; vì cha mẹ không chỉ tìm thấy nhau mà còn gắn bó khăng khít; là ngày minh chứng cho tình yêu, hạnh phúc; là hình ảnh của một gia đình đầm ấp, yêu thương.
  • Từ đó, con được sinh ra, lớn lên trong những điều kì diệu nhất, đẹp đẽ nhất trong đời. Con là quả ngọt của tình yêu của cha mẹ, là hạnh phúc của gia đình.

3. Kết bài: Khái quát lại nội dung bài viết, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật.

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Hậu Giang 2022 – 2023

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Hậu Giang 2022

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button